Kinh doanh trực tuyến tuy mang đến rất nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng tồn tại nhiều khó khăn, thách thức, có thể ảnh hưởng tới hình ảnh doanh nghiệp cũng như lợi nhuận kinh doanh của bạn. Dưới đây là 7 sai lầm mà bạn nên tránh nếu muốn nâng cao doanh thu bán hàng online:
Điều 1: Không thường xuyên chăm chút hình ảnh
Cho dù sản phẩm của bạn có tốt đến đâu, khách sẽ không ở lại trên site đủ lâu để tiến hành mua bán nếu hình ảnh minh họa lỗi thời, kém hấp dẫn. Vì vậy, hãy luôn bảo đảm website của bạn tươi mới, nhiều hình ảnh đẹp để có thể nhận được nhiều sự chú ý từ phía khách hàng. Bạn cũng nên chú trọng đến màu sắc hình ảnh, phải sáng và rõ nét, đồng thời sản phẩm nên được minh họa dưới nhiều góc độ và có thể phóng to vào từng chi tiết. Bạn có thể học tập các website lớn khác cách họ trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
Điều 2: Thiết kế nghèo nàn
Ngày nay, việc tạo một website bạn có thể tự thực hiện một cách dễ dàng hoặc đơn giản hơn thông qua thuê bộ phận chuyên thiết kế website. Khi thiết kế, chú ý giảm thiểu tối đa việc khách hàng phải sử dụng nút quay lại nhiều cũng như không phải click nhiều lần để có thể kiểm tra hàng và tiến hành thanh toán. Bạn cũng nên nhớ rằng trang giới thiệu về sản phẩm phải cung cấp đủ thông tin mà khách hàng muốn tìm kiếm; đồng thời những thông tin đó phải được bố trí hợp lí, dễ tiếp cận. Bạn có thể tham khảo thêm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ý kiến của họ về website của bạn. Từ đó, đưa ra hướng cải thiện cho website của bạn thu hút và thân thiện với người dùng hơn.
Điều 3: Tốc độ tải trang chậm
Những hình ảnh minh họa có thể làm cho website của bạn lung linh hơn, nhưng cũng có thể làm giảm tốc độ tải trang. Vì vậy, bạn nên chú tới việc sử dụng hình ảnh khi thiết kế, ưu tiên lựa chọn những hình ảnh không làm chậm tốc độ tải trang, đặc biệt là tránh sử dụng những hình ảnh kích cỡ lớn ở trang chủ. Những khách hàng tiềm năng có thể mất kiên nhẫn tìm hiểu sản phẩm của bạn khi tốc độ tải trang quá chậm.
Điều 4: Cản trở khách hàng mua sắm
Đừng tạo ra những yêu cầu bắt buộc mà khách hàng phải thực hiện để có thể tiến hành mua sản phẩm hoặc đơn thuần là chuyển sang trang khác. Khi thương mại điện tử còn mới phát triển, nhiều nhãn hiệu lớn đã yêu cầu khách hàng của mình phải tạo tài khoản thì mới bỏ sản phẩm vào giỏ hàng được nhưng lý thuyết này đã không còn đúng trong thời đại ngày nay. Bạn nên cho phép khách của mình mua hàng dưới danh nghĩa khách mua hàng bình thưởng rồi hãy đưa ra lý do thuyết phục họ đăng ký tài khoản để nhận được nhiều lợi ích khác.
Điều 5: Không chăm sóc khách hàng tốt
Điều hiển nhiên là bạn sẽ đưa ra thông tin về chính sách mua hàng của bạn bao gồm việc trả lại, thanh toán, vận chuyển và giao hàng ở những vị trí mà khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy nhất. Nhưng cũng đừng quên việc đưa ra những cách thức mà khách hàng có thể dễ dàng liên lạc với bạn. Phần mềm chat trực tuyến là một gợi ý tốt cho website của bạn.
Điều 6: Website không đáng tin cậy
Khách hàng của bạn đôi khi chưa thực sự tin tưởng vào website cũng như công việc kinh doanh của bạn nếu như bạn không thể hiện ra. Tăng cường đưa ra những phản hồi, nhận xét tích cực của khách hàng về sản phẩm của bạn. Đồng thời cũng đưa ra cam kết rõ ràng rằng bạn sẽ không để tiết lộ thông tin của khách hàng dù bất kì giá nào. Họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi tiến hành mua bán online trên website của bạn.
Điều 7: Không quan tâm đến mạng xã hội
Trong thời đại ngày nay, bạn không thể thành công với công việc kinh doanh online nếu không áp dụng bất kì một chiến dịch liên quan tới mạng xã hội nào. Kết nối với khách hàng qua mạng xã hội có thể giúp họ nhận thức rõ về thương hiệu đồng thời chứng minh bạn là một đối tác đáng tin cậy. Đồng thời tương tác qua mạng xã hội cũng làm cho khách hàng thoải mái hơn, đôi khi họ còn có thể tiến hành mua sản phẩm ngay trên mạng xã hội.
Tôi hi vọng với việc tránh sa vào những sai lầm trên cùng với tinh thần cố gắng xây dựng một website thân thiện, dễ dàng thu hút và tương tác tốt với người dùng, công việc kinh doanh online của bạn sẽ thành công hơn bao giờ hết.