Tất nhiên, điều này không có nghĩa sử dụng thủ thuật kể chuyện trong marketing là một cách làm mới bởi Subiz đã có những bài viết về chủ đề này trước đây. Những copywriter và marketer xuất chúng nhất luôn biết cách khiến cho các khách hàng có sự liên kết về mặt cảm xúc từ đầu tới cuối, thậm chí còn trước khi Internet ra đời.
Sự trỗi dậy của digital storytelling nhằm theo đuổi khách hàng
Mối quan tâm tăng dần lên dành cho digital storytelling là bởi sự cần thiết của chúng trong việc theo đuổi khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, mặt khác, điều này còn được “châm ngòi” nhờ sự trỗi dậy của hàng loạt kênh marketing số, tạo thuận lợi cho digital storytelling.
Hãy nghĩ về mối liên kết giữa storytelling và sự chia sẻ trên mạng xã hội. Hoặc về digital content marketing cùng những liên kết tự nhiên với phần chữ và mặt hình ảnh – công nghệ số – mạch kể chuyện. Bạn sẽ không còn nghi ngờ gì về điều này: câu chuyện kể thu hút nhiều sự chú ý hơn trong bối cảnh truyền thông đang tiếp tục bị phân tán, thời gian quan tâm ngắn đi, khách hàng ngày càng thiếu lòng tin vào các thương hiệu luôn tự tin, có thông điệp sản phẩm “Nhìn vào chúng tôi” hoặc đơn thuần dựa trên lợi ích. Tất cả các hiện tượng này, bằng cách này hay cách khác đều được điều khiển bằng việc người tiêu dùng sử dụng phương tiện và công nghệ số.
Cá nhân hóa
Người tiêu dùng có thực sự ưa thích những câu chuyện? Theo đuổi khách hàng có luôn cần tới chúng? Đôi lúc, khách hàng chỉ muốn được cung cấp các sự thực và câu trả lời thắng thắn. Lúc này, việc giải đáp câu hỏi trở thành một phần trong chiến lược content marketing. Tuy nhiên, ngay cả trong những trường hợp này, digital storytelling vẫn có thể tương thích khi được sử dụng đúng đắn. Những lý do đúng bao gồm:
- Tạo sự kết nối lâu dài về mặt cảm xúc.
- Gây cảm hứng và tương tác với sự tập trung vào cá nhân cũng như câu chuyện của khách hàng.
- Trở nên tốt hơn câu trả lời tốt nhất.
Cá nhân hóa chuyện kể có thể là một trong những cách làm tốt nhất hiện nay trong thế giới digital storytelling. Số lượng, chất lượng của các thông tin và dữ liệu liên quan tới khách hàng cho phép chúng ta sáng tạo ra những câu chuyện bao gồm cả khách hàng theo những cách chưa từng có. Trong các ví dụ về cách marketing tốt, những câu chuyện xảy ra với sự kết hợp của sự tham gia, tính cách và tập trung vào người tiêu dùng như là một phần của câu chuyện (thay vì chỉ nói về thương hiệu hay sản phẩm). Đây là chất liệu thiết yếu để bạn cho ra đời các câu chuyện nổi bật và ghi dấu trong tâm trí người tiêu dùng, đặc biệt nếu câu chuyện đó có chứa sự bất ngờ.
Mọi người cần được tạo kết nối với những câu chuyện bởi nếu họ là một phần của chuyện kể đó, hiệu quả sẽ tăng mạnh. Vì sao đây là một quan điểm không thể bị đảo ngược? Lý do là bởi chúng ta không phải những người kể chuyện chuyên nghiệp và khách hàng có những câu chuyện của riêng họ. Những câu chuyện của khách hàng là gì? Họ phản chiếu thế nào bằng dữ liệu hoặc bằng nội dung do người dùng sáng tạo?
Ai cũng đều là người kể chuyện và người nghe
Chúng ta thường có xu hướng coi người tiêu dùng là “khán giả”. Đó là thuật ngữ được áp dụng trong content marketing. Hãy thử nhìn sự việc dưới một góc khác: câu chuyện của họ là gì và chúng ta đã biết đủ về nó hay chưa. Việc làm này sẽ đưa chúng ta tới vị trí của khán giả để thấu hiểu dưới góc nhìn, tai nghe của họ.
Cấu trúc truyền thống của một câu chuyện có thể không cần thiết bởi tất cả chúng ta đều đồng thời là người kể chuyện và người nghe. Điều quan trọng là hành trình, là trải nghiệm, là cảm xúc qua từng yếu tố của câu chuyện và cách khách hàng nhận diện hoặc thậm chí hóa thân vào nhân vật.
Tư duy mạch lạc về các kỳ vọng và khách hàng khiến cách tiếp cận hoặc định dạng mang tính cá nhân hóa, hợp văn cảnh, tương tác tốt hơn. Đồng thời, bạn sẽ lắng nghe các câu chuyện kể từ khách hàng hiệu quả.
Câu chuyện => dữ liệu => câu chuyện
Đó là lý do tại sao dữ liệu và cách đo lường không còn là tùy chọn “có cũng được mà không có cũng chẳng sao” trong digital storytelling. Câu chuyện đáng nhớ như thế nào, mức độ cá nhân hóa ra sao, liệu nó có đáp ứng được kỳ vọng và phù hợp với văn cảnh? Giá trị chung là gì và chúng ta có thể làm cho nó hay hơn, tương tác nhiều hơn hay không? Cuối cùng, câu chuyện có nhận được sự chia sẻ rộng rãi và vì sao?
Những câu chuyện hay luôn nhận được sự chia sẻ trên các kênh mạng xã hội. Người tiêu dùng thậm chí còn có “quyền năng” giúp câu chuyện lan tỏa xa hơn. Bằng cách lồng ghép hình ảnh khách hàng vào trong câu chuyện hoặc thậm chí sử dụng câu chuyện của họ, bạn không những tỏ rõ sự chú ý tới khách hàng mà còn “nâng cấp” câu chuyện của họ theo những cách bất ngờ. Kể chuyện là một cách kết nối xã hội, từ đó tạo sự chia sẻ và biến marketing trở nên lan tỏa mạnh mẽ.
Thu thập insight về cách câu chuyện được ra đời, kể lại, chia sẻ sẽ đem lại nhiều ý tưởng mới đế sáng tạo thêm câu chuyện. Bạn sẽ trở thành những người tham gia tích cực trong thế giới digital marketing, kể lại những câu chuyện chạm đến trái tim và cảm xúc khách hàng.
Nguồn: I-Scoop
Bài liên quan: