- Bước 1: Đánh giá mức độ phù hợp (về kỹ thuật) SEO hiện tại
- Bước 2: Xác định các trang quan trọng cần tập trung
- Bước 3: Nghiên cứu từ khóa
- Bước 4: Đặt mục tiêu thực tế cho chiến dịch SEO
- Bước 5: Đối sánh nội dung với từ khóa
- Bước 6: Chiến lược nội dung SEO – (Re) Viết nội dung!
- Bước 7: Cải thiện liên kết nội bộ trên trang web
- Bước 8: Chiến lược nội dung SEO thành công
Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng thảo luận cách thiết lập một chiến lược nội dung SEO thành công và nhanh chóng cải thiện thứ hạng – một cách bền vững – trước các đối thủ cạnh tranh trong các công cụ tìm kiếm nhé!
Bước 1: Đánh giá mức độ phù hợp (về kỹ thuật) SEO hiện tại
Mục tiêu đầu tiên của doanh nghiệp là cải thiện kỹ thuật SEO cho trang web. Giống như trở lại phòng tập thể dục, bạn cần kiểm tra lại xem liệu chiến lược SEO hiện tại trên website có đang thực sự hoạt động.
Sử dụng một vài công cụ như SEMrush, Google PageSpeed Insights để có cái nhìn đầy đủ về nội dung, tốc độ trang web và xem backlink đang hoạt động như thế nào. Các khía cạnh kỹ thuật khác như trang 404, backlink và liên kết độc hại nên được sửa.
Chú ý tới các khía cạnh kỹ thuật của website trước khi bắt đầu một chiến lược nội dung – bổ sung nội dung mới hay cập nhật nội dung đã cũ, hiệu quả chắc chắn sẽ thay đổi đáng kể!
Bước 2: Xác định các trang quan trọng cần tập trung
Để tăng lưu lượng truy cập vào website, bạn cần biết những khía cạnh nào của trang web nên được tối ưu nhiều nhất.
Những cải tiến nào sẽ tăng cơ hội xếp hạng trong các công cụ tìm kiếm nhiều nhất? Để trả lời những câu hỏi này, bạn nên xác định các trang quan trọng trên trang web. Việc xác định các trang quan trọng có thể khá đơn giản với các công cụ phù hợp.
Nhưng trước tiên hãy tự hỏi bản thân: trang nào hiện đang giải quyết nhiều vấn đề nhất cho khách hàng mới? Những trang nào gần nhất với sứ mệnh của doanh nghiệp? So sánh câu trả lời cho những câu hỏi này với kết quả phân tích: trang nào hiện có nhiều lưu lượng truy cập nhất? Trang nào có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất? Và những trang nào có nhiều lượt chia sẻ nhất?
Nội dung trên các trang này cần được ưu tiên tối ưu. Đồng thời, các trang chưa có nhiều lưu lượng truy cập, cũng không nên bị lãng quên.
Bước 3: Nghiên cứu từ khóa
Doanh nghiệp cần biết chính xác khách truy cập đang tìm kiếm những nội dung gì, theo các cụm từ tìm kiếm nào. Bạn cần biết những từ khóa họ đang sử dụng khi thực hiện một truy vấn tìm kiếm trong Google.
Nghiên cứu từ khóa có nghĩa là đi sâu vào tâm trí đối tượng mục tiêu và đảm bảo rằng mình đang thực sự tập trung vào “ý định” tìm kiếm của khách hàng tiềm năng. Nếu bạn cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ, mọi người có thể không gõ trực tiếp tên sản phẩm hoặc dịch vụ trong ô tìm kiếm. Thay vào đó, họ có thể đang tìm kiếm vấn đề mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đang giải quyết.
Chú ý tới phản hồi từ khách hàng để đảm bảo rằng bạn đang nhắm mục tiêu các cụm từ tìm kiếm chính xác. Và sử dụng các công cụ như Google Xu hướng để tập trung hơn vào các cụm từ tìm kiếm phù hợp.
SEMrush có thể giúp doanh nghiệp cập nhật danh sách các từ khóa mà bạn muốn xếp hạng. Nó cũng có thể cho bạn biết các cụm từ tìm kiếm mà đối thủ cạnh tranh đang sử dụng để điều hướng lưu lượng truy cập đến các trang web của họ. Sau đó, lập danh sách từ khóa bạn chưa xếp hạng và những từ khóa bạn muốn xếp hạng cạnh nhau để so sánh.
Bước 4: Đặt mục tiêu thực tế cho chiến dịch SEO
Điều quan trọng cần nhớ là sẽ không thể xếp hạng cho các từ khóa cạnh tranh nhất chỉ sau một đêm. Đặc biệt là nếu bạn đang ở trong một thị trường ngách cạnh tranh, sẽ rất khó để xếp hạng cho các từ khóa nhất định. Do vậy, bạn sẽ cần tập trung vào các từ khóa cụ thể hơn và ít cạnh tranh hơn để có cơ hội xếp hạng.
Hãy tính đến tiềm năng lưu lượng truy cập (có bao nhiêu người tìm kiếm một từ khóa nhất định) và tiềm năng xếp hạng (bao nhiêu đối thủ cạnh tranh đã xếp hạng cho cụm từ đó).
Điều chỉnh danh sách từ khóa theo cơ hội để bắt đầu xếp hạng hoặc cải thiện thứ hạng của mình. Nên bắt đầu với những từ khóa mà mình sẽ có cơ hội tốt để vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Bước 5: Đối sánh nội dung với từ khóa
Đánh giá nội dung SEO dựa trên danh sách các từ khóa đã chọn. Nội dung hiện tại có phù hợp với các từ khóa không? Bạn đã viết các bài blog được tối ưu cho các mục tiêu cần tập trung?
Xác định từ khóa nào chưa có bài đăng hoặc chưa có trang đích phù hợp. Những bài viết nào cần được viết lại hoặc thay đổi hoàn toàn nội dung?
Có thể bạn đã có nội dung được tối ưu cho các từ khóa phù hợp, nhưng lại không được xếp hạng tốt như mong muốn? Hãy kiểm tra xem website của mình có đang bị xung đột từ khóa hay không.
Nếu đã viết về các chủ đề tương tự, thì khả năng cao là đang bị giảm cơ hội xếp hạng cho một từ khóa nhất định, bởi vì bạn đang cạnh tranh với nội dung của chính mình.
Nếu đúng như vậy, bạn nên sử dụng thẻ rel = canonical để xác định trang nào là nội dung gốc mà bạn muốn Google thu thập thông tin và cải thiện chiến lược liên kết nội bộ hoặc yêu cầu Google không thu thập thông tin các trang nhất định bằng cách tạo thẻ không có chỉ mục.
Sau cả quá trình này, nên có một danh sách các bài viết cần viết lại/ tối ưu hóa và danh sách các nội dung cần bổ sung cho tương lai.
Bước 6: Chiến lược nội dung SEO – (Re) Viết nội dung!
Viết các bài mới và thay đổi các bài viết với nội dung cần được cải thiện. Phân tích nội dung SEO sẽ giúp bạn cải thiện khả năng đọc và xếp hạng của văn bản trước các công cụ tìm kiếm cũng như gần gũi hơn với người đọc.
Đảm bảo bắt đầu với những bài viết có cơ hội cải thiện thứ hạng của bạn cao nhất.
Bên cạnh đó, cần bổ sung chiến lược và lịch truyền thông xã hội để chia sẻ các bài viết của mình với khán giả trên Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn hoặc Pinterest. Hãy nhớ rằng bạn không cần phải sử dụng tất cả các nền tảng cùng một lúc mà cần phân tích và tập trung vào các nền tảng mạng xã hội nào đem lại hiệu quả tốt nhất.
Bước 7: Cải thiện liên kết nội bộ trên trang web
Khi các trang web có nhiều nội dung hơn, liên kết nội bộ ngày càng trở nên quan trọng.
Các liên kết nội bộ đóng vai trò rất quan trọng đối với trình thu thập thông tin của Google. Google đi theo các liên kết này, vì vậy tùy thuộc vào cách bạn tạo liên kết nội bộ sẽ cung cấp cho Google manh mối quan trọng về nội dung nào là quan trọng nhất.
Đặc biệt nếu có một lượng lớn nội dung trên trang web, hãy đảm bảo dành một chút thời gian để cải thiện cấu trúc liên kết nội bộ của trang web.
Bước 8: Chiến lược nội dung SEO thành công
Một chiến lược nội dung SEO thành công là một quá trình liên tục. SEO là một quá trình liên tục thử và sai, tạo ra nội dung chất lượng cao, đo lường mức độ thành công và sau đó thực hiện các thay đổi cần thiết.
Trang web sẽ luôn thay đổi và phát triển, các thuật toán và bản cập nhật của Google cũng thường xuyên thay đổi và phát triển. Đồng thời, xu hướng và nội dung mà khán giả tìm đọc cũng sẽ thay đổi mỗi ngày. Do vậy cần lưu ý dành thời gian để thường xuyên tập trung tối ưu cho công việc này!
Theo Emily Standley
Bài liên quan: