Bán hàng đa kênh là gì? Mô hình triển khai tốt nhất hiện nay của doanh nghiệp

Bán hàng đa kênh trở thành cuộc đua doanh số của nhiều doanh nghiệp. Thực tế nhiều doanh nghiệp cũng thừa nhận rằng, bán hàng đa kênh không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giúp tăng doanh số gấp nhiều lần. Đặc biệt, bán hàng đa kênh còn mang lại cho người dùng nhiều trải nghiệm tốt về thông tin qua nhiều hình thức. 

Trước đây, hình thức bán hàng đơn thuần chỉ là trưng bày sản phẩm tại cửa hàng. Khách hàng tới, tìm sản phẩm, hỏi thông tin, xem giá rồi mua. Trải qua nhiều sự chuyển đổi công nghệ số là thay đổi mô hình kinh doanh. Thay vì mở cửa hàng, doanh nghiệp có thể kết hợp với các hình thức bán hàng từ nhiều hình thức khác để mang lại nhiều giá trị hơn. Theo kết quả nghiên cứu thực tế người mua sắm, có tới: 

  • 20% là người mua sắm tại cửa hàng.
  • 7% là những người chỉ mua sắm trực tuyến.
  • 73% đã sử dụng nhiều kênh.

Bán hàng đa kênh là gì? 

Bán hàng đa kênh là hình thức bán hàng thông qua Website và Mạng xã hội như Fanpage, Zalo OA,….

Bán hàng đa kênh thu hút nhiều khách hàng tiềm năng

Bán hàng đa kênh thu hút nhiều khách hàng tiềm năng

Hoạt động bán hàng đa kênh tập trung dữ liệu của khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm nhất quán  và xuyên suốt. Nhờ đó, việc tiếp cận thu hút khách hàng không bị gián đoạn. Với mô hình này, doanh nghiệp có thể tận dụng hiệu ứng công nghệ để tiếp cận và thu hút nhiều khách hàng thông qua các hình thức khác nhau. 

Bán hàng đa kênh có 2 dạng: Multi Channel và Omni Channel. Tùy vào nhu cầu và chiến lược, các doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức phù hợp để đạt doanh số đặt ra.

Bán hàng đa kênh Multi-channel 

Multichannel là mô hình bán hàng thông qua nhiều kênh khác nhau bao gồm cả Online và Offline. Trong đó, 5 kênh bán hàng phổ biến nhất là: 

 

  • POS: Các cửa hàng bán lẻ.
  • Mạng xã hội: Facebook, Twitter, Zalo,…
  • Website: Xây dựng trang Website doanh nghiệp trên Google.
  • Ứng dụng di động: Bán hàng trực tuyến trên ứng dụng.
  • Affiliate: Bán hàng qua đội ngũ cộng tác viên.

 

Ngoài ra, Multi-channel có đặc điểm mỗi kênh bán hàng sẽ có quản lý tách biệt khiến mô hình không có sự liên kết với nhau. Điều này gây ra tình trạng không đồng nhất về thông tin mỗi khi có sự thay đổi. Ngoài ra, cần nhiều chi phí và nhân sự để vận hành hệ thống.

Bán hàng đa kênh hình thức Omni channel

Omni channel về cơ bản giống với Multi-channel đều bán hàng đa kênh bao gồm Website, mạng xã hội, điểm bán lẻ, Affiliate,… Nhưng có điểm khác biệt là Omni channel tập trung dữ liệu khách hàng và có sự gắn kết chặt chẽ trong hệ thống vận hành. Tất cả các thông tin sản phẩm ở các kênh được đồng bộ, điều này mang tới cho khách hàng trải nghiệm đa kênh tốt, giúp việc quản lý và thu hút khách hàng trở nên đơn giản.

Đặc biệt, Omni channel tạo nên hành trình mua hàng xuyên suốt cho khách hàng bằng việc nhắc nhở. Ví dụ: Ngày hôm qua bạn xem một chiếc váy trên trang Fanpage, nhưng không mua vì một lý do nào đó. Hôm nay, khi bạn lướt Facebook, trên news feed sẽ xuất hiện nhiều quảng cáo về chiếc váy mà bạn từng xem đó. Đây không phải là sự tình cờ mà là chủ đích của hình hình thức Omnichannel mang lại cho khách hàng một trải nghiệm xuyên suốt. Đồng thời, sự nhắc nhở này giúp gia tăng quyết định mua sản phẩm của khách hàng. 

Thế mạnh của bán hàng đa kênh với doanh nghiệp

Bán hàng đa kênh phát triển không đơn giản chỉ là kết quả của chuyển đổi số. Thực tế, nhiều doanh nghiệp lựa chọn mô hình bán hàng đa kênh bởi mang lại nguồn lợi nhuận cao hơn phương thức kinh doanh thông thường. 

Giữ chân khách hàng tốt hơn

Việc nhắc nhở khách hàng về sản phẩm từng xem cũng là một hình thức thu hút khách hàng với cửa hàng của mình. Ngoài ra, bán hàng đa kênh có thể giữ chân khách hàng thông qua nhiều kênh khác khau có thể là Website, Facebook, Zalo OA,…

Bán hàng đa kênh mang lại nhiều lợi nhuận

Bán hàng đa kênh mang lại nhiều lợi nhuận

Đặc biệt bán hàng đa kênh kết hợp với hoạt động Marketing tốt xây dựng hình ảnh xuyết suốt và nhiều điểm chạm càng gia tăng niềm tin của khách hàng. Ví dụ bạn tìm một sản phẩm chiếc đồng hồ mình thích, khi lướt tìm kiếm trên Google, Website, Facebook cũng thấy xuất hiện thương hiệu của bạn,… Điều này sẽ gây ấn tượng mạnh về thương hiệu của bạn và dẫn dắt khách hàng sớm đưa ra quyết định chốt đơn hàng. 

Tăng độ nhận diện thương hiệu

Bán hàng đa kênh là cách giúp doanh nghiệp tăng tốc độ phủ sóng thương hiệu, lan tỏa trên các kênh tương tác để nhiều khách hàng biết tới. Bởi, nếu bạn chỉ kinh doanh truyền thống thì marketing thương hiệu chỉ dừng lại ở mức độ qua kênh báo chí, sự kiện, tờ rơi,… Nhưng nếu bán hàng ở nhiều kênh online Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo…), thì độ phủ sóng rộng rãi và đa dạng hơn. Chiến dịch quảng cáo của bạn tốt sẽ làm khách hàng càng dễ dàng nhận diện thương hiệu và tin tưởng vào sản phẩm của bạn. 

Bán hàng đa kênh tăng doanh thu

Xây dựng hệ thống bán hàng đa kênh tăng tương hiệu, tăng nhận diện mục đích cuối cùng của doanh nghiệp mang lại thật nhiều lợi nhuận từ việc bán hàng. Mỗi kênh bán hàng sẽ có những đặc thù riêng, việc triển khai bán hàng ở nhiều kênh khác nhau sẽ giúp bạn tận dụng thế mạnh từng kênh để tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng. Nhờ đó đó tăng doanh thu và lợi nhuận so hơn nhiều lần với việc chỉ bán hàng trên một kênh.

Giảm rủi ro hơn so với việc phụ thuộc vào một kênh

Nguyên tắc kinh doanh nói chung là “không bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ”. Việc tập trung kinh doanh ở một kênh duy nhất chính là việc cho hết trứng vào một giỏ, nếu trong trường hợp không thuận lợi sẽ mất hết số trứng đó. Nhưng nếu chia đều ra các giỏ, kinh doanh ở nhiều kênh khác nhau nếu có gặp thiệt hại vào một kênh bất kỳ nào thì doanh nghiệp vẫn còn các các kênh khác duy trì doanh số, nguồn vốn cho doanh nghiệp tiếp tục phát triển. 

Khách hàng chính là tài sản. Mở rộng hình thức kinh doanh chính là thêm những cơ hội để doanh nghiệp có nhiều khách hàng tiềm năng. Chính bởi vậy mà mô hình bán hàng đa kênh đã trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay và sẽ được đẩy mạnh hơn trong tương lai. 

Share this

October 21, 2022 - Marketing