Đồng thời, những chia sẻ dưới đây cũng đặc biệt phù hợp nếu: kỹ thuật SEO trên trang hiện tại của thương hiệu đã lỗi thời hoặc không mang lại kết quả; thương hiệu vừa tạo một trang web mới và cần có thêm gợi ý về chiến lược SEO trên trang.
SEO on-page là gì?
Định nghĩa về SEO on-page/ SEO trên trang khá dễ hiểu. SEO trên trang bao gồm bất kỳ một chiến lược nào thực hiện trên website của doanh nghiệp. Những chiến lược này có thể là:
- Tối ưu URL
- Tối ưu tiêu đề và thẻ meta
- Tối ưu từ khóa
- Tối ưu tốc độ trang web
- Liên kết nội bộ
SEO on-page cũng khác với SEO off-page – thực hiện các chiến lược xây dựng liên kết, giúp trang web xếp ở những thứ hạng tốt hơn trong công cụ tìm kiếm nhưng lại diễn ra bên ngoài trang web.
SEO on-page giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm bằng cách nào?
Thuật toán của Google sẽ quyết định nội dung hiển thị trong kết quả tìm kiếm của người dùng theo các truy vấn khác nhau. Việc tuân theo các nguyên tắc xây dựng trang web và nội dung phù hợp với các thuật toán sẽ giúp thương hiệu cải thiện thứ hạng tìm kiếm của mình.
Không những thế, thuật toán của Google xếp hạng nội dung dựa trên mức độ liên quan và phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng. Vì vậy, việc tối ưu từ khóa trong chiến lược SEO on-page sẽ giúp nội dung xuất hiện phù hợp hơn với người dùng. Chiến lược tối ưu hóa tiêu đề và thẻ meta cũng sẽ giúp nội dung xuất hiện tốt hơn trước những người đang cần tìm kiếm thông tin.
Chiến lược SEO trên trang sẽ bao gồm một số yếu tố không liên quan đến nội dung nhưng lại ảnh hưởng đến cách Google xếp hạng website, chẳng hạn như tốc độ tải trang. Đó là bởi Google muốn cung cấp cho người dùng trải nghiệm tốt nhất có thể khi đến một website và tốc độ trang web là một yếu tố quan trọng để đánh giá trải nghiệm người dùng.
Khi kết hợp các chiến lược SEO on-page, bạn sẽ thấy thứ hạng tìm kiếm được cải thiện đáng kể – đơn giản vì đáp ứng thuật toán của Google và cung cấp những nội dung mà người dùng đang quan tâm. Dưới đây là bảy lưu ý quan trọng để cải thiện thứ hạng tìm kiếm và tăng kết quả SEO qua các chiến lược tối ưu trên trang.
1. Tối ưu thẻ tiêu đề và thẻ meta
Thẻ tiêu đề và mô tả meta rất quan trọng. Có thể bạn nghĩ thẻ tiêu đề và mô tả meta bước đầu cung cấp cho người đọc ý tưởng hoặc tóm tắt chung nhất về nội dung nhưng đã khi nào bạn tự hỏi tại sao Google lại chú ý đến cả hai thẻ này?
Đó là bởi nếu như với người đọc, tiêu đề và mô tả meta cung cấp cho người đọc thông tin tóm tắt nhất về nội dung thì với Google, chúng cũng xác định mức độ liên quan giữa nội dung của bạn đối với tìm kiếm của người dùng.
Do đó, bạn nên tối ưu thẻ tiêu đề và thẻ mô tả meta của mình, bao gồm các từ khóa mục tiêu và đảm bảo rằng độ dài của chúng hoàn hảo cho các công cụ tìm kiếm. Nếu một trong hai yếu tố quá dài, nó có thể bị cắt trong các trang kết quả, dẫn tới cản trở người dùng có thể xem nội dung.
2. Tối ưu thẻ alt
Thẻ alt – thẻ hình ảnh sẽ cung cấp ngữ cảnh cho những người dùng không thể nhìn thấy hình ảnh trên trang web của bạn, đồng thời cũng cung cấp ngữ cảnh cho Google.
Vì Google không thể nhìn thấy hình ảnh, do đó, văn bản thay thế là cần thiết để giúp Google hiểu ngữ cảnh của hình ảnh và xác định xem chúng có liên quan đến nội dung hay không.
Việc tối ưu thẻ alt không chỉ quan trọng cho Google để hiểu hình ảnh mà việc cung cấp văn bản thay thế là một yếu tố quan trọng trong trải nghiệm người dùng. Thẻ alt sẽ cho người dùng biết hình ảnh của bạn là gì nếu hình ảnh không thể hiển thị chính xác, nhất là với những người đang sử dụng trình đọc màn hình.
3. Tối ưu các từ khóa phù hợp
Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để cải thiện SEO on-page thì việc tối ưu hóa từ khóa chắc chắn là không thể bỏ qua.
Từ khóa là một trong những tín hiệu lớn nhất cho Google hiểu rằng nội dung của bạn có liên quan, điều đó cũng đồng nghĩa, tối ưu hóa từ khóa cũng giúp thương hiệu cải thiện thứ hạng tìm kiếm. Trước khi viết nội dung, hãy đảm bảo nghiên cứu từ khóa đủ sâu và đủ rộng để quyết định chọn từ khóa có giá trị nhất.
Nếu đã viết nội dung và đang tìm cách cải thiện nỗ lực SEO trên trang bằng cách tối ưu từ khóa, bạn chỉ cần tìm cách kết hợp nhiều từ khóa có giá trị cao vào nội dung hiện có, có thể bằng cách:
- Thêm nội dung về một chủ đề có liên quan để nhắm mục tiêu từ khóa chất lượng cao
- Thay các từ khóa có giá trị thấp, từ khoá ngắn bằng những từ khóa có giá trị hơn
- Thêm từ khóa giá trị vào nội dung hiện có
4. Tạo nội dung
Cách duy nhất để hiển thị trong kết quả tìm kiếm là tạo nội dung. Điều quan trọng là phải lên lịch nội dung để theo đúng định hướng tạo cũng như nhất quán với việc triển khai nội dung.
Dưới đây là lý do tại sao nội dung rất quan trọng để tăng kết quả SEO:
- Google rất thích các trang web liên tục xuất bản nội dung mới
- Càng tạo nhiều nội dung, bạn càng có thể nhắm mục tiêu nhiều từ khóa hơn
- Càng cung cấp nhiều nội dung cho người dùng, thì họ càng có nhiều cơ hội tìm thấy bạn
- Càng tạo ra nhiều nội dung, bạn càng có thể khai thác lợi thế của nhiều nền tảng khác nhau
Nói về sự đa dạng của nội dung, bạn không chỉ cần gắn chặt với một định dạng nội dung. Trên thực tế, Google thích xem nhiều loại nội dung hấp dẫn người dùng theo những cách khác nhau. Chẳng hạn thay vì chỉ bằng văn bản, có thể thử:
- Video
- Infographic
- Podcast
- Hướng dẫn
Những loại nội dung khác nhau này có thể giúp bạn thu hút khán giả của mình theo những cách khác nhau và cũng cho phép dễ dàng chia sẻ nội dung trên các nền tảng khác nhau.
5. Tối ưu để tăng tốc độ tải trang
Tốc độ là tên của trò chơi khi nói đến cải thiện thứ hạng SEO. Tốc độ trang web là thứ mà người dùng đặc biệt khó tính và cũng dễ rời đi nhất, do tâm lý muốn “hài lòng tức thì”.
Bạn có biết rằng nếu trang web của bạn mất hơn ba giây để tải, người dùng có thể ngay lập tức rời đi không? Đây cũng chính là lý do tại sao phải có một website tải nhanh thì mới có thể giữ chân người dùng trên trang.
Tốc độ trang web ảnh hưởng đến SEO trên trang, cụ thể là bởi:
- Tốc độ trang web góp phần vào trải nghiệm người dùng. Nếu website mất nhiều thời gian để tải, Google sẽ không cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Trải nghiệm người dùng kém có thể ảnh hưởng đến SEO của bạn.
- Tốc độ trang web chậm có thể làm tăng tỷ lệ thoát, là số liệu đo lường phần trăm phiên trên một trang. Tỷ lệ thoát cao là một tín hiệu tiêu cực đối với Google.
Có một số cách đơn giản để cải thiện tốc độ trang của bạn, chẳng hạn như:
- Nén ảnh
- Loại bỏ mã không cần thiết
- Sử dụng bộ nhớ đệm của trình duyệt
- Cải thiện thời gian phản hồi của máy chủ
- Xóa JavaScript chặn hiển thị
6. Tạo một hồ sơ liên kết nội bộ mạnh mẽ
Liên kết nội bộ là khi nội dung của bạn liên kết đến các trang khác trên chính trang web của mình. Liên kết này giúp Google lập chỉ mục các trang của bạn nhanh hơn và điều hướng tốt hơn cho Google cũng như cho người dùng.
Người dùng có thể tìm thấy một trang trên trang web của bạn từ kết quả của công cụ tìm kiếm, nhưng do liên kết nội bộ, họ có thể kết thúc trên một trang khác của website.
Về lâu dài, dành thời gian để cải thiện cấu trúc liên kết nội bộ có thể giúp tăng các chỉ số như thời gian trên trang, số lượng trang được truy cập, v.v. – những chỉ số khá quan trọng để cải thiện thứ hạng từ khoá.
7. Trang web thân thiện với thiết bị di động
Với khoảng 2 tỷ người hiện đang truy cập Internet bằng điện thoại thông minh, một điều quan trọng là website phải được thiết kế thân thiện với thiết bị di động. Khi đó, bạn có thể yên tâm rằng bất kể mọi người sử dụng thiết bị nào để truy cập website của bạn, nó sẽ mang đến trải nghiệm hiệu quả như nhau.
Hy vọng qua những chia sẻ chi tiết ở trên, thương hiệu đã phần nào hình dung ra tầm quan trọng của việc tối ưu SEO on-page cũng như đã có cho mình một số gợi ý hiệu quả để điều chỉnh, bổ sung trong các chiến dịch SEO tới đây, nhất là trong thời điểm quan trọng phải cắt giảm ngân sách tiếp thị như hiện nay.
Theo Sam Selders
Bài liên quan: