1. Tăng doanh số nhờ rút ngắn vòng đời sản phẩm
Một hãng xà phòng X đã chiếm thị phần hàng đầu thị trường, vị giám đốc nhãn hàng nhận chỉ tiêu cần tăng gấp đôi doanh số. Lượng khách hàng đã ổn định, đều là khách quen. Vậy làm sao để họ mua nhiều hơn nữa? Đây là cách làm của marketer :
– Mỗi người dùng xà phòng thường nhấn 1 pump. Người ta chỉ quen rửa tay với xà phòng sau khi vào WC, còn lại là chỉ rửa tay bằng nước sạch.
– Hãng bán làm kích thước ống pump to hơn 1 chút, lượng xà phòng tăng lên
– Đồng thời tuyên truyền chiến dịch rửa tay với xà phòng sẽ chống lây nhiễm đủ loại bệnh. Ngược lại rửa với xà phòng X chỉ mất 5-10 giây nhưng bảo vệ sức khỏe an toàn.
Giờ đây, trẻ em đi chơi về – nhất định dùng X vệ sinh sạch sẽ, chạy xe về nhà – rửa tay đầu tiên, trước khi vào phòng – cũng phải rửa tay. Nghiễm nhiên, từ chỗ rửa tay 1 – 2 lần hàng ngày, nay khách hàng quen rửa tay liên tục tới 5-6 lần, mỗi lần rửa lượng xà phòng tăng lên. Khách quen dùng nhiều hơn, nhanh hết lọ, nhanh phải thay lọ mới.
Doanh thu tăng vượt dự kiến nhờ chiến lược rút ngắn vòng đời sản phẩm. Một chiến dịch thành công vang dội.
Nhưng nếu ta là nhãn mới, còn chưa có khách quen thì sao? Các ông thầy và khóa học chiến lược ra rả: phải tìm USP sản phẩm, nhưng nếu sản phẩm ta đến sau thị trường, và cũng chẳng có điểm gì nổi trội, thì chiến đấu bằng gì đây?
2, Tăng doanh số online nhờ tinh tế hơn đối thủ
Có lần tôi lang thang tìm gói tour du lịch phù hợp cho kì nghỉ của gia đình, và cũng chưa biết đi đâu. ( Tranh thủ giờ làm nên tôi không muốn gọi, phần vì ngại tiếng chuông làm phiền, phần thì ngại hỏi nhiều quá mà chốt không mua tour thể nào cũng bị phàn nàn)
Tôi lạc vào một website không yêu cầu điền vào cái form cung cấp số điện thoại và email phiền phức thường thấy, ngược lại khi quay đi quay lại ở 2 địa điểm du lịch ưa thích thì tôi bất ngờ nhận được câu nói này:
– Tư vấn viên Iron Man :” Ơn giời, chị đã quay lại với chúng em!”
Nếu muốn thoát khỏi sương mờ khói bụi của Hà Nội để tận hưởng ánh nắng chan hòa, chị đừng đi tới A vào lúc này chị nhé”
– Wow, quả thật không kiềm chế được tò mò tôi buộc phải nhấn phím ” Tại sao em?”
Cuộc trò chuyện tiếp diễn với hàng trăm điều cần hỏi trước khi quyết định lên đường. Tôi hoàn toàn thoải mái trước một người la khi không lo bị lộ danh tính và nhận ra mình đã coi Iron Man là một người bạn – chuyên gia du lịch. Bắt đầu chỉ là tò mò, nhưng tiếp theo là sự tin tưởng và chốt lại gia đình tôi đã có chuyến du lịch Hàn Quốc rất hài lòng cùng đơn vị này. Họ đã tinh tế hơn nhiều đối thủ sừng sỏ trong ngành:
– Biết được tôi đã quay lại lần 2 và chào tôi bằng Chị, chứ không phải anh/chị
– Biết đươc tôi đang chịu khói bụi và ô nhiễm ở Hà Nội
– Gửi một câu thăm hỏi rất thông minh khiến tôi không thể kìm chế tò mò.
Khi thị trường đã có phần chật chội, sản phẩm không có gì hoàn toàn nổi bật, cách tốt nhất để tăng doanh số là cảm xúc đem tới cho khách hàng. Dĩ nhiên, cảm xúc không chỉ đến từ tiền xây dựng bộ thương hiệu hay quảng cáo rầm rộ. Mọi lời nói hoa mĩ chỉ là bước đệm, chính sự tinh tế của nhân viên chăm sóc mới là người kích hoạt công tắc mua của khách hàng.
3, Những công cụ hữu hiệu
Trên kênh online, dường như không có gì là tình cờ. Tôi nghĩ mình đã đoán ra vài bí mật của đơn vị du lịch nọ.
1, Yandex Metrica – tool giúp bạn theo dõi hành vi khách hàng trên Website. Tính năng click map (bản đồ click) và scroll map (bản đồ cuộn chuột) sẽ tổng hợp xem khu vực nào trên trang được người dùng click hoặc cuộn chuột đến nhiều nhất. Tính năng thứ 2 là Session Replay( xem lại phiên truy cập), giúp bạn ghi hình lại toàn bộ 1 phiên truy cập của người dùng từ các thao tác như rê chuột, cuộn chuột đến click chuột. Đây là công cụ hữu hiệu để người quản trị tối ưu nội dung cho phù hợp, tránh trường hợp tác giả nghĩ là hay thì người ta không thèm đọc, còn nội dung bình thường khách hàng lại rất quan tâm.
2, Sniply cho phép bạn gắn nút Call to action vào bất cứ nội dung gì bạn chia sẻ. Nó giúp bạn gắn một nút quay lại/kêu gọi hành động vào một hộp thoại bên góc trái màn hình để người đọc có thể quay trở lại website của bạn.
3, Subiz Livechat, cho phép xem khách hàng hiện tại đang xem trang nào, hiện đang ở địa phương nào, đã từng truy cập vào trang nào trên website, facebook, đã quay lại website bao lần. Subiz tạo cửa sổ chào tự động, tùy chỉnh lời chào và gửi lời chào cá nhân hóa ấn tượng nhất vào đúng lúc bạn nhận thấy khách hàng đang băn khoăn. Công cụ này cũng cho cung cấp CRM toàn diện về hành vi khách hàng trên mọi kênh kết nối, tự động email săn sóc khách hàng sau mỗi sự kiện export dữ liệu qua Google Analytics và ra báo cáo về performance của sales. Một trong những tác dụng lớn nhất của Subiz trong việc tăng doanh số bán hàng là giúp sales hiểu về chân dung khách hàng và tư vấn xuất sắc như đang trực tiếp gặp khách mặt đối mặt.
Có nhiều lý thuyết để tăng doanh số, và thường quy về 2 mảng: tăng market size hay giành market share từ tay đối thủ. Tuy nhiên với SME thì suy nghĩ khác biệt đôi khi lại là chìa khóa giải bài toán này. Chúc bạn thành công với kế hoạch tăng doanh số của riêng mình!
> Bài liên quan: Bí quyết tăng doanh số bán hàng đa kênh
Bí mật Livestream của chủ shop nghìn đơn