Bạn có bao giờ tự hỏi về cách mà các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trực tuyến một cách hiệu quả mà không phải trả tiền cho việc quảng cáo chỉ khi có người thực sự tương tác với quảng cáo đó? Đó chính là một trong những lợi thế của quảng cáo PPC. Hệ thống này cho phép bạn trả tiền khi có ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn, giúp tiết kiệm nguồn lực quảng cáo và tối ưu hóa kết quả. Tìm hiểu về PPC marketing với những loại hình phổ biến như quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị,.. và những lợi ích của chúng cho chiến lược tiếp thị của bạn.
PPC là gì?
PPC là cụm từ viết tắt của Pay Per Click, được xem là hình thức quảng cáo trả phí dựa theo mỗi lượt nhấp. Các doanh nghiệp cần chi trả tiền mỗi khi ai đó nhấp vào quảng cáo, số tiền sẽ dựa trên chi phí giá thầu mà doanh nghiệp đề ra cho chiến dịch quảng cáo đó.
Các nền tảng phổ biến bạn có thể thấy về quảng cáo PPC như Google, Youtube; các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tik Tok,..; hay các ứng dụng trên di động như Zing MP3, Spotify,.. Đặc biệt đối với quảng cáo PPC nhà quảng cáo có thể đặt giới hạn chi phí tối đa cho mỗi lần nhấp chuột và chi phí có thể phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh và hiệu suất của quảng cáo.
Mục tiêu của quảng cáo PPC
Mục tiêu của quảng cáo PPC là giúp các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu tiếp thị như:
- Tăng nhận diện thương hiệu: PPC giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhiều người hơn, nâng cao nhận thức thông qua quá trình quảng cáo chẳng hạn như quảng cáo PPC có thể giúp bạn xuất hiện ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm, ngay cả khi trang web của bạn không được tối ưu hóa SEO tốt.
- Tăng lưu lượng truy cập trang web, tăng nhiều khách hàng tiềm năng hơn, tăng doanh số bán hàng
- Tăng tỉ lệ chuyển đổi: PPC giúp các doanh nghiệp tăng chuyển đổi bằng cách nhắm mục tiêu chính xác, bạn có thể tạo ra các quảng cáo hấp dẫn, lời kêu gọi hành động như mua hàng, đăng ký hoặc điền biểu mẫu
- Giảm chi phí tiếp thị: Quảng cáo PPC chỉ tính phí khi có người nhấp vào quảng cáo giúp tiết kiệm chi phí và chỉ trả tiền cho những lượt truy cập có giá trị. Theo WordStream các doanh nghiệp sử dụng quảng cáo PPC có thể giảm chi phí tiếp thị trung bình xuống 20%.
Ưu điểm của quảng cáo PPC
Quảng cáo PPC có nhiều ưu điểm giúp cho việc quảng cáo và quản lý chiến dịch một cách tốt hơn. Một số ưu điểm nổi bật của quảng cáo PPC:
- Quảng cáo PPC chỉ tính phí khi có người nhấp vào quảng cáo giúp tiết kiệm chi phí và chỉ trả tiền cho những lượt truy cập có giá trị
- Có thể được nhắm mục tiêu theo vị trí, nhân khẩu học, sở thích và các yếu tố khác tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn
- PPC cung cấp các công cụ đo lường hiệu suất chi tiết, giúp bạn biết được tỷ lệ chuyển đổi, số lần nhấp chuột, chi phí trung bình cho mỗi chuyển đổi, và ROI
- Tăng lưu lượng truy cập trang web, tăng nhận diện thương hiệu và HubSpot cho thấy 64% doanh nghiệp sử dụng PPC tăng lưu lượng truy cập trang web
- Hiệu quả trong việc tăng tỷ lệ chuyển đổi trong quảng cáo trung bình lên 2,35% (Theo WordStream)
Nhược điểm của quảng cáo PPC
Tuy nhiên quảng cáo PPC cũng có những nhược điểm như:
- Mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp cần chọn từ khóa phù hợp và tạo quảng cáo hấp dẫn để cạnh tranh với các đối thủ khác
- Quảng cáo PPC có thể phức tạp và khó quản lý, đòi hỏi người chạy quảng cáo phải có kiến thức và kinh nghiệm
- Nếu khách hàng hạn chế quyền truy cập hoặc không quan tâm đến nội dung tương tự, quảng cáo có thể bị hạn chế hiển thị hoặc không hiển thị.
Phương thức hoạt động của quảng cáo PPC
Quảng cáo PPC hoạt động dựa trên một hệ thống đấu giá. Các nhà quảng cáo đặt giá thầu cho các từ khóa mà họ muốn nhắm mục tiêu. Nhà quảng cáo đặt giá thầu cao nhất sẽ có quảng cáo của họ xuất hiện ở vị trí cao nhất trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm
Để bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động của giá thầu có thể minh họa như: Bạn đặt giá thầu tối đa cho mỗi lần nhấp chuột là 15.000 đồng. Có nghĩa là bạn sẽ trả một số tiền ít hơn hoặc bằng 15.000 đồng cho mỗi lượt người dùng nhấp vào quảng cáo. Nếu bạn đấu giá chung với một đối thủ khác và đối thủ đó trả 15.000 đồng, bạn chỉ cần trả một số tiền cao hơn một chút như 15.001 đồng để quảng cáo của bạn xuất hiện trước. Tuy nhiên, nếu đối thủ chấp nhận trả giá cao hơn ví dụ như 20.000 đồng, thì quảng cáo của họ sẽ được ưu tiên hiển thị trước.
Những loại hình PPC marketing phổ biến
Loại hình PPC marketing là các phương pháp tiếp thị trực tuyến mà bạn phải trả tiền dựa trên mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo. Dưới đây là một số loại hình PPC marketing phổ biến
Quảng cáo hiển thị (Display Ads)
Quảng cáo hiển thị (Display Advertising) là một hình thức tiếp thị trực tuyến trong đó các quảng cáo được hiển thị trên các trang web, ứng dụng di động, hoặc nền tảng trực tuyến khác thông qua mạng lưới quảng cáo. Quảng cáo hiển thị thường sử dụng hình ảnh, video, văn bản… và được đăng tải trên các phương tiện truyền thông để thu hút sự chú ý của người xem và thúc đẩy họ thực hiện hành động như nhấp vào quảng cáo hoặc truy cập trang web của bạn. Tuy nhiên quảng cáo hiển thị có tỉ lệ chuyển đổi thấp hơn so với loại hình quảng cáo tìm kiếm. Về lợi ích quảng cáo hiển thị có thể:
- Quảng cáo hiển thị có phạm vi tiếp cận rộng đến hàng triệu người dùng Internet trên toàn thế giới giúp
- Có tính linh hoạt với nhiều định dạng khác nhau như hình ảnh, văn bản, video và quảng cáo tương tác giúp các doanh nghiệp lựa chọn định dạng phù hợp với mục tiêu quảng cáo
Tìm kiếm có trả phí (Search Ads)
Quảng cáo tìm kiếm là loại hình quảng cáo được sử dụng nhiều nhất hiện nay giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng cách hiển thị quảng cáo trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP) khi người dùng tìm kiếm các từ khóa hoặc cụm từ liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Ví dụ đơn giản về quảng cáo tìm kiếm có trả phí như: Một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch có thể chạy quảng cáo tìm kiếm cho các từ khóa như “du lịch”, “tour du lịch” và “vé máy bay” thì quảng cáo sẽ hiển thị khi người dùng tìm kiếm các từ khóa này trên các công cụ tìm kiếm.
Quảng cáo tìm kiếm chỉ hiển thị khi người dùng tìm kiếm các từ khóa hoặc cụm từ liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng và tăng khả năng họ thực hiện hành động mong muốn như mua hàng, liên hệ với doanh nghiệp.
Quảng cáo trả phí trên mạng xã hội (Paid Social Ads)
Quảng cáo trả phí trên mạng xã hội (Paid Social Ads) là một hình thức tiếp thị kỹ thuật số sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, Snapchat và nhiều nền tảng khác để phân phối quảng cáo đến đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Đối với quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội có thể đem lại những lợi ích như:
- Có thể linh hoạt điều chỉnh ngân sách quảng cáo phù hợp với nhu cầu và mục tiêu
- Khả năng đo lường giúp doanh nghiệp theo dõi, đánh giá hiệu quả của quảng cáo
Quảng cáo tiếp thị lại (Remarketing Ads)
Quảng cáo tiếp thị lại là một hình thức quảng cáo PPC trực tuyến giúp các doanh nghiệp tiếp cận lại những người dùng đã từng truy cập website hay ứng dụng. Quảng cáo tiếp thị lại có thể được nhắm mục tiêu theo nhiều yếu tố bao gồm trang web, ứng dụng mà người dùng đã truy cập, hay những sản phẩm, dịch vụ mà họ đã xem và hành động mà họ đã thực hiện trên website, ứng dụng. Đối với hình thức này có thể khuyến khích khách hàng thực hiện các hành vi mà họ đã quan tâm như mua một mặt hàng đã từng được thêm vào giỏ hàng của họ.
Đối với hình thức quảng cáo tiếp thị lại bạn sẽ thấy những lợi ích như:
- Thúc đẩy chuyển đổi bằng cách khuyến khích người dùng thực hiện hành động cụ thể như mua hàng, đăng ký nhận, liên hệ với doanh nghiệp
- Giúp các doanh nghiệp tăng ROI bằng cách nhắm mục tiêu đến những người dùng đã thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ
Những cách thức quản lý quảng cáo PPC
Quản lý chiến dịch PPC hiệu quả là một quá trình liên tục và bạn cần quản lý thường xuyên để chiến dịch luôn hoạt động một cách tốt nhất. Những lưu ý cho bạn khi thực hiện một quảng cáo PPC để đạt được kết quả mong muốn:
Nghiên cứu từ khóa: Bổ sung từ khóa liên quan đến ngành kinh doanh của bạn có thể tăng cơ hội tiếp cận của chiến dịch PPC. Tuy nhiên, cần xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo rằng các từ khóa này thực sự giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi của quảng cáo
Thêm từ khóa phủ định: loại bỏ các cụm từ không chuyển đổi, làm cho chiến dịch trở nên liên quan hơn, tiết kiệm nguồn lực. Ví dụ: nếu bạn bán đồ nội thất mới, bạn có thể thêm từ khóa phủ định “nội thất thanh lý” để ngăn quảng cáo của bạn hiển thị cho những người đang tìm kiếm đồ nội thất cũ, giúp quảng cáo tối ưu hơn
Tạo các nhóm quảng cáo: cụ thể để tối ưu hóa việc quản lý trang đích và nội dung quảng cáo giúp cải thiện tỷ lệ nhấp chuột (CTR). Mỗi nhóm quảng cáo bao gồm một tập hợp các từ khóa, nội dung quảng cáo và trang đích liên quan đến chiến lược tiếp thị. Hiểu một cách đơn giản hơn bạn đang kinh doanh về mặc hàng giày và bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo PPC trên Google Ads bạn sẽ tạo một nhóm quảng cáo riêng cho giày chạy bộ. Trang đích của nhóm này sẽ là một trang chuyên về giày chạy bộ, nội dung quảng cáo sẽ tập trung vào các sản phẩm liên quan đến việc chạy bộ.
Tối ưu hóa trang đích (còn gọi là Landing Page) điều chỉnh nội dung và lời kêu gọi hành động (CTA) hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của người dùng. Hạn chế hướng tất cả lưu lượng truy cập vào cùng một trang, hãy xem xét tạo nhiều trang đích hơn để phù hợp với các chiến dịch cụ thể
Những hình thức quảng cáo PPC cung cấp cho doanh nghiệp nhiều cơ hội tiếp cận đối tượng mục tiêu và đo lường hiệu suất quảng cáo một cách chi tiết. Tùy thuộc vào mục tiêu tiếp thị và ngân sách, người quảng cáo có thể chọn chiến lược phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất trong chiến dịch quảng cáo.