Campaign Marketing là gì? Cách tạo chiến dịch tiếp thị hiệu quả

Campaign Marketing (chiến dịch marketing) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Trong mỗi Campaign Marketing đề có mục tiêu chung là khách hàng và hướng tới sự cạnh tranh với đối thủ. Vậy campaign marketing là gì và thế nào là cách sử dụng chính xác?

Campaign marketing là gì?

Campaign Marketing được dịch là chiến dịch tiếp thị, tức các hoạt động nhằm tới quảng bá thương hiệu, sản phẩm tới khách hàng. Mục đích lan truyền rộng rãi thông qua nhiều phương tiện khác nhau, tiếp cận và thu hút nhiều khách hàng. Chiến dịch marketing rất quan trọng bởi quyết định tới sự thành công của cả một nhãn hàng/thương hiệu/doanh nghiệp. 

Campaign marketing là gì?

Campaign marketing là gì?

Ngoài ra, Campaign Marketing còn hướng tới mức độ nhận diện thương hiệu. Một Campaign Marketing thành công sẽ mang lại do doanh nghiệp lượng lớn khách hàng. Thậm chí, với sức mạnh của mạng xã hội, rất có thể campaign đã trở nên “viral”.

Các loại Campaign Marketing thường gặp như: 

  • Digital Marketing Campaign: Cách thức phát triển trên nền tảng trực tuyến qua nhiều kênh như Website, Zalo, Fanpage,.. từ đó xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm tạo ra doanh số. 
  • TVC Campaign (Television Commercials): Dạng quảng cáo bằng video hoặc hình ảnh tương tác trực tiếp cho sự kiện hoặc sản phẩm của một nhãn hàng. 
  • Influencer Marketing Campaign: Có sự tham gia của người nổi tiếng, KOL tạo hiệu ứng từ người hâm mộ trên các nền tảng như Facebook, Instagram.
  • Seasonal Push campaign: Loại chiến dịch quảng bá sản phẩm hoặc thương hiệu vào từng mùa, mùa lễ hội trong năm, hoặc các dịp sale lớn (như Black Friday). Đây là cách các thương hiệu tận dụng thời điểm người dùng có nhu cầu mua bán cao, từ đó kích cầu mua sắm.
  • Sponsored marketing campaign: Được thực hiện do một doanh nghiệp tài trợ sự kiện, báo chí, music video, v.v. để quảng bá cho thương hiệu quả mình. 
  • Digital Ads Campaign: Chiến dịch bỏ phí để quảng cáo theo lượt hiển thị, từ đó thu về lượt click và lượt xem để bán một dịch vụ và sản phẩm nhất định. Bạn có thể thấy hình thức này qua các Facebook ads, Instagram và Zalo ads.
  • Traditional Marketing Campaign: Quảng bá thương hiệu trên sách báo, bảng tin, đài phát thanh, và hơn thế nữa. Các dạng quảng cáo này thường được áp dụng bởi các công ty có mức chi vừa phải và hướng đến đối tượng người dùng trong khu vực gần.

Tùy từng mục tiêu chiến lược và ngân sách, doanh nghiệp sẽ lựa chọn một hoặc nhiều loại hình chiến dịch tiếp thị để tiếp cận khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm ở đây là sau khi quá trình thực hiện các chiến dịch này nếu doanh nghiệp không có kế hoạch quản lý hiệu quả sẽ rất khó đánh giá được chất lượng của từng Campaign và tư vấn mang lại hiệu quả chuyển đổi hiệu quả. 

Subiz – giải pháp Cloud CRM thế hệ mới giúp bạn quản lý khách hàng hiệu quả. Mọi tương tác từ nhiều điểm chạm sẽ được tập trung trên Dashboard Subiz giúp bạn nhanh chóng phản hồi khi khách hàng chat/gọi điện tới. Hơn vậy kết hợp với Google Analytics giúp bạn thống kê chi tiết hiệu của của từng chiến dịch. 

Các bước xây dựng Campaign Marketing hiệu quả

Để xây dựng một chiến dịch Campaign Marketing không đơn giản. Quá trình đòi hỏi có sự đầu tư về thời gian, nghiên cứu thị thường, đối tượng. Về cơ bản sẽ bao gồm các bước sau: 

Xác định mức độ phù hợp của chiến dịch và kế hoạch tổng thể. 

Bước quan trọng đầu tiên  trong việc xây dựng chiến dịch tiếp thị là chọn ra chiến dịch phù hợp với kế hoạch và mục tiêu lớn nhất.

Xác định thị trường mục tiêu tạo chiến dịch tiếp thị hiệu quả

Xác định thị trường mục tiêu tạo chiến dịch tiếp thị hiệu quả

Để làm được điều đó cần phải cân nhắc các yếu tố như: 

  • Thị trường mục tiêu
  • Đối tượng khách hàng
  • Cách truyền tải thông điệp quảng bá

Đặt ra KPI và mục tiêu cho chiến dịch

Trước khi bước vào chiến dịch bạn cần phải đề ra được mức độ hiệu quả sau khi hoành thành chiến dịch sẽ như thế nào. Hãy liệt kê ra các tham số, chẳng hạn như thời gian, mức độ tiếp cận, tài chính, lợi nhuận và doanh thu sau chiến dịch, v.v.

Quyết định ngân sách cho marketing campaign

Ngân sách và marketing campaign cần tỷ lệ tương xứng nhau mới mang lại hiệu quả tốt. Một chiến dịch tiếp thị lớn nhưng ngân sách có hạn thì sẽ khó mang lại hiệu quả tốt. Một ngân sách lớn nhưng chiến dịch tiếp thị nhỏ thì đó là một sự lãng phí. 

Doanh nghiệp không nhất thiết phải luôn có mức ngân sách cao ngất ngưởng cho một chiến dịch tiếp thị. Điều cần thiết là phải biết lên kế hoạch và quản lý chi tiêu chặt chẽ để không bị vượt quá mức ngân sách đã đề ra.

Lựa chọn kênh truyền thông

Có nhiều nền tảng để tiếp thị khách hàng, lúc này bạn cần lựa chọn phù hợp. Bởi từng loại sản phẩm sẽ cần đến kênh tiếp thị nhất định để bạn có thể có được hiệu quả cao nhất.

Kết quả nghiên cứu của eMarketer, 59% marketer nhận định social media marketing là công cụ truyền thông hiệu quả. Bởi sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội trở thành tâm điểm của nhiều người, đặc biệt là thế hệ Gen Z. Bạn có thể sử dụng nền tảng TikTok hoặc Instagram với những sản phẩm hướng tới giới trẻ. Đối với đối tượng có độ tuổi cao hơn như Millennials, Gen X, bạn có thể xem xét đến quảng cáo TVC.

Tạo timeline cho chiến dịch

Đừng quên tạo mốc thời gian cho chiến dịch. Tất nhiên khi đề ra được thời gian hoàn thành bạn cần xác định được những việc cần thực hiện trong thời gian đó. Dù việc xây dựng timeline không quá phức tạp, nhưng đây là một trong những yếu tố quyết định chiến lược của bạn có thành công hay không.

Khi bắt đầu chiến dịch, bạn cần theo sát các deadline và công việc đã đặt ra để thực hiện đúng các mục tiêu. 

Đo lường kết quả

Là điều tất yếu khi xây dựng chiến dịch marketing, đừng quên thường xuyên đo lường bằng cách so sánh kết quả thực với kế hoạch đã dự kiến.

Công thức để đo lường độ hiệu quả của chiến dịch marketing là: Hiệu quả = Những gì sẽ đạt được + thời gian chạy chiến dịch tiếp thị.

Subiz sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả chi tiết cho từng chiến dịch đề ra. Hơn vậy bạn có thể biết được thống kê chi tiết người dùng, hội thoại, doanh số, hiệu quả theo từng giai đoạn.

Campaign Marketing là một “đòn bẩy” để doanh nghiệp tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Tuy nhiên không phải chiến dịch nào cũng thành công. Thành công của một chiến dịch cốt lõi nằm ở ý tưởng và nhận định sản phẩm/khách hàng. Do vậy khi thực hiện một Campaign Marketing bạn hãy dành đầu tư thời gian nghiên cứu thị trường/sản phẩm để đảm bảo tạo ra một chiến dịch hiệu quả, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. 

KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Thị trường mục tiêu là gì: Nơi mà doanh nghiệp dồn nguồn lực để tiếp thị, truyền thông hàng hoá dịch vụ.
2. Kênh truyền thông là gì: Con đường để doanh nghiệp gửi thông điệp quảng bá sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng mục tiêu.
3. Khách hàng mục tiêu là gì: Đối tượng có nhu cầu, quan tâm tới sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang hướng tới.

Share this

May 25, 2023 - Marketing