Nhận biết vị thế độc tôn
Là một marketer phụ trách mảng nội dung, hẳn sẽ có lúc bạn mong mình làm việc ở một ngành thú vị hơn, như thời trang hay du lịch. Nhưng điểm tích cực là, bạn sẽ gặp ít đối thủ hơn, do đó dễ dàng trở nên nổi bật và ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng.
Ví dụ, trong công nghiệp sản xuất các thiết bị gia dụng có chức năng làm sạch nhà cửa, công ty Bissell đã cực kỳ sáng tạo khi phát triển theo hướng đi mới. Thay vì lãng phí thời gian để giải thích cho khách hàng về những thứ họ không thực sự quan tâm như máy hút chân không, họ đã xây dựng một chiến dịch lớn xung quanh việc làm thế nào để quản lý thời gian tốt hơn. Họ truyền tải tới khách hàng thông điệp: bằng cách sử dụng máy hút chân không mới, họ sẽ có nhiều thời gian để làm các việc khác như dành thời gian cho gia đình hay đi du lịch.
Chiến dịch này đã có hiệu quả. Cuộc thi “Món quà thời gian” đã nhận được sự quan tâm lớn từ người dùng Facebook.
Sử dụng thông tin độc nhất
Đối với những công ty thuộc lĩnh vực B2B, sẽ có rất nhiều cách để các công ty này sử dụng các thông tin độc đáo và có tính chuyên môn hóa thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng. Một ví dụ điển hình là nền tảng email marketing Mailchimp. Họ thường xuyên dùng khả năng thống kê tỉ lệ mở email để tạo nên những báo cáo mang tính so sánh hiệu quả.
Một cách khác bạn có thể sử dụng thông tin để thu hút khách hàng tiềm năng đó là cho đăng tải các bài báo hoặc ấn phẩm liên quan đến các bí kíp dạng “Làm thế nào?” Hãy nhớ, đừng bao giờ dễ dàng cho đi những thông tin quý báu này mà hãy sử dụng chúng như một “mồi nhử” khéo léo lôi kéo khách hàng tương lai.
Lexar là một công ty sản xuất chip bộ nhớ. Họ đã áp dụng nguyên tắc này vào việc cho ra đời những video nói về quy trình sản xuất sản phẩm và đã gây được ấn tượng cho người xem.
Tạo Infographic
Bạn có thể tạo ra nội dung hấp dẫn với phần đông khách hàng bằng Infographic. Đây là hình thức sáng tạo nội dung được Subiz thường xuyên áp dụng. Thay vì các bài đăng dạng chữ thông thường, một bài đăng được thiết kế dạng Infographic sẽ khiến cho các nội dung của bạn trở nên sinh động, bắt mắt và gây ấn tượng hơn nhiều.
Infographic cũng là một cách hữu hiệu để tận dụng dữ liệu thống kê. Những thông tin mang tính chất “sự thực” (facts) và con số (figures) có thể sẽ chẳng đem đến một chút thú vị nào, tuy nhiên với sự ra đời của Infographic, bạn chỉ cần bỏ một chút thời gian để “biến hóa” từ các bản báo cáo thông thường trở nên trực quan đầy hấp dẫn. Các dữ liệu này cũng sẽ đem đến tính xác đáng cho nội dung của bạn.
Trả lời các câu hỏi
Một trong những cách để khiến cho các nội dung của bạn trở nên khác biệt đó là hãy trả lời những câu hỏi mà phần đông khách hàng mục tiêu đang mắc phải. Bằng cách cung cấp giải pháp và những insight độc đáo, công ty của bạn sẽ trở thành cái tên được nhắc đến đầu tiên bất cứ khi nào khách hàng gặp vấn đề trong tương lai.
Hãy xem ví dụ của Chipotle Mexican Grill. Họ đã tạo ra một ứng dụng trò chơi và video tên là Scarecrow thu hút hàng triệu lượt xem và thích. Bằng cách thử thách họ mang những đồ ăn thực sự tới mọi người, tên công ty nhanh chóng được nhắc đến trong cuộc tranh luận toàn cầu về những ảnh hưởng của thực phẩm biến đổi gen đối với sức khỏe và môi trường.
Luôn phù hợp
Có phải bạn luôn khao khát tạo ra những nội dung lan tỏa thu hút hàng triệu lượt xem và thích hay không? Rõ ràng, đây không phải là chiến lược thu được lợi nhuận về lâu dài.
Lauren Pope từ Brilliant Noise nhận định rằng những nội dung mang tính chất sống còn – loại có thể đem đến lượt truy cập bền vững đã được áp dụng tốt bởi trang Buzzfeed. Tương tự, Ronell Smith của Moz tin rằng có rất nhiều sự thổi phồng trong các quảng cáo. Nội dung lan tỏa thường rất khó tạo ra và dự đoán và thường không dẫn tới chuyển đổi. Smith khuyên rằng hãy tập trung vào sáng tạo các nội dung thu thập liên kết hơn là lượt xem và lượt thích.
Thấu hiểu khách hàng
Trong quá trình sáng tạo nội dung thú vị và kích thích chia sẻ, rất nhiều công ty rơi vào thất bại khi cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người. Chìa khóa cho chiến lược nội dung đó là bạn phải thấu hiểu khách hàng của mình thực sự thay vì tìm cách tăng like hay câu view. Bên cạnh những thông tin nhân khẩu học của khách hàng, bạn có thể tự hỏi chính mình: Liệu khách hàng tiềm năng sẽ hứng thú với điều gì? Những chủ đề mà họ ưa thích là gì? Nền tảng mạng xã hội nào họ đang dùng? Họ có đang đọc blog nào không? Những thách thức mà họ phải đối mặt hàng ngày là gì? Nội dung nào sẽ khiến họ thấy đủ hấp dẫn để chia sẻ?
“Kể chuyện” thương hiệu
Kể chuyện (Storytelling) là một kỹ thuật không mới nhưng chưa bao giờ hết hiệu quả trong content marketing. Các nhà tâm lý học, viên nghiên cứu và marketer đều thống nhất kết quả rằng bộ não của chúng ta luôn xử lý thông tin trong các câu chuyện kể. Các câu chuyện sẽ không bao giờ trở nên “lỗi thời” như bạn có thể thấy qua thành công của các bộ phim Holywoods hay tiểu thuyết với cốt truyện đơn giản. Do đó, thay vì khiến khách hàng nhàm chán với hàng núi thông tin, bạn hãy kể cho họ nghe một câu chuyện nào đó có liên quan tới thương hiệu.
Kletterwerks là một côn ty sản xuất thiết bị leo núi và đi bộ đường dài đã sản xuất những câu chuyện hết sức bắt mắt trên dòng thời gian của họ.
Hướng dẫn có tính thực hành
Điều này có thể sáo rỗng, nhưng rõ ràng sẽ là một chiến lược tốt để xây dựng mối liên kết chặt chẽ với khách hàng và tìm cách giải quyết vấn đề của họ.
Ví dụ, công ty BankRate – một công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tương đối nhàm chán với nhiều người nhưng điều này không ngăn họ đem đến cho người đọc những thông tin hữu ích. Bằng cách tạo ra những khoản vay tự động, tính toán thế chấp hay thậm chí là biểu mẫu thuế, công ty này đã cung cấp những công cụ thực sự hữu ích khiến cho khách hàng tiềm năng quay trở lại vào những lần kế tiếp.
Kết nối những thứ “không liên quan”
Một mặt bạn nên hướng khách hàng mục tiêu những chủ đề có liên quan, mặt khác bạn cũng nên thử việc tiếp cận mọi thứ theo một hướng khác và kết nối những chủ đề tưởng chừng chẳng hề có chút liên kết nào với nhau. Movoto là một công ty bất động sản đã làm tốt điều này. Thay vì cung cấp thông tin về bất động sản nhàm chán, công ty này đã kết hợp với Buzzfeed để tạo ra những nội dung đa dạng và có tính chia sẻ cao. Ví dụ, Movoto đã có một bài viết về “25 điều lạ thường ở Florida mà bạn không hề nghĩ nó có tồn tại”.
Phối hợp nội dung do người dùng tạo ra
Một cách khác để tương tác với khách hàng là đem tới họ cơ hội để tạo ra nội dung cho thương hiệu. Purebred Breeders, một dịch vụ cho phép mọi người tìm kiếm chú cún cưng phù hợp cho gia đình đã để cho những khách hàng của mình đăng tải hình ảnh và video về những chú cún của họ. Công ty này không những gặt hái được nguồn nội dung chất lượng cao mà còn tạo cơ hội để mọi người có thể chia sẻ nội dung với cộng đồng.
Tạm kết
Làm việc trong một một ngành công nghiệp “nhàm chán” là một thách thức những cũng đem đến cho bạn những cơ hội không nhỏ để trở nên khác biệt đối với phần còn lại. Hãy biến bất lợi thành “bàn đạp” giúp bạn có được những nội dung thu hút lượt tương tác cao từ người dùng.
Theo Visme
Bài liên quan: