- #1. Trở thành bậc thầy về nghệ thuật FOMO
- #2. Thể hiện sự hào hứng, thú vị
- #3. Tạo khoảng trống khiến khách hàng tò mò
- #4. Tạo cảm giác hạnh phúc, ấm áp
- #5. Học cách xóa đi những cảm xúc tiêu cực
- #6. Mang lại hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn
- #7. Cảm giác tự hào
- #8. Tạo cảm giác cấp bách, hối thúc
- #9. Dành tặng món quà bất ngờ cho đối tượng mục tiêu
- #10. Trở thành thành viên của một cộng đồng “danh giá”
- #11. Xóa bỏ mặc cảm tội lỗi
- #12. Khiến mọi người cảm thấy mình quan trọng
- Phần kết luận
Một lựa chọn khá phổ biến là sáng tạo những mẫu quảng cáo thu hút trước khi bất kỳ bài đăng nào có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng, hoặc, sử dụng những mẹo và thủ thuật đã được chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn. Tuy nhiên, một trong những lựa chọn hoàn hảo khác mà dường như bạn đã lãng quên chính là tận dụng yếu tố cảm xúc ẩn sâu bên trong mỗi con người.
Một phân tích được tiến hành trên 1.400 chiến dịch quảng cáo thành công cho thấy: các chiến dịch với nội dung khơi gợi cảm xúc mang lại hiệu quả gấp đôi (31% so với 16%) những mẫu chỉ đơn thuần cung cấp thông tin. Trend Hunter Marketing cũng đã phân tích 55 chiến dịch marketing cảm xúc và nhận thấy điểm số phổ biến của loại hình này trung bình là 8,0 – cao hơn hẳn những loại khác.
Bằng cách thổi hồn vào những mẫu quảng cáo với cảm xúc sâu lắng hay một chút rùng rợn, bạn có thể “quyến rũ” đối tượng mục tiêu nhấp chuột và mua hàng. Đồng thời, cũng không có bất cứ giới hạn nào về “lượng cảm xúc” mà bạn có thể thêm vào trong từng cuộc chơi – hào hứng, thú vị, shock hay thậm chí là buồn chán – tùy thuộc cách bạn định nghĩa.
#1. Trở thành bậc thầy về nghệ thuật FOMO
Bạn còn nhớ có lần mình tìm mọi cách để có vé tham dự sự kiện có sự góp mặt của thần tượng? Tình huống này là điển hình cho FOMO (fear of missing out) – nỗi sợ khi bỏ lỡ. Điều gì sẽ xảy ra nếu cả công ty của bạn đều đi nghỉ ở một resort 5 sao trong khi bạn vì một lý do nào đấy mà không đi được?
Một nghiên cứu về thế hệ millennials cho thấy, có tới 69% người đã trải nghiệm FOMO khi họ không thể tham dự một sự kiện mà bạn bè của họ đều đi. Tuy nhiên, hiệu quả của FOMO không chỉ dừng lại ở các sự kiện mà còn xuất hiện ở những khía cạnh khác của cuộc sống cũng như kinh doanh. Chẳng hạn như trong ví dụ dưới đây, Sumo đã viết một mẫu quảng cáo trên Facebook khiến người đọc nghĩ rằng tất cả những người khác đã sử dụng phần mềm, trong khi mình là người cuối cùng chưa biết tới công cụ đặc biệt này. Bằng cách lấy dẫn chứng về việc có tới hơn 175.000 website đã sử dụng, Sumo khiến độc giả tự hỏi tại sao một công cụ hoàn hảo đến thế mà chỉ riêng mình chưa biết? Và chắc chắn sẽ không ai muốn tốc độ website của mình bị bỏ xa, nhanh chóng click quảng cáo…
Một số gợi ý để ứng dụng FOMO thành công trong quảng cáo Facebook:
- Hãy đề cập đến số người đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.
- Bổ sung một câu hỏi với hàm ý nhắc nhở rằng họ đã bỏ lỡ một cơ hội tuyệt vời.
- Khiến người đọc cảm thấy đây là một cộng đồng hấp dẫn và đặc biệt phù hợp với mình, nhưng họ lại chưa phải là thành viên.
- Giới hạn thời gian quảng cáo để thúc đẩy mọi người đăng ký nhanh hơn.
#2. Thể hiện sự hào hứng, thú vị
Sự hào hứng được biết đến nhờ khả năng thôi thúc và khiến con người nhanh chóng đưa ra quyết định. Vì vậy, nếu bạn có thể tận dụng yếu tố này để khơi gợi cảm xúc tương tự cho người xem trong từng mẫu quảng cáo Facebook, họ có thể nhanh chóng đưa ra quyết định dựa trên đà sẵn có.
Paloma Vasquez – tác giả của cuốn sách nổi tiếng The Psychology of Social Shopping (tạm dịch: Tâm lý học về mua sắm xã hội), đã chỉ ra rằng: “Ở trong trạng thái hào hứng hoặc phấn khích, mọi người nghĩ và cư xử rất khác. Khi trạng thái cảm xúc lấn át tư duy logic việc bán hàng cũng nhanh chóng hơn hẳn, nhất là khi người mua đang vui”.
Trong mẫu quảng cáo dưới đây, Try The World đã ứng dụng hoàn hảo yếu tố này, tạo sự khác biệt và khiến người xem phấn khích chỉ từ những điều rất đơn giản: màu sắc tươi sáng, sự xuất hiện của các dấu chấm cảm và giọng điệu đầy thôi thúc trong từng câu chữ. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy không thể chờ lâu hơn nữa để đăng ký và khám phá kho báu bí mật phía sau.
Khi bạn quyết định sử dụng chiến thuật “kích động” trong các mẫu quảng cáo, đừng vội vén “bức màn bí ấn” trước khi hành vi mua hàng được thực hiện.
Và một bài báo của Wall Street Journal cũng cho thấy, phải mất ít nhất 20 phút để cảm giác phấn khích thực sự trôi qua. Còn trong hầu hết các trường hợp, cảm xúc lắng xuống nhanh hơn. Vì vậy, sau khi ứng dụng điều này vào các mẫu quảng cáo, hãy lên ý tưởng phát triển trang đích đơn giản, hấp dẫn nhất có thể và thu hút khách hàng đăng ký.
Một vài lời khuyên để sáng tạo các mẫu quảng cáo thú vị:
- Chọn tông màu sắc tươi sáng trong thiết kế.
- Dùng nhiều dấu chấm cảm và giữ cho phần nội dung càng ngắn càng tốt.
- Bổ sung hình ảnh tạo cảm giác hào hứng, phấn khích trong mẫu quảng cáo.
- Lựa chọn khoảnh khắc thú vị nhất để giới thiệu sản phẩm.
- Đảm bảo rằng những gợi ý bạn đưa ra thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu.
- Thêm thông tin giảm giá, chiết khấu để thôi thúc khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định cuối cùng.
#3. Tạo khoảng trống khiến khách hàng tò mò
Nếu bạn đang băn khoăn điều gì khiến các tiêu đề quảng cáo của Upworthy và Buzzfeed trở nên khó cưỡng thì phần 3 này chính là lời giải: sự tò mò. Nói một cách đơn giản, đây chính là sự khác biệt lớn nhất giữa những gì chúng ta đang biết với những gì muốn biết. Và nó sẽ hoạt động rất hiệu quả nếu mục tiêu của bạn là thu hút mọi người nhấp chuột.
Copy Hackers đã thực sự gây ấn tượng khi tăng tới 927% tỷ lệ nhấp chuột trên trang Bảng giá sau khi áp dụng chiến thuật này.
Công thức của khoảng trống tò mò khá đơn giản: Đưa ra một câu hỏi hấp dẫn hoặc kể một câu chuyện thú vị nhưng lại chưa vội tiết lộ cái kết.
Lý giải cho nguyên nhân thành công của hoạt động này là bởi mọi người có bản năng kết nối với các dấu chấm và khám phá các câu trả lời. Sẽ rất khó cho họ để cưỡng lại việc đọc và nhấp vào quảng cáo trên Facebook khi đó là một câu hỏi hấp dẫn. Cũng nên lưu ý rằng, khi nhắm mục tiêu tới đối tượng không hào hứng, tốt nhất nên lấp khoảng trống tò mò miễn phí, nhưng, đối với những người đã quan tâm thì bạn có thể yêu cầu họ bổ sung địa chỉ email hay thông tin liên hệ.
#4. Tạo cảm giác hạnh phúc, ấm áp
Một nghiên cứu năm 2010 trên các bài viết được email nhiều nhất trên tờ New York Times cho thấy các bài có yếu tố cảm xúc được chia sẻ thường xuyên hơn. Đặc biệt, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các bài viết tích cực được chia sẻ thường xuyên hơn là tiêu cực. Điều gì sẽ xảy ra nếu quy tắc tương tự được ứng dụng cho quảng cáo Facebook – liệu quảng cáo tích cực sẽ có số lượt thích và nhấp chuột cao hơn?
Dưới đây là ba chiến thuật chính để tạo cảm giác hạnh phúc trong các mẫu quảng cáo:
- Thiết kế có màu sắc rực rỡ.
- Bổ sung hình ảnh những người mỉm cười trong quảng cáo.
- Sử dụng tính từ và động từ có ý nghĩa tích cực.
Eventbrite đã rất thành công khi áp dụng phương pháp trên trong các chiến dịch quảng cáo Facebook của mình.
Quảng cáo của Eventbrite không chỉ đơn thuần kích hoạt cảm xúc tích cực đối với đề nghị đi kèm mà sẽ khiến mọi người nhớ đến thương hiệu với những cảm xúc vui vẻ.
Một nghiên cứu đã phân tích hơn 1 triệu nhận xét trên các website trực tuyến như TripAdvisor và nhận thấy rằng các nhà hàng nhận được đánh giá tốt hơn hẳn vào những ngày thời tiết tốt và đánh giá tồi tệ hơn vào bất cứ ngày nào có mưa.
Nếu mục tiêu của bạn là làm cho mọi người nhớ thương hiệu nhờ khả năng xóa đi tâm trạng u ám trong những ngày mưa, hãy tạo ra các mẫu quảng cáo tích cực hơn. Marketing hạnh phúc có thể mang lại kết quả thực sự ấn tượng cho doanh nghiệp B2C. Chẳng hạn, các nhà sản xuất rượu thường đăng tải những mẫu quảng cáo với hình ảnh các gia đình, nhóm bạn bè đang thưởng thức những bữa tiệc trên bãi biển hoặc bữa tiệc tối ấm cúng.
#5. Học cách xóa đi những cảm xúc tiêu cực
Đề cập tới những suy nghĩ tiêu cực trong quảng cáo Facebook không phải lúc nào cũng xấu. Đặc biệt là khi sau khi chia sẻ những suy nghĩ tiêu cực là những giải pháp hiệu quả đi kèm để giúp bạn thấy ổn hơn, tuy nhiên, đừng quá lạm dụng.
Một nghiên cứu tại Stanford GSB và Đại học Tel Aviv đã khám phá ra rằng một chút thông tin tiêu cực có thể làm tăng ấn tượng tích cực của người tiêu dùng về một sản phẩm hay dịch vụ. Vì lẽ đó, chìa khóa để thành công trong quảng cáo Facebook có thể nằm ở việc bổ sung một lượng nhỏ thông tin tiêu cực. Chẳng hạn, tiêu đề quảng cáo của Contently có thể khiến nhiều nhà tiếp thị lo lắng: “Nếu tương lai của nội dung không phải là blog, chúng ta sẽ làm gì?”.
Nhưng, ngay sau khi tiêu đề tiêu cực của quảng cáo thu hút sự chú ý của người đọc, giải pháp đã được đưa ra: “Thêm video. Thêm các tài liệu hướng dẫn. Bổ sung Infographic”.
Theo nghiên cứu viral content của New York Times, một số cảm xúc tiêu cực góp phần cộng hưởng vào sự lan truyền, chia sẻ tốt hơn so với những loại hình khác. Đặc biệt là cảm xúc tiêu cực của sự tức giận.
Dưới đây là một số cách tận dụng cảm xúc tiêu cực để mang lại hiệu quả tốt nhất trong các mẫu quảng cáo:
- Thu hút sự chú ý của khán giả bằng một tiêu đề tiêu cực.
- Chia sẻ với khách hàng mục tiêu một mặc định nhỏ về sản phẩm của bạn để chứng tỏ bạn không giấu giếm bất cứ thứ gì.
- Nhắc nhở các độc giả về thực tế hoặc tình huống tiêu cực mà họ gặp phải hàng ngày.
#6. Mang lại hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn
Tất cả chúng ta đều hy vọng rằng mình sẽ đẹp hơn, thông minh hơn và vui vẻ hơn. Đó là lý do chúng ta thích mua sắm những thứ mới – để bổ sung thêm những sắc màu mới trong cuộc sống. Mặc dù trong sâu thẳm, mọi người đều biết rằng vật chất sẽ không làm mình hạnh phúc hơn, nhưng bất cứ ai cũng hy vọng điều kỳ diệu nào đó sẽ xảy ra.
Quảng cáo Facebook của Shopify thu hút sự chú ý khi tạo được niềm tin hy vọng cho người đọc thông qua ngôn ngữ đầy khao khát và sáng tạo rực rỡ. “Bắt đầu cuộc hành trình của chính bạn” và “Trải nghiệm nhiều hơn” chính là những khẩu hiệu tuyệt vời khi “nói chuyện” với khách hàng mục tiêu của Shopify.
Bây giờ bạn đã biết rằng cảm xúc của hy vọng có thể được kích hoạt thông qua những mẫu quảng cáo đầy tính nghệ thuật. Liệu còn có cách làm nào khác không nhỉ? Trên thực tế, khi đưa ra một mẫu quảng cáo làm dấy lên hy vọng thì đồng thời cũng nên gợi ý một nền tảng hoặc giải pháp hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Ví dụ: nếu bạn hứa sẽ có nhiều cải tiến tuyệt vời trong làm việc theo nhóm hãy chi tiết bằng cách chào tạm biệt email, cập nhật trạng thái, notepad…và miễn phí cho nhóm dưới 15 người chẳng hạn.
#7. Cảm giác tự hào
Theo Dan Hill, tác giả của cuốn Emotionomics: Leveraging Emotions for Business Success (tạm dịch: Kinh tế học cảm xúc: Tận dụng cảm xúc để thành công trong kinh doanh) chia sẻ: cảm xúc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành động tức thì của chúng ta.
Chiến dịch Facebook của LEGO đã thực sự thành công khi ứng dụng hoàn hảo yếu tố này, làm cho các bà mẹ hết sức tự hào về con mình đồng thời nhắc nhở họ về khả năng sáng tạo những điều tuyệt vời của trẻ. Hơn nữa, chiến dịch của LEGO còn sử dụng cảm xúc của hy vọng khi thấu hiểu mong muốn của nhiều bậc phụ huynh muốn thấy con của họ học hành giỏi giang và thành đạt trong cuộc sống.
Một cách khác để làm cho mọi người cảm thấy tự tin hơn khi mua hàng là nhắc nhở rằng họ đang đưa ra một sự lựa chọn đặc biệt thông minh. Đó là chính xác những gì Dollar Shave Club làm khi chia sẻ với người mua rằng họ đang lựa chọn một sản phẩm hết sức thông minh cho việc cạo râu.
#8. Tạo cảm giác cấp bách, hối thúc
Khi bạn cho mọi người quá nhiều thời gian để đưa ra quyết định, họ sẽ trì hoãn rồi sau đó có thể lãng quên. Tuy nhiên, nếu giới hạn thời gian, mọi người sẽ cảm thấy lo lắng về việc bỏ lỡ những đề nghị tuyệt vời. Áp dụng sự khan hiếm và tính cấp bách trên website đã chứng minh giúp tăng doanh số bán hàng tăng tới 332%. Nhưng làm thế nào để áp dụng chiến thuật này để tăng tỷ lệ nhấp quảng cáo? Groupon thậm chí đã thêm thời gian kết thúc theo múi giờ để làm cho đề nghị của họ trở nên khẩn cấp hơn.
Gợi ý để tạo cảm giác cấp bách trong các mẫu quảng cáo Facebook:
- Xác định thời gian rõ ràng, ví dụ: chỉ ngày hôm nay hoặc sẽ kết thúc trong vòng 24 giờ.
- Đưa ra mức giảm giá lớn, chẳng hạn: giảm 60% chỉ trong hôm nay.
- Chú ý tới cách cung cấp thông tin khuyến mại sao cho đơn giản và ngắn gọn.
- Thông tin khuyến mại nên để trong tiêu đề hoặc ảnh của mẫu quảng cáo.
- Có sự kết hợp ăn ý giữa thông tin trên mẫu quảng cáo và trang đích.
#9. Dành tặng món quà bất ngờ cho đối tượng mục tiêu
Báo cáo của Psychology Today chia sẻ hình ảnh chụp cộng hưởng từ bộ não cho thấy người tiêu dùng sử dụng cảm xúc thay vì thông tin để đánh giá một thương hiệu. Nếu bạn đang tìm kiếm một cảm xúc mạnh mẽ, ngay lập tức thu hút sự chú ý của khán giả, hãy tạo một đề nghị làm họ ngạc nhiên. Một cách đơn giản là tiến hành khảo sát và chia sẻ các thống kê thú vị với khách hàng mục tiêu. Đó chính xác là những gì Grammarly đã làm:
Bạn cũng có thể học cách áp dụng cách tiếp cận bất ngờ dựa trên nguyên tắc: những điều ngạc nhiên thú vị sẽ khiến mọi người cảm thấy đặc biệt và quan trọng. Tặng phiếu giảm giá hoặc một số bất ngờ dễ chịu khác để thu hút sự chú ý của khán giả trên Facebook và khiến họ tin tưởng của bạn.
Khách hàng của G2 Crowd sẽ nhận được một thẻ quà tặng Starbucks trị giá 5$ sau khi họ hoàn thành một khảo sát nhanh. Chiến thuật này hiệu quả vì hai lý do:
- Mọi người sẽ rất ngạc nhiên khi nhận được thẻ quà tặng giá trị.
- Bằng cách tham gia khảo sát, họ sẽ quen thuộc hơn với G2 Crowd.
Ngoài ra, các mẫu quảng cáo Facebook hấp dẫn, ấn tượng còn được phân phối tự nhiên thông qua việc đối tượng mục tiêu của bạn thích và chia sẻ. Theo một nghiên cứu của Nielsen, 83% số người được hỏi nói rằng họ luôn tin tưởng vào các khuyến nghị của bạn bè và người thân, điều này làm cho việc tương tác với đối tượng mục tiêu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
#10. Trở thành thành viên của một cộng đồng “danh giá”
Thành công của một số thương hiệu hàng đầu bắt nguồn từ việc xây dựng cộng đồng – chiến dịch tiếp thị với mức chi phí thấp và phù hợp với hầu hết quy mô doanh nghiệp. Starbucks, Google, Apple…đều đã áp dụng hình thức này.
Mọi người hiện có xu hướng tìm kiếm thông tin và hỗ trợ từ bạn bè của mình. Bên cạnh đó, nhu cầu trở thành một phần của cộng đồng “đẳng cấp” hơn chính chúng ta hiện tại góp phần không nhỏ trong việc cải thiện động lực, sức khoẻ và hạnh phúc của chúng ta. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đưa ra một lời mời đến một câu lạc bộ danh tiếng với những thành viên tuyệt vời khi click vào một mẫu quảng cáo?
Cách tiếp cận này thường được sử dụng trong tiếp thị sự kiện. Bằng cách chia sẻ thông tin về những khách mời nổi tiếng sẽ giúp mọi người hào hứng đăng ký. Dưới đây là ví dụ của Litmus, với lời mời tham gia “cộng đồng nhà tiếp thị và thiết kế tài năng”.
Làm thế nào để ứng dụng marketing cảm xúc trong trường hợp này?
- Đưa ra lời mời tham gia cộng đồng hấp dẫn.
- Chia sẻ thông tin những người có ảnh hưởng đã sử dụng sản phẩm của bạn.
- Đề cập đến quy mô người dùng để thuyết phục về giá trị của cộng đồng.
- Đưa ra “thách thức” vừa đủ để mọi người đánh giá cao giá trị của cộng đồng.
#11. Xóa bỏ mặc cảm tội lỗi
Mọi người thường cảm thấy có lỗi về nhiều thứ khác nhau, nhưng có một điều chắc chắn: nếu bạn có thể chạm đúng điểm đau, bạn sẽ thu hút được sự chú ý của họ. Đồng thời, khi cảm thấy có lỗi ới bản thân chẳng hạn, chúng ta thường có xu hướng phản ứng tốt với các gợi sửa lỗi nhỏ, ngắn hạn. Đó là lý do tại sao số lượng thành viên phòng tập tăng vọt sau kỳ nghỉ Tết.
Một nghiên cứu được công bố bởi Đại học British Columbia cho thấy tội lỗi có thể là một công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy sự tự cải thiện và việc bán bán các sản phẩm và dịch vụ giúp tự cải thiện bản thân ngày càng trở nên sôi động. Đây chính là lý do tạo nên thành công của chiến dịch quảng cáo Facebook mà Scoro đã triển khai, với một câu hỏi duy nhất: “Bạn đang nỗ lực làm việc hay hầu như không làm gì?” để mọi người cân nhắc xem mình đóng góp cho công việc ra sao. Đồng thời, ngay trong mẫu quảng cáo cũng cung cấp 89 giải pháp để cải thiện năng suất của bản thân.
Hãy nhớ rằng marketing cảm xúc lấy cảm giác tội lỗi làm trung tâm sẽ mang lại kết quả tốt nhất nếu bạn cung cấp một giải pháp hiệu quả khắc phục vấn đề của đối tượng. Quảng cáo của Slack đã có cách tiếp cận tương tự bằng cách đặt câu hỏi: “Hộp thư đến của bạn liệu có nằm ngoài tầm kiểm soát?”. Một lý do khác khiến quảng cáo này hiệu quả là cụm từ đầy cảm xúc “Yikes” trong hình ảnh đầu tiên, ngay lập tức thu hút sự chú ý của mọi người.
Làm thế nào để ứng dụng cảm giác tội lỗi cho các chiến dịch quảng cáo thành công:
- Nhắc nhở khách hàng về một sai lầm nhỏ mà họ đang mắc phải.
- Đưa ra một giải pháp nhanh chóng “thổi bay” vấn đề.
- Sử dụng những từ mạnh mẽ kích động cảm xúc tiêu cực và thu hút sự chú ý.
#12. Khiến mọi người cảm thấy mình quan trọng
Cảm giác có ý nghĩa với một ai đó được đánh giá là một trong sáu nhu cầu cơ bản của con người. Tất cả chúng ta đều muốn mình trở nên quan trọng và có giá trị với người khác. Và các nhà tiếp thị thông minh đã không bỏ lỡ cơ hội vận dụng yếu tố này trong các chiến dịch marketing cảm xúc để tạo ra các mẫu quảng cáo đầy sức hút và lôi cuốn. Chẳng hạn quảng cáo thông minh của Spotify:
Bằng cách tạo ra một cung cấp giá trị mang tính cá nhân hóa, Spotify đã khơi gợi sự tò mò đồng thời, khiến cho mọi người cảm thấy mình quan trọng hơn.
Phần kết luận
Cảm xúc có thể giúp bạn tạo ra các mẫu quảng cáo Facebook xứng đáng để khách hàng click. Theo một báo cáo của Nielson năm 2016, cảm xúc là yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả trong quảng cáo và một số mẫu tạo ra phản ứng cảm xúc tốt nhất cũng góp phần gia tăng doanh số tới 23%.
Áp dụng marketing cảm xúc cho các chiến dịch Facebook của bạn không khó như chúng ta vẫn lầm tưởng. Tất cả chỉ bắt đầu tư những câu từ thông minh, thiết kế ấn tượng và dĩ nhiên không thể thiếu sự sáng tạo. Đồng thời, chắc chắn bạn không thể bỏ qua những cảm xúc: nỗi sợ bị bỏ rơi, cảm giác hứng thú, tò mò, hạnh phúc hay trở nên quan trọng với một ai đó.
Trong bối cảnh khách hàng trung thành ngày càng trở nên quan trọng, để chuyển đổi thành công một khách hàng mới, bạn sẽ tốn chi phí gấp 6 đến 7 lần so với việc giữ chân khách hàng hiện tại thì việc kết nối cảm xúc, chạm tới trái tim khách hàng qua những mẫu quảng cáo ý nghĩa chắc chắn sẽ đóng một vai trò đặc biệt.
Theo Kissmetrics
Bài liên quan: