Mô hình chiến lược Marketing 5.0 của các doanh nghiệp hiện nay
Marketing 5.0 là kết quả của ứng dụng công nghệ mô phỏng hành vi con người trong hành trình Marketing. Thành quả này được tạo dựng bởi công nghệ AI, NLP, cảm biến, robot, công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR), công nghệ thực tế ảo (VR), IoT, blockchain. Marketing 5.0 được phát triển trên tảng cũ chứ không thay thế hoàn toàn Marketing truyền thống. Sự phát triển tích cực này nhằm mục đích “chạm” tới khách hàng, tối ưu hóa chiến lược, tạo trải nghiệm người dùng.
Marketing 5.0 không quá đào sâu về về kỹ thuật mà chủ yếu tập trung góc độ chiến lược. Cốt lõi của Marketing 5.0 là sự kết hợp của Marketing 3.0 lấy con người làm trung tâm và Marketing 4.0 sử dụng công nghệ số tạo sự kết nối nhằm mục đích tạo ra giá trị cho hoạt động mua hàng.
Mô hình chiến lược Marketing 5.0 được tạo dựng bởi 5 yếu tố sau:
- Data – Driven Marketing (Tiếp thị dựa trên dữ liệu): Xây dựng chiến lượng Marketing hiệu quả thông qua hoạt động nghiên cứu cụ thể về sở thích, nhu cầu, độ tuổi, vị trí địa lý,… của khách hàng. Các doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến để nắm rõ được hành vi khách hàng như lượt tương tác trên website, trao đổi trên social media, mua hàng trên sàn thương mại điện tử,… từ đó xây dựng chiến lược tiếp cận đúng insight khách hàng.
- Agile Marketing (Tiếp thị linh hoạt): Doanh nghiệp kết hợp các phòng ban chức năng để nắm do được hành vi khách hàng, chủ động nghiên cứu thay đổi linh hoạt để thích nghi với biến động của thị trường. Marketing 5.0 đề cao việc thử – sai – sửa nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, tăng lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp phát triển nhanh.
- Predictive Marketing (Tiếp thị dự đoán): Trước khi tung ra bất kỳ sản phẩm hoặc chiến dịch nào các marketer sẽ phân tích và dự đoán về kết quả thu lại. Các dự đoán này dựa trên nền tảng công nghệ số, kết quả của các hoạt động và chiến dịch cũ, từ đó chủ động xử lý các tình huống, giảm thiệt hại xảy ra ở mức tối thiểu.
- Contextual Marketing (Tiếp thị tình huống): Hoạt động xây dựng nội dung, chạy quảng cáo tùy thuộc vào tình huống và đối tượng khách hàng. Các doanh nghiệp sẽ cân nhắc theo từng giai đoạn và xu thế sử dụng để đưa ra chiến dịch tiếp thị phù hợp, tạo hiệu ứng tốt.
- Augmented Marketing (Tiếp thị tăng cường): Doanh nghiệp sử dụng công nghệ kỹ thuật như chatbot để hỗ trợ con người tăng cường tương tác và trải nghiệm khách hàng.
Tất cả 4 yếu tố trên đều lấy khách hàng làm trung tâm và sử dụng nền tảng công nghệ để thu hút và tăng tính trải nghiệm khách hàng. Công nghệ kỹ thuật số trong Marketing đã thực sự giúp các Marketers làm cuộc cách mạng truyền thông đa dạng hoá phương thức tiếp cận và gia tăng hiệu quả công việc.
Bức tranh tổng quan về quá trình phát triển của Marketing 1.0 đến 5.0
Sự phát triển của công nghệ đã giúp hoạt động Marketing bước sang một trang mới. Tuy nhiên, để đánh giá được sự đổi mới trong xây dựng chiến Marketing 5.0, chúng ta cùng nhìn nhận một cách khái quát về hành trình phát triển của Marketing từ truyền thống tới hiện đại.
Marketing 1.0 lấy sản phẩm là trung tâm
Cách Mạng Công Nghiệp (1760 – 1830) bùng nổ, thị trường cạnh tranh về chất lượng, tính năng sản phẩm/dịch vụ. Ở thời kỳ này, trọng tâm của doanh nghiệp là làm sao để phát triển chất lượng sản phẩm, tạo nên giá trị nổi bật về tính năng, mẫu mã.
Hoạt động truyền thông thời kỳ 1.0 sử dụng các phương tiện truyền thống như Truyền hình, Đài phát thanh, Báo in,… Thông tin quảng bá xoay quanh vấn đề về công dụng, cách sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Ngoài ra, thông điệp truyền thông mang tính một chiều từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng chứ không có chiều phản hồi ngược lại từ người sử dụng.
Marketing 2.0 lấy khách hàng là trung tâm
Cuộc Cách Mạng Công Nghệ Thông Tin 1870 bùng nổ là nền tảng để cho Marketing 2.0 hình thành. Thời điểm này internet phủ sóng rộng rãi, con người dễ dàng tiếp cận thông tin nhanh, dễ dàng so sánh về mặt tính năng, hình thức,… Nhu cầu khách hàng nâng cao không chỉ dừng lại ở mức cơ bản mà đòi hỏi một mức cao hơn về thương hiệu và cảm quan của người dùng.
Để đáp ứng nhu cầu và bắt kịp tốc độ phát triển của thời đại, các doanh nghiệp đã dần chuyển sang mô hình Marketing 2.0 lấy khách hàng làm trung tâm, chuyển từ “giao dịch” sang “tạo mối quan hệ” để xây dựng khách hàng trung thành.
Hoạt động Marketing tập trung phân khúc và lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu. Hoạt động Marketing được nâng cấp từ chiến thuật lên chiến lược và lấy khách hàng làm trung tâm, chú trọng tạo sự khác biệt để định vị thương hiệu.
Marketing 3.0 lấy con người là trung tâm
Marketing 3.0 là kết quả của sự phát triển của công nghệ tương tác như Máy tính, Smartphone và được vận hành bằng internet giúp con người tiếp cận thông tin hai chiều nhanh chóng. Đồng thời công nghệ tương tác tạo điều kiện kết nối các “nhóm cộng đồng mạng” trao đổi thông tin, hình thành nhận thức của con người về vấn đề chung liên quan tới xã hội.
Nhu cầu con người được nâng cấp không chỉ dừng lại ở mức độ cá nhân mà còn gắn liền ý thức bảo vệ xã hội, mong muốn thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Đây là giai đoạn con người thể hiện ý chí, nguyện vọng cá nhân tác động tới hành vi của người khác.
Marketing 3.0 lấy con người làm trung tâm, sứ mệnh và giá trị thương hiệu tạo giá trị cho xã hội. Các chiến lược Marketing giai đoạn này của các doanh nghiệp tập trung định hướng người dùng giúp khách hàng cảm nhận khi mua/sử dụng sản phẩm/dịch vụ này là họ đang góp phần tạo cho cuộc sống, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Đối tượng hướng tới bao gồm khách hàng tiềm năng và nhóm người không trong tệp khách hàng nhưng có chung mối quan tâm về xã hội.
Marketing 4.0 lấy con người làm trung tâm và sử dụng công nghệ số để tạo nên sự kết nối
Đây là thời kỳ công nghệ số bùng nổ và tham gia vào nhiều hoạt động của con người. Ở giai đoạn này con người vẫn là trung tâm tuy nhiên có tham gia của công nghệ số để tạo sự kết nối giữa khách hàng – doanh nghiệp – xã hội.
Sự phát triển của Marketing 4.0 không làm mất đi những giá trị của phương thức tiếp thị truyền thống mà tạo ra một mối quan hệ khăng khít giữa mô hình kinh doanh online và offline. Khách hàng chủ động trong việc tiếp cận sản phẩm và có những trải nghiệm thực tế và nhất quán.
Theo đó chiến luọc Marketing 4P Product (sản phẩm) – Price (chi phí) – Promotion (kênh)- Place (quảng bá) được chuyển dịch thành chiến lược marketing 4C:
- Customer Solutions: Giải pháp cho khách hàng
- Customer Cost: Chi phí của khách hàng
- Convenience: Tiện lợi khi mua hàng
- Communication: Giao tiếp
Marketing 5.0 đi lên từ nền tảng có sẵn dưới sự ứng dụng của công nghệ toàn diện
Covid 19 bùng nổ chính là “đòn bẩy” để Marketing 5.0 phát triển mạnh mẽ. Dịch Covid 19 xuất hiện mang tới sự khủng hoảng toàn cầu làm ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực đặc biệt phải kể tới hoạt động kinh doanh. Lúc này, để thích ứng với tình hình xã hội, các doanh nghiệp đã chuyển đổi mô hình kinh doanh, tiếp thị bằng việc sử dụng đa kênh online. Tất nhiên những hoạt động này trước đó đã tồn tại, nhưng đây mới là thời điểm mạng xã hội “lên ngôi”.
Để vận hành trơn tru và tạo sức cạnh tranh, phần lớn các doanh nghiệp đều sử dụng công nghệ như:
- Internet of Things (Vạn vật kết nối)
- Cloud Computing (Điện toán đám mây)
- Big Data (Dữ liệu lớn)
- Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo)
Chiến lược Marketing 5.0 chú trọng vào việc ứng dụng các công nghệ hiện đại để mô phỏng hành vi con người trong giao tiếp, truyền tải thông tin và nâng cao giá trị trong suốt hành trình của khách hàng. Tuy nhiên, con người vẫn luôn là yếu tố trọng tâm. Bởi con người là chủ thể tạo ra giá trị cốt lõi của hoạt động Marketing và sử dụng công nghệ để hỗ trợ làm công việc được tốt hơn.