Là một khách hàng, khi thực hiện tìm kiếm trên Google cho danh mục sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp yêu thích của mình (ví dụ: phần mềm tài chính), rất có thể các trang web như Capterra hoặc G2 sẽ hiển thị cao trong kết quả của công cụ tìm kiếm. Đó là bởi vì các nền tảng này có rất nhiều nội dung được tối ưu tốt, được định vị độc đáo để trở thành người dẫn đầu cho các từ khóa siêu cạnh tranh này.
Khi doanh nghiệp của bạn có thể phát triển và duy trì sự hiện diện trên các website đánh giá tin cậy trong lĩnh vực mà mình đang hoạt động, bạn có thể tạo được lợi thế cạnh tranh thực sự. Chưa hết, thương hiệu cũng hoàn toàn có thể sử dụng nó như một công cụ bán hàng, tiếp thị để thúc đẩy lưu lượng truy cập cũng như tăng lượng khách hàng tiềm năng. Dưới đây là ba mẹo tối ưu hóa hồ sơ trên các trang đánh giá – một việc rất quan trọng để có thể đột phá sau những ảnh hưởng nặng nề của Covid 19 mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên triển khai ngay lập tức:
1. Nhất quán nội dung giữa trang đánh giá và trang đích
Khi tạo hồ sơ cho thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trên một website đánh giá, bạn buộc phải tìm những cách hiệu quả để “xây dựng một website” mô tả doanh nghiệp một cách thuyết phục nhất trong điều kiện bị giới hạn về không gian. Điều tiên quyết là phải xây dựng kế hoạch cho thông điệp chính mà bạn muốn hiển thị cũng như làm rõ được các tính năng quan trọng, điểm khác biệt chính, giá cả và đối tượng mục tiêu mà mình hướng tới.
Sau khi hoàn thành những nội dung này trên trang đánh giá, điều quan trọng không kém là đảm bảo rằng nơi người dùng truy cập tiếp theo sẽ là website bán hàng của doanh nghiệp (tức là trang đích). Đồng thời, những nội dung mà khách hàng đọc được trên hai trang này phải có sự phù hợp và bổ sung cho nhau. Lưu ý: Các nền tảng khác nhau có các quy tắc khác nhau về việc khách truy cập có thể nhấp vào trang đích hay không và điều này có thể phụ thuộc vào các cấp độ đăng ký.
Nếu trên trang web đánh giá của bạn có thông tin về giá cả, thông tin đó cũng phải được cập nhật và khớp với những gì người dùng sẽ thấy khi họ chuyển đến trang đích. Nếu có thông điệp về đối tượng mục tiêu hoặc các điểm khác biệt chính, thông điệp đó sẽ được lặp lại trên trang đích. Người dùng sẽ muốn thấy rằng họ đã tìm đến đúng chỗ và đang ở trong những lãnh thổ quen thuộc – cả về nội dung và nhận diện thương hiệu. Khách truy cập vào trang web đánh giá của bạn tìm thấy bạn vì một lý do hay vì một nhu cầu cụ thể thì điều quan trọng là đảm bảo được sự đồng bộ cả trong trang đích cũng như trang đánh giá.
2. Sử dụng thông tin đa phương tiện
Khi bạn đang xây dựng hồ sơ trang web đánh giá của mình, bạn nên chia nhỏ một số phần văn bản, kèm theo đó là các hình ảnh hoặc video minh hoạ trực quan – nếu chúng có sẵn. Tùy thuộc vào nền tảng cụ thể, khả năng thêm ảnh chụp màn hình, video và nội dung có thể là một tính năng mà các tài khoản trả phí mới được phép sử dụng.
Đảm bảo khám phá các khả năng của từng nền tảng chia sẻ review và tối đa hóa các phần có sẵn cho bạn. Việc khai thác các yếu tố đa phương tiện sẽ cho phép trang đánh giá hoạt động như một website nhỏ và mang đến cho người dùng trải nghiệm tốt nhất khi họ tìm hiểu về doanh nghiệp của bạn cũng như sẽ có góc nhìn khách quan hơn khi so sánh bạn với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Trong thời gian này, điều quan trọng là phải cân nhắc về các lựa chọn nâng cấp các gói dịch vụ review có thể có sẵn và liệu những nâng cấp đó có phù hợp với doanh nghiệp của bạn hay không. Ví dụ: một công ty phần mềm có thể sẽ thấy giá trị ở khả năng tải ảnh chụp màn hình sản phẩm và video demo lên trang đánh giá, vì vậy một bản nâng cấp giá cả phải chăng chắc chắn sẽ đáng để chi trả.
3. Sử dụng URL theo dõi để đo lường hiệu quả
Có thể thực hiện hiệu quả việc đo lường nỗ lực của bạn trên trang web đánh giá bằng cách sử dụng URL theo dõi. Việc thiết lập các URL tùy chỉnh bao gồm thông tin như nguồn và danh mục cũng như thông tin khác từ trang web hồ sơ sẽ cho phép bạn xem nền tảng nào đang tạo ra nhiều những truy cập đủ chất lượng hơn, điều này có thể giúp bạn liên tục điều chỉnh chiến lược của mình.
Nếu doanh nghiệp của bạn có nhiều sản phẩm phục vụ các danh mục khác nhau, điều này càng trở nên quan trọng hơn, cho phép bạn lọc lưu lượng truy cập trong các công cụ báo cáo của mình và xem chính xác lưu lượng truy cập đó bắt nguồn từ đâu. Dưới đây là một ví dụ về việc sử dụng hiệu quả các URL theo dõi:
Công ty Phần mềm X có ba sản phẩm duy nhất: sản phẩm Xanh, sản phẩm Vàng và sản phẩm Xanh lam. Nếu công ty thiết lập URL theo dõi tùy chỉnh cho mỗi trang sản phẩm, khi lưu lượng truy cập đến trang web của Công ty phần mềm X, công cụ phân tích của họ có thể nắm bắt thông tin nguồn, giúp nhóm bán hàng và tiếp thị dễ dàng phân tích hiệu suất và điều chỉnh chiến lược như nhóm thấy phù hợp.
Nếu tổ chức của bạn sử dụng một công cụ tự động hóa tiếp thị cao cấp như Marketo, bạn có thể đã quen thuộc với tính năng tự động hóa mạnh mẽ có thể được tích hợp vào các nền tảng này. Khi nhóm bán hàng của bạn kết thúc thành công các giao dịch và chuyển các cơ hội này sang trạng thái “Hoàn thành giao dịch”, đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để bắt đầu một chiến dịch tự động hóa nhằm tìm kiếm các đánh giá trên nền tảng mong muốn của bạn.
Sau khi khách hàng tiềm năng đã trở thành khách hàng trả phí, họ có thể sẽ vô cùng hào hứng với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và đây cũng là thời điểm tuyệt vời để thuyết phục họ chia sẻ những trải nghiệm, đánh giá khách quan. Việc cần làm của thương hiệu lúc này là giải thích cho khách hàng tại sao điều này lại quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn, sẽ giúp lan toả những giá trị này với khách hàng mới thế nào và góp phần thúc đẩy tăng trưởng liên tục ra sao…
Xem xét tối ưu hóa hồ sơ trên các trang đánh giá nên là một phần không thể thiếu trong mọi chiến lược tiếp thị và doanh nghiệp cũng cần có sự đầu tư thời gian, nguồn lực thì mới tạo hiệu quả khác biệt.
Theo Drew Cohen
Bài liên quan: