1. Danh mục sở thích
Danh mục sở thích phân tích những thông số cụ thể dựa trên những người truy cập website của bạn. Google phân loại chúng qua danh mục sở thích, lối sống và sản phẩm đã mua. Các bạn có thể tìm thấy phần này trong mục Đối tượng của Analytics. Tận dụng những thông tin này, bạn có thể thỏa sức sáng tạo nội dung về phim ảnh, âm nhạc, tin tức, du lịch,… mà đối tượng mục tiêu quan tâm.
2. Từ khóa
Bạn có thêm một cách tuyệt vời khác để tìm hiểu sở thích của khách hàng mục tiêu, đặc biệt những chủ đề liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, thông qua việc tìm hiểu những cụm từ tìm kiếm dẫn họ đến website của bạn.
Những cụm từ được nhiều người cùng tìm kiếm sẽ là những từ khóa rất tiềm năng mà khách hàng của bạn quan tâm, bạn nên tận dụng để xây dựng chủ đề nội dung có liên quan. Từ khóa hoặc cụm từ tìm kiếm có thể được tìm thấy dưới trong mục Sức thu hút → Tất cả lưu lượng truy cập, với một loạt những từ khóa được gợi ý.
3. Tính năng tìm kiếm trên trang web của bạn
Tính năng tìm kiếm trên website của bạn là một trong những yếu tố dễ bị bỏ qua nhất. Tuy nhiên, bằng cách nhìn vào những gì khách truy cập đang tìm kiếm, bạn có thể trực tiếp hiểu được những gì họ đang quan tâm. Trong Google Analytics bạn có thể tìm thấy những cụm từ tìm kiếm của khách hàng bằng cách quan tâm đến tab Hành vi → Luồng hành vi → Tìm kiếm trang web.
Trong đó, không những có thể tìm thấy cụm từ tìm kiếm mà khách truy cập quan tâm, bạn còn có thể đánh giá tầm quan trọng hoặc mức độ liên quan đến đối tượng mục tiêu của những cụm từ đó, dựa trên lượng tìm kiếm với những điều kiện tương tự. Tận dụng điều này, bạn có thể sáng tạo một danh sách chủ đề dựa trên thói quen tìm kiếm của khách hàng.
4. Nhận xét trên blog
Chia sẻ mà khách truy cập để lại trong phần Bình luận thể hiện mức độ tương tác với nội dung của bạn. Càng nhiều ý kiến càng thể hiện sự đa dạng cũng như thông tin mà họ quan tâm – điều này thể hiện những mối quan tâm sâu hơn nữa trong lĩnh vực bạn đang đề cập và trở thành nội dung tuyệt vời bạn có thể sử dụng để tinh chỉnh chiến lược nội dung của mình.
Chẳng hạn, một cuộc tranh luận hay thảo luận kéo dài liên quan đến một bài viết cụ thể mà bạn đăng tải, bạn có thể mở rộng về chủ đề này trong những nội dung tiếp theo trên mạng xã hội để thu hút lượng tương tác nhiều hơn.
5. Trang nào có lưu lượng truy cập thường xuyên nhất
Nhìn vào Analytics, bạn có thể xác định trang hoặc bài đăng trên blog mà khách truy cập xem nhiều nhất. Bạn cũng có thể biết thời gian trên trang của họ là bao lâu. Sử dụng thông tin này, bạn có thể tạo ra nhiều nội dung hơn về những lĩnh vực mà đối tượng quan tâm. Ngoài ra, bạn cũng có thể khai thác nội dung phổ biến trên site theo những góc độ khác nhau: một hướng tiếp cận mà chủ đề chưa được khai thác trước đây, hoặc hậu trường sáng tạo sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng chưa từng biết tới.
Bây giờ, bạn đã có những gợi ý tuyệt vời cho để sáng tạo nội dung. Đừng quên chia sẻ trải nghiệm của bạn với Subiz nhé !
Nguồn: Entrepreneur
Bài liên quan: Sử dụng số liệu của Subiz trong Google Analytics để đánh giá chiến dịch marketing