Tìm Kiếm Khách Hàng – Kỹ Năng Nhận Diện Và Mở Rộng Khách Hàng Tiềm Năng

Có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi nên ngồi chờ khách tới mua hay chủ động tìm kiếm khách hàng? Vậy nếu tìm kiếm thì khách hàng ở đâu? Làm thế nào để tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả?
Tìm kiếm khách hàng tạo dựng nền tảng vững chắc để doanh nghiệp phát triển

Tìm kiếm khách hàng tạo dựng nền tảng vững chắc để doanh nghiệp phát triển

Tìm kiếm khách hàng mới là một trong những quy trình quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Bởi khách hàng được ví như “nguồn sống” của doanh nghiệp. Gia tăng số lượng khách hàng đồng nghĩa với việc xây dựng bức “tường thành” vững chắc tạo đà phát triển cho doanh nghiệp. Do vậy tìm kiếm khách hàng tiềm năng đa kênh luôn là vấn đề được nhiều doanh nghiệp chú trọng. 

Khách hàng tiềm năng là gì? Làm sao để nhận diện chính xác

Mỗi sản phẩm/dịch vụ kinh doanh đều hướng tới một đối tượng khách hàng cụ thể đó là khách hàng tiềm năng. Do vậy nhận diện khách hàng tiềm năng không đúng thì rất khó có thể thu hút khách hàng quan tâm sử dụng sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp bạn cung cấp. 

Khách hàng tiềm năng (Potential Customers) chỉ đối tượng có nhu cầu, khả năng mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung cấp. Xác định khách hàng tiềm năng là bước quan trọng trước tiên và đóng vai trò quan trọng bởi:

  • Xác định đúng mục tiêu sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian trong hoạt động Marketing. 
  • Khoanh vùng đối tượng chính xác làm gia tăng hiệu quả trong các chiến dịch kinh doanh. 
  • Xác định khách hàng tiềm năng sẽ giúp xác định đúng insight khách hàng, thúc đẩy hiệu quả chăm sóc khách hàng. 
Xác định rõ mục tiêu khách hàng giúp tiếp thị thành công

Xác định rõ mục tiêu khách hàng giúp tiếp thị thành công

Để xây dựng được chân dung khách hàng, bạn cần phải nắm rõ một số tiêu chí sau: 

Phác hoạ chân dung khách hàng

Khi thực hiện một chiến dịch tiếp thị nào đó, trước tiên bạn phải nhìn được tổng quát về bức tranh khách hàng như: 

  • Nhân khẩu học: Tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân,…
  • Vị trí công việc: Chủ doanh nghiệp, Nhà quản lý, Nhân viên…
  • Phân bổ địa lý: Khu vực sinh sống của khách hàng, tập tục, thói quen khu vực,…
  • Hoạt động chung của khách hàng: Kinh doanh hay sản xuất, quy mô tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước. 

Tiến hành khảo sát khách hàng

Bước tiếp để hiểu rõ hơn về khách hàng không còn cách nào khác là khảo sát ý kiến khách hàng về nhu cầu, mong muốn,…. Bạn có thể thực hiện bảng hỏi, khảo sát diện rộng rồi thu hẹp phạm vi tập trung vào mong muốn, nhu cầu của khách hàng để xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả. 

Nhận diện khách hàng thông qua đối thủ cạnh tranh

Nhìn vào khách hàng của đối thủ cũng chính là một trong những cách nhận diện khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng mình đang hướng tới. Để làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp của bạn và đối thủ phải có sự tương đồng về loại hàng, chất lượng, mục tiêu sản phẩm.

Khi nhận diện khách hàng tiềm năng qua đối thủ, bạn có thể chú ý tới:

  • Khách hàng tiềm năng của đối thủ có những đặc điểm gì, tại sao họ có nhu cầu về loại hình sản phẩm này.
  • Phương thức tiếp thị của đối thủ cạnh tranh.
  • Trực tiếp nhắn tin, gọi điện tới tư vấn viên của đối thủ ở dạng khách hàng để hiểu được phương thức bán hàng, giá sản phẩm,… của đối thủ. 

Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả gia tăng hiệu quả kinh doanh

Không có khách hàng doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển. Do vậy thay vì ngồi chờ khách đến bạn nên chủ động thực hiện các chiến dịch tìm kiếm khách hàng để gia tăng lợi nhuận cho mình. Một số cách giúp bạn tim kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả chính xác như:

  • Tìm kiếm khách hàng thông qua mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram,…)

Thời đại internet con người sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều. Do vậy khi tìm kiếm khách hàng tiềm năng bạn đừng bỏ qua “mảnh đất” màu mỡ này. 

Tận dụng mọi kênh xã hội để tìm kiếm khách hàng

Tận dụng mọi kênh xã hội để tìm kiếm khách hàng

Vậy tìm kiếm bằng cách nào? Bạn có thể tham gia các hội nhóm trên facbook, Zalo,…, nơi tập trung nhiều đối tượng khách hàng để quảng cáo sản phẩm của mình. Đồng thời, tại đây bạn cũng sẽ hiểu hơn về nhu cầu khách hàng từ đó xây dựng chiến lược tiếp thị đúng insight khách hàng. 

  • Thông qua gọi điện, gửi email marketing

Bạn có thể tổng hợp các kiến thức về sản phẩm, chương trình khuyến mãi để gọi điện hoặc gửi qua email mời khách hàng sử dụng. Nhưng để làm được điều này trước đó bạn phải thu thập được số điện thoại và email của khách hàng. 

  • Sử dụng công cụ Google Adwords

Đây là một hình thức quảng cáo có trả phí bằng từ khoá thúc đẩy doanh số. Qua đó bạn có thể tìm kiếm khách hàng thông qua từ khóa mà khách hàng tìm kiếm. Tuy nhiên, Google Adwords sẽ phải có trả phí khá cao, do đó bạn cần có chiến lược lựa chọn từ khóa hợp lý.

  • Tìm kiếm khách hàng thông qua sự kiện 

Tổ chức các chương trình sự kiện offline là một hình thức quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên bạn có thể tận dụng kênh offline này để tìm kiếm khách hàng, xin thông tin liên lạc để tiếp tục chăm sóc và thu hút khách hàng sau sự kiện offline.

  • Tìm kiếm khách hàng nhờ sức mạnh của phần mềm công nghệ

Với sự trợ giúp của công nghệ, các doanh nghiệp không chỉ dễ dàng xác định và tìm kiếm khách hàng tiềm năng mà còn tối ưu hóa cách thức quản lý và lưu trữ thông tin về lịch sử mua hàng, kênh tương tác,… Việc sử ứng dụng công nghệ trong hoạt động của doanh nghiệp sẽ giúp giảm thiểu chi phí tối đa nhận sự và gia tăng hiệu quả công việc. 

Ví dụ như khi bạn sử dụng phần mềm Subiz, thông qua hộp chat khách hàng để lại thông tin về số điện thoại, Email, Zalo,… thì chắc chắn đó chính là khách hàng mà bạn đang hướng tới. 

Từ dữ liệu để lại, các tư vấn viên sẽ dễ dàng liên lạc mời sử dụng sản phẩm và mang lại doanh thu cho công ty bạn. Thêm đó, thông tin của khách hàng đa kênh sẽ được lưu trữ trên hệ thống Subiz, các doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện chiến dịch chăm sóc sau mua gia tăng chuyển đổi khách hàng trung thành. 

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều chiếm lược với các hình thức khác nhau. Do vậy trên hành trình tìm ra những khách hàng mới bạn không chỉ cần có kinh nghiệm mà phải linh hoạt trong việc sử dụng các phương thức phù hợp mới mang lại hiệu quả như mong muốn.

Share this