Marketing Automation đang trở thành xu hướng tất yếu đối với tất cả các doanh nghiệp, giúp mang lại lợi nhuận ấn tượng. Để giúp bạn dễ tưởng tượng hơn, doanh nghiệp thường sử dụng Marketing automation để:
- Triển khai Email marketing
- Tạo Landing page hiệu quả
- Phân đoạn khách hàng, chọn lọc và đưa ra chiến lược chăm sóc phù hợp
- Tính toán hệ số ROI (lợi tức đầu tư)
- Tích hợp với CRM
Khi quy mô của doanh nghiệp gia tăng, sẽ đến một thời điểm bạn không còn có thể quản lý việc tương tác với khách hàng một cách “thủ công” và sẽ cần đến các công cụ tiếp thị tự động. Marketing Automation không thay thế con người mà giúp nhân sự của bạn làm việc hiệu quả hơn rất nhiều, hỗ trợ tất cả các bộ phận cũng như doanh nghiệp mở rộng quy mô và phát triển một cách bền vững.
Subiz version mới nhất 4.0 sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phân đoạn khách hàng, đánh giá mức độ tiềm năng của họ để có thể đưa ra các chiến lược chăm sóc hiệu quả nhất. Từ đó, tính năng email automation mạnh mẽ sẽ giúp doanh nghiệp triển khai các kế hoạch nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, biến họ trở thành khách hàng thành công và giữ chân họ ở lại.
Song song với đó, phiên bản 4.0 của Subiz đi đầu trong việc đưa các kênh tương tác về cùng một nơi, giúp doanh nghiệp sử dụng đa kênh trên một nền tảng, từ đó hiểu và đánh giá được mức độ tiềm năng của khách hàng, xây dựng các chiến lược chăm sóc hiệu quả.
Khi nào doanh nghiệp cần triển khai tiếp thị tự động?
Đến một giai đoạn, khi công ty phát triển hơn, chương trình tiếp thị trở nên lớn hơn với quy mô khiến bạn khó có thể quản lý mọi thứ thông qua Outlook, Word hay Excel. Đó chính là lúc Marketing Automation, hay tiếp thị tự động hóa xuất hiện.
Trước khi cân nhắc về việc triển khai Marketing Automation, doanh nghiệp cần tính toán toàn bộ chi phí gắn với phần mềm phục vụ cho nhu cầu marketing automation của mình. Ví dụ như chi phí mua phần mềm, chi phí trả lương nhân viên, chi phí đào tạo,… Sau đó, doanh nghiệp nên so sánh với kết quả kỳ vọng như tỷ lệ chuyển đổi tăng bao nhiêu phần trăm, nhân sự có được giảm bớt không, đội ngũ làm việc có hiệu quả hơn không?,…
Khi quy mô của doanh nghiệp được mở rộng hơn và bạn cảm thấy đã sẵn sàng cho những nỗ lực thành công hơn nữa sẽ là thời điểm để bạn triển khai phần mềm Marketing Automation – nơi nuôi dưỡng các đối tượng tiềm năng của bạn trở thành khách hàng.
Lợi ích chính của Marketing Automation mang lại cho doanh nghiệp?
1. Hiểu và chăm sóc khách hàng tiềm năng
Marketing automation cho phép doanh nghiệp biết được khách hàng đang có những động thái gì trên website của bạn, những email nào được họ mở, các đường link mà họ quan tâm và click,… Từ đó, bạn hoàn toàn có thể chọn lọc và nắm được nhu cầu của khách hàng tiềm năng, “nuôi dưỡng” họ bằng cách cung cấp những gì họ đang tìm kiếm qua các kênh tự động. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát và triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng tiềm năng (cũ và mới) thật hiệu quả.
2. Rút ngắn hành trình bán hàng
Khi doanh nghiệp “nuôi dưỡng” tập khách hàng tiềm năng bằng marketing automation, hành trình ra quyết định của khách hàng sẽ được rút ngắn lại với nhiều khách hàng thành công hơn.
Như vậy, marketing automation sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bằng cách rút gọn thời gian cần thiết để biến khách hàng trung thành trở thành khách hàng thành công. Hơn thế, tỷ lệ chuyển đổi sẽ có sự cải thiện đáng kể so với khi chưa có các công cụ tiếp thị tự động.
3. Phân đoạn khách hàng
Marketing Automation hỗ trợ doanh nghiệp theo dấu khách hàng từ khi họ bắt đầu tìm đến bạn qua các kênh. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc phân đoạn và xác định mức độ tiềm năng của các khách hàng để có những chiến lược chăm sóc phù hợp, tiết kiệm thời gian và mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Nói tóm lại, tiếp thị tự động cho phép tất cả các bộ phận hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn. Nhiều nhà quản lý cho rằng tiếp thị tự động chủ yếu là dành cho doanh nghiệp B2B. Mặc dù không thể phủ nhận phần lớn các doanh nghiệp B2B hưởng lợi từ tiếp thị tự động, nhưng các doanh nghiệp B2C cũng có thể áp dụng thành công tiếp thị tự động vào trong hoạt động doanh nghiệp của mình. Đây sẽ là xu hướng các doanh nghiệp không thể bỏ qua trong tương lai gần, nếu như muốn bắt kịp thị trường và không ngừng mở rộng quy mô phát triển.