Bên cạnh đó, chính sự phát triển vượt bậc của Internet đã đưa định giá động trở thành xu hướng chủ đạo, cho phép nhiều loại hình kinh doanh có thể tận dụng chiến lược tối đa hóa lợi nhuận này. Do sở hữu những ưu thế vượt trội, các doanh nghiệp bán lẻ và thương mại điện tử ở khắp mọi nơi đang đầu tư nhiều hơn vào việc thu thập dữ liệu để thúc đẩy các chiến lược định giá theo nhu cầu của họ.
Về phía doanh nghiệp là vậy, nhưng định giá động có mang lại lợi ích cho người tiêu dùng không? Để trả lời câu hỏi đó, hãy cùng khám phá chi tiết những trường hợp thường được áp dụng định giá động để trả lời xem liệu đây có phải “món hời” thật sự với người tiêu dùng hay không.
Thế nào là định giá động?
Định giá động là một chiến lược được sử dụng bởi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử và bán lẻ. Nó đo lường các yếu tố cung và cầu để đặt giá cho hàng hóa và dịch vụ dựa trên dữ liệu theo thời gian thực. Một ví dụ điển hình là thị trường nông sản, nếu sản lượng cung cấp đủ với nhu cầu của thị trường, thì mức giá rất có thể sẽ cạnh tranh. Trường hợp quá nhiều nhà cung cấp mà nhu cầu chỉ dừng lại ở đó, giá cả sẽ bị hạ xuống. Ngược lại, quá ít nhà cung cấp có thể giá thành sản phẩm sẽ bị đẩy lên cao.
Được tối ưu hóa theo thời gian, hầu hết các thị trường đạt đến trạng thái cân bằng lành mạnh giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng, nơi các yếu tố cung và cầu liên tục điều chỉnh để tạo ra sự thỏa mãn tối đa cho cả hai bên. Một ví dụ về sự mất cân bằng tại thị trường trái cây: có thể trong một thời gian đặc biệt đối với mặt hàng như dâu tây – giả sử nhu cầu cao hơn số lượng có thể cung cấp. Trong trường hợp này, giá có thể tăng lên. Ngược lại là vào cuối ngày, các nhà cung cấp thường có xu hướng giảm giá để giảm lượng hàng tồn kho.
Các yếu tố được sử dụng trong định giá động
Trong thời đại kỹ thuật số, định giá động diễn ra với tốc độ truyền dữ liệu trên Internet thông qua việc sử dụng các ứng dụng, từ đó giúp nhà cung cấp phân tích hàng nghìn yếu tố cung và cầu trong thời gian thực như:
- Giá của đối thủ cạnh tranh – tổng hợp giá bán từ đối thủ cạnh tranh – thu thập từ các cửa hàng trực tuyến hoặc trong một thị trường
- Chi phí – dữ liệu chi phí cố định và phân bổ chi tiết, được tính toán thông qua dữ liệu nội bộ từ kho hàng, chi phí vận chuyển và các nguồn thông tin khác
- Dự đoán nhu cầu – được tính toán thông qua việc sử dụng các thuật toán máy học và kết hợp kinh nghiệm của người bán
- Nhu cầu thực tế – được các doanh nghiệp tính toán để thực hiện giá “tăng đột biến” trong thời gian nhu cầu cao
- Yếu tố thời tiết, ngoại cảnh tác động – ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, chuyến bay theo mùa cụ thể
- Các sự kiện đặc biệt – chẳng hạn như lễ hội hoặc buổi hòa nhạc tạo ra nhu cầu về phương tiện đi lại và chỗ ở tăng đột biến
“Tăng giá đột biến” của Uber
Uber là một trong ứng dụng chia sẻ chuyến đi mà người dùng có thể tải app về điện thoại thông minh để yêu cầu dịch vụ. Khi người dùng muốn đi đâu đó, họ nhập điểm đến và vị trí hiện tại của mình, ứng dụng sẽ đưa ra phản hồi về mức giá và thời gian dự kiến sẽ đến.
Ứng dụng này áp dụng phương pháp đặt giá “tăng vọt” – sử dụng hệ số nhân để điều chỉnh giá cho phù hợp với nguồn cung của khách hàng và số lượng tài xế tại bất kỳ thời điểm nào. Trong một số trường hợp như giờ cao điểm hoặc thời tiết không thuận lợi, mức giá có thể tăng gấp đôi so với bình thường.
Người dùng được thông báo mức giá tăng đột biến và được cung cấp tùy chọn đợi cho đến khi giá giảm. Tuy nhiên, trên tinh thần thị trường tự do, một số hành khách đã phản ứng bằng cách lựa chọn các thương hiệu kinh doanh taxi truyền thống.
Các loại định giá động
Có hai kiểu định giá động chính: nguồn cung hạn chế và giá cả phù hợp.
Chiến lược định giá động có giới hạn nguồn cung sẽ thay đổi mức giá dựa trên hành vi của khách hàng. Điều này phổ biến nhất trong các ngành hàng không, khách sạn và các ngành công nghiệp khác, nơi nguồn cung hạn chế hoặc có giới hạn sử dụng.
Ngược lại, chiến lược định giá động thay đổi giá dựa trên hoạt động của đối thủ cạnh tranh lại rất phổ biến trong ngành bán lẻ. Dưới đây là minh họa cho thấy chiến lược khớp giá đang hoạt động:
Định giá đột biến có thực sự mang lại lợi ích cho người tiêu dùng?
Định giá động có thể tối đa hóa phúc lợi xã hội và doanh thu của doanh nghiệp trong điều kiện nhu cầu và năng lực tương xứng. Khi nhu cầu không thay đổi nhiều – chẳng hạn như trường hợp nước hoặc các mặt hàng thiết yếu – định giá động có thể sẽ có lợi cho nhà sản xuất. Ngược lại, người tiêu dùng hoàn toàn có thể hưởng lợi từ các đợt giá giảm qua các hoạt động tiếp thị hoặc chính sách mua chung của doanh nghiệp.
Những bất lợi về giá của người tiêu dùng có thể thấy rõ trong một số trường hợp, chẳng hạn như Grab tăng giá trong một số điều kiện nhất định – mưa lớn hoặc giờ cao điểm – người tiêu dùng phải trả giá cao hơn rất nhiều so với bình thường. Trong khi đó, người tiêu dùng có thể thay đổi ngày, giờ bay hoặc thậm chí địa điểm đến để tối đa hóa giá trị mua hàng trước một vài tháng của họ.
Theo nghiên cứu từ PwC, 2/3 (65%) lượt mua hàng của người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử là do giá thấp. Định giá động, về bản chất, là một cuộc chạy đua để đưa ra mức giá hấp dẫn nhất cho người tiêu dùng. Vì mức giá hấp dẫn nhất thường là mức giá thấp nhất, việc định giá động từ đó làm tăng đáng kể ưu thế cạnh tranh giữa các công ty.
Sự gia tăng cạnh tranh như vậy, trên thực tế, nó có thể đại diện chính xác hơn cho một thị trường lành mạnh, cạnh tranh và tự do. Do đó, trong hầu hết các trường hợp được thấy từ trước đến nay trên môi trường trực tuyến, định giá động chủ yếu có lợi cho người tiêu dùng khi việc định giá năng động cho phép gia tăng cạnh tranh, dẫn đến giá người tiêu dùng phải trả sẽ thấp hơn.
Ở thời điểm hiện tại, các công ty thuộc mọi quy mô đang tận dụng hinh thức đặt giá động trên tất cả các ngành và xu hướng này dường như mang lại lợi ích rất lớn cho người tiêu dùng khi có thể tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ với mức giá cạnh tranh nhất!
Theo Julius Cerniauskas
Bài liên quan: