7 bước hiệu quả để xây dựng thương hiệu với ngân sách hợp lý – Phần 1

Trong thế giới tiếp thị, cụm từ “thương hiệu” được sử dụng rất nhiều – thương hiệu hàng đầu, thương hiệu cá nhân, nhận diện thương hiệu, v.v. Tuy nhiên, lại có rất nhiều tranh cãi xung quanh ý nghĩa của cụm từ này trong kinh doanh, trong đó phổ biến nhất là: xây dựng thương hiệu tốn rất nhiều chi phí. Liệu điều này có chính xác?

Xây dựng thương hiệu là một phần quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp. Đó là nền tảng giúp người tiêu dùng nhận thức và nhớ tới tiếng nói, bản sắc, giá trị và nhận thức của thương hiệu. Và nhờ có sự hỗ trợ của rất nhiều nguồn lực, công cụ và nền tảng đa dạng như hiện nay, việc xây dựng thương hiệu có thể không quá tốn kém như lời đồn.

Trong nội dung về chủ đề này, chúng tôi sẽ chia sẻ bảy bước với hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp có thể bắt tay ngay vào việc xây dựng thương hiệu của mình. Đặc biệt, doanh nghiệp không cần phải tiêu tốn quá nhiều ngân sách để phát triển và duy trì hình ảnh thương hiệu, bởi, trên thực tế, chúng ta có thể hoàn thành hầu hết các mẹo này mà không quá tốn tiền.

Đặc biệt, điều quan trọng nhất cần ghi nhớ khi xây dựng thương hiệu là luôn đặt khách hàng luôn ở vị trí đầu tiên trong tâm trí trong quá trình truyền tải thông điệp hỗ trợ sứ mệnh của doanh nghiệp.

Chân dung khách hàng mục tiêu

Chân dung khách hàng mục tiêu

1. Xây dựng personas để hiểu khách hàng mục tiêu

Có lẽ bạn đã từng nghe: càng hiểu khách hàng, bạn càng có cơ hội sáng tạo ra các thông điệp tiếp thị dễ tiếp cận họ. Một cách hiệu quả để hiểu rõ về khách hàng mục tiêu chính là xây dựng persona – chân dung khách hàng với các giá trị và đặc điểm cụ thể.

Personas đồng thời cũng giúp phác thảo những thách thức, vấn đề mà khách hàng đang gặp phải và giúp sáng tỏ vai trò của thương hiệu trong việc giải quyết vấn đề của họ. Dưới đây là một ví dụ về buyer persona mang tên Marketing Macy được cụ thể các yếu tố về nhân khẩu học như tuổi tác, trình độ học vấn, v.v:

Nhu cầu, mục tiêu và hành vi của khách hàng tiềm năng sẽ giúp chỉ ra cách thương hiệu truyền đạt sản phẩm, dịch vụ trọn vẹn nhất. Vì vậy, đối với Macy, định hướng sẽ là tập trung vào chiến lược B2B phục vụ cho mục tiêu phát triển danh sách khách hàng mục tiêu và xây dựng thương hiệu.

Hiểu những mục tiêu đó sẽ giúp xác định chính xác hơn kênh truyền thông nào mà personas đang tiếp cận thông tin, điều gì thúc đẩy họ đưa ra quyết định. Những thông tin này cho phép phát triển một thương hiệu hoạt động hiệu quả và tiếp cận đúng tập khách hàng tiềm năng.

Bản sắc và tiếng nói thương hiệu

Bản sắc và tiếng nói thương hiệu

2. Phát triển bản sắc và tiếng nói riêng cho thương hiệu

Sau khi đã xây dựng chân dung personas, thương hiệu nên bắt tay ngay vào việc định vị: cụ thể hơn về bộ nhận diện thương hiệu với logo, slogan, bao bì, hoạt động của sản phẩm hoặc dịch vụ và đặc biệt tông giọng mình sẽ sử dụng trong bất kỳ giao tiếp với công chúng mục tiêu.

Trong đó, việc phát triển tiếng nói và bản sắc thương hiệu cũng tương tự như việc xây dựng personas. Nhưng thay vì trả lời các câu hỏi về đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp nên tập trung trả lời các câu hỏi có nội dung sâu hơn và liên quan nhiều hơn tới thương hiệu: Giá trị mà công ty đang hướng tới là gì, chúng đại diện cho điều gì và bạn muốn mọi người nói về mình như thế nào?

Đồng thời, trong khi trả lời những câu hỏi này, hãy tập trung sáng tạo những nội dung hỗ trợ. Điều chỉnh thông điệp trên các email, bài blog, bài đăng trên mạng xã hội cũng như cần nhất quán trong việc chia sẻ sứ mệnh, giá trị của công ty và cách bạn muốn xuất hiện trước khách hàng trên tất cả các nền tảng.

Ví dụ: nếu một trong những giá trị của bạn là sao cho khách hàng dễ tiếp cận thì hãy chia sẻ thông tin liên hệ và thời gian hỗ trợ trên các mạng xã hội và chứng minh bằng cách nhanh chóng phản hồi các câu hỏi về dịch vụ trong phần bình luận.

Đồng thời, cần có chiến lược phát triển tiếng nói thương hiệu thông qua những nội dung đó. Ngôn ngữ giao tiếp thông thường để khách hàng dễ tiếp cận hay chia sẻ theo quan điểm kỹ thuật sẽ được sử dụng trong tình huống này?

Đặc biệt hơn, nếu ngay từ đầu bạn chưa chú ý tới việc này, thì ở bất cứ giai đoạn nào, việc thiết lập tiếng nói thương hiệu mạnh mẽ hơn vẫn có thể đem đến nhiều giá trị. Chỉ cần lấy ví dụ về hệ điều hành Android: năm 2019 đã tung ra một mẫu logo hoàn toàn mới, với thiết kế gọn gàng và hiện đại hơn hẳn:

Logo của Android

Logo của Android

Logo mới này xuất phát từ nhu cầu thay đổi về đối tượng khách hàng mục tiêu. Ban đầu, đối tượng mục tiêu của Android là các nhà phát triển phần mềm nhưng theo thời gian, thương hiệu này đã điều chỉnh để hướng tới người tiêu dùng hơn.

3. Hiện diện nhất quán trên các nền tảng truyền thông xã hội

Chúng ta đã biết personas của mình là ai và cũng đã có một số ý tưởng về nội dung, khả năng sáng tạo những thông điệp gắn kết. Nhưng họ hiện diện ở những đâu?

Từ chân dung personas chúng ta đã có một bức tranh rõ ràng về những gì khách hàng mục tiêu quan tâm, bước tiếp theo hãy tìm ra nơi họ hiện diện lâu nhất trên mạng xã hội. Chúng tôi đã nói về hiệu quả của việc tiếp cận đúng người tại những nơi mà họ đang hiện diện, bao gồm cả hành vi trực tuyến của họ.

Hiện diện nhất quán trên các nền tảng mạng xã hội

Hiện diện nhất quán trên các nền tảng mạng xã hội

Đừng lo lắng, hãy kiểm tra các đối thủ cạnh tranh xem nơi nào họ hoạt động nhiều nhất (và cách sử dụng ngôn ngữ của họ có thể hoặc không thể kết nối với khán giả).

Ngoài ra, hãy xem cách khách hàng mục tiêu của mình tương tác trên mạng xã hội. Chẳng hạn, tỷ lệ nam và nữ sử dụng Facebook cao nhất nằm trong độ tuổi từ 24 đến 35. Vì vậy, nếu personas của mình cũng nằm trong độ tuổi này, hãy tập trung chiến lược định vị thương hiệu ở trên Facebook.

Nếu phần lớn khán giả chủ yếu xuất hiện trên một mạng xã hội thì chắc chắn bạn cũng đã có ý tưởng để phân bổ tài nguyên của mình sao cho hiệu quả. Tuy nhiên, đừng bỏ qua các website khác. Khi hiện diện trên nhiều nền tảng, bạn sẽ càng có cơ hội đa dạng hóa cách tiếp cận khách hàng mục tiêu về phương thức và kênh để có thêm nhiều khách hàng tiềm năng, từ đó mở rộng cơ hội kết nối với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng thảo luận về những cách làm cụ thể hơn để giúp thương hiệu có thể nhanh chóng hiện diện trong tâm trí khách hàng, từ đó từng bước vươn lên trở thành Top of mind trong các lĩnh vực với mức kinh phí vừa phải. Hãy cùng đón đọc nhé!

Theo Amanda Zantal-Wiener

Bài liên quan:

Share this

June 10, 2020 - Marketing