1. Khách hàng = Lười biếng + Ngại ngùng
Hãy bắt đầu câu chuyện bằng chính chúng ta khi muốn mua hàng trên website. Giữa phương án: nhấc máy lên gọi điện và chat trực tiếp với tư vấn viên. Bạn sẽ chọn gì?
Dĩ nhiên, chat là lựa chọn hàng đầu vì :
Thứ nhất : Ta mắc bệnh lười giao tiếp. Gọi điện thoại cũng như nói chuyện với người lạ. Ta e ngại đủ thứ từ “nhân viên sẽ ép mình mua hàng”, “Đang trong giờ làm việc mà gọi điện mua hàng thì kỳ lắm”.
Thứ hai : Ta có thể thấy thích và muốn mua mặt hàng đó thật. Nhưng không có nghĩa là ta chắc chắn 100% sẽ mua. Đôi khi ta muốn hỏi chuyện người bán chỉ vì “Trông sản phẩm này hay hay”. Nếu gọi điện thoại, làm phiền tư vấn viên mất công mất tư vấn lại không mua hàng thì …ngại lắm. Thôi vậy!
Ơn giời, khi ta đang có hứng hỏi han một sản phẩm nào đó thì shop online lại có một cửa sổ tin nhắn đơn giản hiện lên và hỏi thăm thân thiện. Ta có thể hỏi người bán tùy thích về những sản phẩm ta quan tâm mà không cần lo lắng họ sẽ gây áp lực mua hàng. Vì cùng lắm thì… thoát khỏi trang web thôi. Khách hàng cũng thế, họ không đợi bạn, bạn phải nhanh chóng “bắt” được họ.
2. Chủ động tương tác – Đánh trúng điểm yếu của khách hàng
Nếu biết tận dụng đặc điểm “ngay cả chat cũng lười” của khách hàng, bạn sẽ thấy chốt đơn không còn quá khó khăn. Khách hàng ghé thăm website đều có khả năng mua hàng chỉ cần chúng ta xuất hiện KỊP THỜI để giải đáp cho họ.
Khách hàng có thể hứng lên xem vui vui, có thể muốn mua hàng. Họ thậm chí đã xem bảng giá, nhấp chuột thêm sản phẩm vào giỏ hàng rồi cuối cùng không mua gì cả. Trong khi các nhân viên tư vấn đang túc trực trên các hotline, khách hàng của bạn xuất hiện và biến mất trong tích tắc.
Đã đến lúc chúng ta tỉnh lại, đừng đợi khách hàng nữa, chủ động tương tác với họ ngay với các hành động của Trigger :
- Auto invite: Tự động bật mở cửa sổ chat kèm theo tin nhắn mời khách hàng chat.
- Send message to visitor: Tự động gửi một tin nhắn cho khách bất cứ lúc nào (kể cả khách đang chat với một Agent).
Khách hàng không chờ đợi, họ có nhiều lựa chọn. Vì vậy, việc của bạn là chủ động tương tác.
3. Thao tác với Trigger, dễ thôi !
Với phương châm “Đơn giản nhưng mạnh mẽ”, Subiz đã tạo ra chức năng trigger rất dễ sử dụng. Bạn chỉ cần vào Cài đặt, chọn Trigger, chọn template trong thư viện và sáng tạo kịch bản phù hợp với khách hàng. Kết quả là khi khách hàng của bạn đã vào trang thanh toán mà lại “lần mò” xem các sản phẩm khác. Trường hợp khó rồi đây! Vì khách hàng đang băn khoăn “không biết có nên chọn sản phẩm này không” hoặc “google thêm xem sao”.
Chỉ trong 30s quyết định, chúng ta sẽ để tuột mất khách hàng. Đừng lo lắng, bạn có trigger của Subiz. Ngay khi khách hàng rời khỏi trang thanh toán, lời mời chat sẽ được tự động bật lên, kết nối với nhân viên tư vấn và câu chuyện tương tác bắt đầu. Có trò chuyện nghĩa là đơn hàng đang về tay bạn rồi đó, còn đợi gì không bật trigger quyền lực.
Bài liên quan: Chiến lược tương tác khách hàng hiệu quả