Content marketing đã trở thành một trong những chiến lược tiếp thị thương hiệu dài hạn mạnh mẽ nhất. Nó giúp doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh. Nhưng không phải doanh nghiệp và nhà tiếp thị nào cũng hiểu rõ content marketing và sử dụng đúng dạng content marketing phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Content marketing là gì?
Content marketing là chiến lược tạo nội dung tiếp thị trực tuyến dài hạn. Content marketing cung cấp thông tin có giá trị, hữu ích, nhằm hấp dẫn và thu hút khách hàng biết đến sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu. Content marketing góp phần tạo dựng nhận diện thương hiệu và uy tín thương hiệu, để khách hàng nhớ đến ủng hộ thương hiệu khi có ý định mua hàng.
Tầm quan trọng của content marketing
Content marketing được các nhà tiếp thị, các thương hiệu chuyên nghiệp áp dụng đã gặt hái được nhiều thành quả về lợi ích như:
- Thu hút và gia tăng lưu lượng truy cập trang web: Thông qua công cụ tìm kiếm và các nội dung hữu ích liên quan đến vấn đề khách hàng tìm kiếm, khách hàng có thể “vô tình” nhìn thấy và truy cập vào trang web thương hiệu của bạn
- Tạo ra giá trị cho khách hàng: Nội dung bạn tạo ra và cung cấp cho khách hàng không chỉ hữu ích mà còn mang lại những giá trị, thông điệp, giải pháp cần thiết đến đúng người, vào đúng thời điểm họ cần
- Tạo ra nhận thức tích cực về thương hiệu: Content marketing cung cấp các thông tin hữu dụng cho khách hàng vào những thời điểm họ cần, điều này đã để lại những ấn tượng tốt cho khách hàng về thương hiệu
- Thúc đẩy doanh số bán hàng: Content marketing có thể có mặt trong tất cả các giai đoạn của hành trình khách hàng, tác động và định hướng khách hàng cho đến khi họ đưa ra quyết định mua hàng
- Giảm chi phí thu hút khách hàng (CAC): Content marketing có thể có chi phí thu hút khách hàng (CAC) thấp hơn vì một nội dung có thể tiếp cận được nhiều người ở một phạm vi rộng lớn. Hơn nữa, các nội dung đạt tiêu chuẩn SEO (Search Engine Optimization) tốt có thể có giá trị và tạo ra kết quả trong một thời gian dài
- Xây dựng uy tín thương hiệu: Bằng cách sản xuất các nội dung chuyên môn, có dữ liệu và kiến thức mang tính chính xác cao, thương hiệu có thể định vị mình là một chuyên gia và gây dựng danh tiếng uy tín trong lĩnh vực của mình.
Các loại content marketing phổ biến
1. Content SEO (Search Engine Optimization)
Content SEO (Search Engine Optimization) là một trong những cách cải thiện xếp hạng trang web của thương hiệu. Theo số liệu thống kê, content SEO (Search Engine Optimization) đem lại nhiều lợi ích cho thương hiệu như:
- Theo Hubspot, khả năng tạo khách hàng tiềm năng cao hơn 67%
- Theo Hubspot, tạo ra số lượng khách hàng tiềm năng nhiều gấp ba lần so với quảng cáo, chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng thấp hơn hơn 60%
- Theo Hubspot, đem đến lượng khách hàng tiềm năng cao gấp 7 lần so với quảng cáo
Content SEO (Search Engine Optimization) có thể được triển khai khá nhanh chóng, tuy nhiên để gặt hái được những lợi ích to lớn, thương hiệu phải tạo ra các bài đăng có nội dung tương đương hoặc vượt qua nội dung các bài đã có sẵn trên các công cụ tìm kiếm. Các bài đăng chất lượng không chỉ cải thiện tỷ lệ xếp hạng của trang web mà còn thu hút nhiều tương tác hơn và mang đến cơ hội tạo ra cộng đồng quan tâm xung quanh thương hiệu của bạn.
Một số chiến thuật bạn có thể áp dụng để thực hiện content SEO (Search Engine Optimization) thành công:
- Xác định khách hàng mục tiêu của bạn giúp thương hiệu tạo ra nội dung tốt hơn, phù hợp hơn, được khách hàng đọc và chia sẻ nhiều hơn, …
- Dựa trên chủ đề blog của bạn, sử dụng các từ khóa và cụm từ khóa có lượng tìm kiếm cao để tối ưu hóa trang web của thương hiệu, tăng cơ hội xếp hạng tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm
Hai chiến thuật này sẽ giúp bạn thúc đẩy lưu lượng truy cập và tận dụng SEO (Search Engine Optimization) để cải thiện thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm.
2. Video
Video đang là một trong những dạng content marketing tốt nhất để tiếp cận và thu hút khách hàng mục tiêu. Một số thống kê cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ mà nội dung video tạo ra đối với các thương hiệu:
- Theo Hubspot, 54% người tiêu dùng muốn xem thêm video từ các thương hiệu và doanh nghiệp
- Theo Effy, việc tạo nội dung video đã tăng thêm 1200% lượt chia sẻ trên mạng xã hội so với các loại nội dung khác.
- Theo Insivia, các trang web có nội dung video có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, mức tăng lên tới 80%
- Và theo báo cáo của HubSpot, 88% nhà tiếp thị phản hồi rằng nội dung video mang lại cho họ ROI (Return On Investment: Lợi tức đầu tư) tích cực hơn.
Có thể thấy, video không chỉ thu hút mà còn có thể truyền tải trực tiếp nội dung đến người tiêu dùng và tạo ra chuyển đổi. Nội dung video có thể là thông báo, cung cấp kiến thức hoặc thu hút khách hàng tiềm năng mới.
Ví dụ: Các video ngắn cung cấp thông tin hoặc thu hút sự chú ý có thể giúp thương hiệu thu hút người tiêu dùng trong giai đoạn nhận thức, trong khi các video hướng dẫn và unbox/giới thiệu sản phẩm có tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng tốt hơn trong các giai đoạn quyết định.
Ngoài ra, video cũng đem lại hiệu quả trong nhiều trường hợp vì tính linh hoạt của nó. Vì vậy, bạn có thể kết hợp nội dung video vào các loại nội dung khác để gia tăng mức độ tương tác như: nội dung video kết hợp với email, bài đăng trên mạng xã hội và blog, …
3. E-mail
Email là một dạng content marketing dài và hiệu quả mà doanh nghiệp có thể sử dụng để cung cấp giá trị cho khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại. Thông qua email, thương hiệu có thể cung cấp một số loại thông tin hữu ích, các hoạt động ưu đãi, các tài liệu chuyên môn, các chương trình dành riêng cho khách hàng, … Nội dung email giúp thương hiệu xây dựng mối quan hệ với khách hàng để họ tin tưởng và đến với thương hiệu khi họ sẵn sàng mua hàng.
Để tận dụng tối đa nội dung email, bạn có thể:
- Xác định những nội dung có giá trị, quan trọng nhất mà bạn có thể phát triển, liên kết chặt chẽ với thương hiệu để đính kèm trong email
- Thiết kế nội dung email có chứa trang web của thương hiệu để khách hàng có thể dễ dàng ghi nhớ, truy cập
- Chia sẻ các thông tin hữu ích qua email để khuyến khích khách hàng để lại thông tin cá nhân. Thu thập thông tin khách hàng tiềm năng qua email, sau đó có thể cung cấp các thông tin này cho bộ phận tư vấn khách hàng hoặc để sử dụng cho các chiến dịch marketing tiếp theo, remarketing, …
4. Social media
Social media là một trong những dạng content marketing năng động nhất. Bạn có thể tùy chỉnh nội dung của mình theo nền tảng, sử dụng nhiều hình thức khác nhau như hình ảnh hoặc livestream, … để hướng lưu lượng truy cập đến trang web chứa sản phẩm từ các bài đăng. Social media có thể kết nối thương hiệu với đối tượng mục tiêu, tạo mối quan hệ gần gũi với khách hàng và giữ cho thương hiệu luôn được chú ý. Để xây dựng và gặt hái được những thành quả từ dạng content social media bạn cần chú ý những điều sau:
- Quyết định nền tảng nào là quan trọng và cần tập trung
- Xuất bản nội dung phù hợp với định vị thương hiệu một cách thường xuyên và phản hồi, tương tác với các câu hỏi, đánh giá và nhận xét của người dùng.
- Đừng chỉ tạo nội dung bán hàng, nó sẽ khiến khách hàng nhanh chóng nhàm chán và cảm thấy bị làm phiền, hay bị dẫn dắt để mua hàng. Hãy đa dạng nội dung social media của bạn bằng những thông tin liên quan đến sản phẩm. Ví dụ: nếu bạn bán mỹ phẩm, bạn có thể dành 20% cho các bài viết dạng chia sẻ tip chăm sóc da, 20% nội dung hướng dẫn cách xác định tình trạng da và hướng dẫn chọn loại mỹ phẩm phù hợp, 40% nội dung liên quan trực tiếp đến các sản phẩm bạn bán, 10% nội dung để triển khai các chiến dịch marketing, 10% content viral để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của kênh social media.
5. Podcast
Podcast đang ngày càng trở nên phổ biến và được yêu thích. Theo thống kê của Statista, số lượng người nghe podcast chỉ riêng ở Mỹ dự kiến sẽ vượt 100 triệu vào năm 2024 .
Podcast không chỉ cung cấp các mẩu thông tin ngắn mà còn kể các câu chuyện dài về nhiều chủ đề, giúp người nghe cảm thấy được kết nối và gần gũi hơn với thương hiệu. Vì vậy, podcast mang đến cho thương hiệu lượng khán giả tự nhiên, cố định miễn là nội dung podcast mà thương hiệu xây dựng có giá trị. Podcast cũng mang đến cho bạn cơ hội đưa tính nhân văn vào thương hiệu của bạn và thể hiện khả năng lãnh đạo tư tưởng với khán giả của bạn.
Bạn có thể sử dụng các cách sau để tận dụng podcast, tạo ra các giá trị cho thương hiệu:
- Đưa tính nhân văn và giá trị của thương hiệu để định vị thương hiệu với khán giả
- Hiểu rõ đối tượng mục tiêu để tạo ra nội dung và cách truyền tải phù hợp với “tone of voice” mà thương hiệu định hướng, giúp khán giả nhận diện thương hiệu
- Đưa các câu chuyện về sản phẩm của thương hiệu vào podcast
- Lắng nghe ý kiến, phản hồi của khách hàng thông qua podcast
Điều quan trọng nhất là phải hiểu vai trò, điểm mạnh và thách thức của từng dạng content marketing để áp dụng cho phù hợp. Không phải tất cả các dạng content marketing đều phù hợp với thương hiệu của bạn. Bạn có thể nghiên cứu, áp dụng thử để xem những dạng content nào đang hoạt động tốt và tập trung vào 1-2 dạng content đem lại hiệu quả tốt nhất cho thương hiệu. Để đạt hiệu quả cao hơn, bạn có thể kết hợp các dạng content trên lại với nhau để đem lại sự mới mẻ, hấp dẫn, thu hút khách hàng.