Tiêu đề luôn là yếu tố quyết định thành bại nội dung của một bài viết. Nếu tiêu đề kém hấp dẫn đồng nghĩa với việc người đọc sẽ bỏ qua nội dung, và hệ quả là bạn sẽ mất click. Đó là điều tất yếu, bởi lẽ sẽ không ai muốn quan tâm tới nội dung bên trong khi mà tiêu đề vốn đã kém hấp dẫn.
4 cách tạo ý tưởng nội dung cho Website
Có điều việc đặt tiêu đề là một điều không đơn giản. Bởi lẽ bên cạnh việc tối ưu chuẩn SEO, bạn còn phải làm thế nào để khiến nó trở nên hấp dẫn, riêng biệt, và gây kích thích cho người đọc nữa. Nếu đang gặp khó khăn trong việc đặt tiêu đề, đây chính là bài viết giúp bạn giải quyết thắc mắc của chính mình.
Số thứ tự và danh từ
Yếu tố này không có gì quá mới lạ, có lẽ bạn đã bắt gặp hàng trăm hàng nghìn lần trên Internet rồi. Cũng không phải ngẫu nhiên mà tiêu đề lại thường đi kèm với con số, trên thực tế nó theo kèm mục đích khá quan trọng. Thứ nhất, nó giúp tiêu đề của bạn trở nên riêng biệt và tránh bị trùng lặp trên Internet. Thứ hai, nó đánh vào tâm lý độc giả với chỉ dẫn rõ ràng hơn và cụ thể hơn. Nếu không tin thử so sánh “10 phương pháp đặt tiêu đề hấp dẫn cho nội dung website” và “Những phương pháp đặt tiêu đề hấp dẫn cho nội dung website”. Rõ ràng trường hợp 1 sẽ là lựa chọn tối ưu hơn cho độc giả.
Danh từ cũng có mục đích tương tự, nếu kết hợp 2 yếu tố này với nhau, tiêu đề của bạn chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều. Một số danh từ mà chúng ta thường bắt gặp:
• Phương pháp
• Lý do
• Cách
• Bí mật
• Ý tưởng
• Kế hoạch
• Sự thật
• Chiến lược
• Phân tích
• v.v…
Mô tả nội dung bài viết
Tiếp đến đây cũng là cách mà đa số người viết sử dụng. Chỉ đơn giản là mô tả nội dung bài viết với tiêu đề vỏn vẹn 60 – 70 ký tự. Chỉ có 1 điều lưu ý duy nhất với phương pháp này đó là loại bỏ những từ thừa, và tránh tiêu đề quá cụt lủn.
Tiêu đề kém hấp dẫn: Phương pháp marketing online
Tiêu đề hấp dẫn: Bí mật phương pháp marketing online của người nổi tiếng
5 cấu trúc nội dung hấp dẫn giúp cải thiện số lượng độc giả
Khơi dậy sự hoài nghi của độc giả
Là con người chúng ta hoài nghi mọi thứ, có điều càng hoài nghi chúng ta càng muốn biết sự thật đằng sau câu chuyện đó là gì. Ứng với nội dung cũng vậy, một khi bạn khơi dậy được sự hoài nghi của độc giả, tất yếu họ sẽ muốn tìm câu trả lời cho thắc mắc của chính mình.
Ví dụ về loại tiêu đề này như sau:
• 5 thông tin sai sự thật bạn vẫn nghe hàng ngày từ TV
• Bác sĩ có nói thật về bệnh ung thư không?
• Kem chống nắng có thực sự hiệu quả như bạn nghĩ?
Họ muốn học thứ gì đó
Người dùng thường tìm kiếm online với hy vọng được biết thêm điều gì đó về cuộc sống, về lĩnh vực họ đang tìm hiểu, hoặc đơn giản về những gì xảy ra xung quanh. Thế nên, đặt tiêu đề theo dạng “how to” luôn là cách thu hút người đọc tốt nhất. Có điều, bạn cần chú ý đặt tiêu đề theo cách sáng tạo hơn để tránh việc người đọc cảm thấy nhàm chán.
Một vài ví dụ về cách đặt tiêu đề dạng trên:
• 3 phương pháp phục hồi tin nhắn Facebook nhanh nhất
• 6 chiến lược marketing đáng giá 12.000 USD
• Hướng dẫn cơ bản về việc sử dụng Google Analytic
Điều gì đó có ý nghĩa với độc giả
Bạn nắm được thông tin của độc giả, bạn hiểu họ đang muốn gì, bạn biết được đâu là thứ khiến độc giả say mê hoặc chán ghét. Khi nắm được tất cả những yếu tố trên, bạn có thể đưa vào tiêu đề những thứ có ý nghĩa với độc giả của mình.
Chẳng hạn như:
• 5 lý do bạn vẫn thất bại với việc đặt tiêu đề cho blog
• 3 bí mật khiến bạn trở thành blogger tài năng
• Có nên chạy Facebook Ads khi nó không đem lại hiệu quả cho bạn?
9 bí mật kinh ngạc của khách hàng
Trên đây là những phương pháp đặt tiêu đề hiệu quả giúp đem lại click cho website cũng như blog của mình. Tất nhiên còn rất nhiều phương pháp đặt tiêu đề khác mà bài viết không liệt kê, lý do bởi vì nó sẽ khiến bạn lẫn lộn giữa các phương pháp và không đem lại kết quả cuối cùng như mong đợi.