Dưới đây là 4 bài học lớn cần “nằm lòng” dành cho bất kì nhà quản lý nào trong hoạt động kinh doanh của mình.
1. Ra quyết định nhanh chóng với niềm tin mạnh mẽ.
Trước tiên mỗi người lãnh đạo cần hiểu rõ mục tiêu của mình là gì? Trả lời được câu hỏi này thì gần như bạn đã có được câu trả lời cho tình huống cần ra quyết định của mình. Kỹ năng ra quyết định thật ra là quá trình bạn cân nhắc những lợi ích và thiệt hại, đặt chúng lên bàn cân và… xem kết quả. Tuy nhiên, quá trình cân nhắc thật ra chỉ mang tính chất tương đối dựa trên những dự đoán và cách nghĩ của bạn về vấn đề mà thôi.
Bên cạnh đó, để có thể đưa ra quyết định nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo sự hợp lý, đúng đắn, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia. Việc làm này là để tránh cái nhìn chủ quan, phiến diện từ một phía của người ra quyết định, đặc biệt là với những quyết định có tầm ảnh hưởng đến nhiều người và có “giá trị vật chất” lớn cũng như lắng nghe và tôn trọng ý kiến những người có liên quan. Và sau khi lắng nghe, tham khảo các luồng ý kiến, khi ra quyết định, hãy thật dứt khoát. Suy cho cùng, chính bạn mới là người trực tiếp nhất chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Và, bạn mới chính là người quản lý!
2. Tạo ra sự ảnh hưởng
Trong sự thành công của mỗi tổ chức, doanh nghiệp đều có bóng dáng người lãnh đạo. Sẽ rất tuyệt vời nếu người lãnh đạo không chỉ có quyền lực mà thực sự là người có tầm ảnh hưởng. Một khi người đã đưa ra một lộ trình rõ ràng cho việc kinh doanh, họ phải nhận được sự cam kết giữa nhân viên và các bên liên quan.
Tầm ảnh hưởng có thể cao đến mức chỉ cần người lãnh đạo có triết lý kinh doanh, triết lý quản trị rõ ràng, ví dụ như “chữ tín đặc biệt quan trọng với tổ chức và chúng ta sẵn sàng chịu thua thiệt về tiền bạc để bảo vệ chữ tín” thì không cần ra lệnh, bất cứ cán bộ nào khi giải quyết tình huống cụ thể cũng sẽ cố gắng bảo vệ uy tín đến cùng mà không cần xin phép khi phải chi tiền để bảo vệ uy tín. Vì thế tổ chức đó sẽ phản ứng nhanh, kịp thời và vận hành hiệu quả hơn rất nhiều so với những tổ chức lãnh đạo theo quyền hạn, nơi mà mọi người ở vào tình trạng thụ động, phải xin phép theo từng tình huống.
3. Chủ động thích nghi
Sự thay đổi của một doanh nghiệp phải liên quan đến nhu cầu của khách hàng, công nghệ và phương pháp quản lý… Điều đó đòi hỏi bản thân những người quản lý phải không ngừng nỗ lực hoàn thiện mình và phải biết đón đầu những thử thách mới. Bên cạnh đó, nhận thức văn hóa tổ chức là một yếu tố phát triển, lợi thế cạnh tranh, trong đó con người được coi là trung tâm, tài sản vô giá của doanh nghiệp.
Điều cốt lõi của văn hóa tổ chức không phải đơn thuần được tạo ra từ những tuyên bố về sứ mệnh mà phải được thể hiện bằng chính tầm nhìn của tổ chức một cách rõ ràng, cụ thể nhất. Và trên tất cả những điều đó, giữa những thay đổi không ngừng trong một thế giới mới, thì “chủ động thích nghi với sự thay đổi” sẽ là điểm nổi bật mà một người quản lý cần phải có.
4. Cho thấy sự đáng tin cậy
Thực tế có thể nói, khả năng tạo ra kết quả đáng tin cậy là yếu tố mạnh nhất trong bốn hành vi quan trọng của người quản lý. Khiến nhân viên cảm thấy mình là một phần của điều gì đó rất đặc biệt và những nỗ lực của họ được đánh giá cao. Để cho họ trực tiếp tham gia và cảm nhận được sự thành công của tổ chức.
Hãy tạo ra và nuôi dưỡng cho nhân viên cảm giác thân thuộc về nơi họ thấy thú vị muốn gắn bó, đồng thời cho họ thấy sự đáng tin cậy bởi đây là môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Và mọi nhân viên cũng sẽ cảm giác rằng họ là thành viên của một cộng đồng có ích, kỹ năng giỏi và rất thành công.