Bài viết mà Subiz chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn thiết lập công cụ Google Analytics đúng cách để có được những kết quả hữu ích từ dữ liệu thu được. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Tên miền chính (domain) và Tên miền phụ (subdomain)
Có nhiều trang web người xem phải gõ đầy đủ địa chỉ URL www. mới có thể truy cập. Truy cập www.subiz.com thường chuyển hướng thành subiz.com hoặc ngược lại.
Tuy nhiên những website này thường có các website thứ cấp đi kèm. Những website thứ cấp này sử dụng các subdomain (tên miền phụ). Không khó để bắt gặp những trang hỗ trợ có dạng docs.subiz.com hay những trang đích (landing page) như offers.buyschtuff.com.
Các trang này có thể chia sẻ lượng truy cập (traffic) với những domain hoàn toàn khác nhau hoạt động cho bên thứ ba với mục đích như huấn luyện, đăng tải video hay ứng dụng,… Ví dụ như buyschtuff.tv dùng để đăng tải video.
Vấn đề là Google Analytics thường tách thông tin tên miền từ các URL khi nó ghi nhận một lần xem trang. Trong Google Analytics, www.buyschtuff.com/comtactus và blog.buyschtuff.com/contactus đều được ghi nhận là /contactus.
Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể cho www.buyschtuff và blog.buyschtuff.com những ID định dạng khác nhau, như vậy Google Analytics sẽ ghi nhận traffic riêng cho hai trang này. Tuy nhiên, như vậy sẽ khó tính ra số người xem qua lại giữa hai trang, lượt xem trên blog chắc chắn có ảnh hưởng đến doanh thu trên trang thương mại điện tử.
Cùng nhìn qua cách phân chia các website của chúng tôi trên Google Analytics Properties và Views.
Với tài khoản Google Analytics trong tay, bạn có thể cài đặt nhiều định dạng (Property). Mỗi định dạng sẽ cho thấy lượt xem trên lượng truy cập. Hãy xem định dạng trên Google Analytics giống như định dạng của web vậy. Ví dụ như trang thương mại điện tử của bạn sẽ được tính là một định dạng và có thể bao gồm luôn cả những trang web có giao dịch với người xem.
2. Property và View
Bạn hãy viết ra tất cả các domain chính và domain phụ có ảnh hưởng hoặc liên quan đến trang web chính. Bạn phải quyết định việc có đặt tên riêng cho mỗi domain này hay không. Một Property ID có dạng chuẩn UA-#######-#.
Tôi thường để tất cả các subdomain ở cùng một Property, và sử dụng View và Filter (lượt xem và bộ lọc) để tính riêng lượng traffic. Như vậy www.buyschtuff.com và blog.buyschtuff.com sẽ có cùng ID nhưng traffic được tính riêng.
Tuy nhiên, blog www.conversiontist.com và website www.conversionsciences.com của chúng tôi có Property ID riêng. Hai trang này có mục tiêu khác nhau nên cũng có những domain khác nhau.
3. Dữ liệu thô và kiểm tra lượt view
Nếu bạn đã có trong tay một chương trình quản lý tối ưu hóa, bạn cần làm một vài thay đổi và bổ sung cho công cụ phân tích của mình. Khi bạn đang nói về việc thực hiện các bộ lọc và mục tiêu chuyển đổi, bạn có thể mắc lỗi.
Google Analytics không bỏ qua các lỗi sai. Ngay khi dữ liệu sai đã được thu thập, bạn không thể loại bỏ chúng khỏi trang dữ liệu (datasheet), và kết quả là Analytics sẽ cho ra kết quả sai.
Chúng tôi luôn khuyến khích doanh nghiệp kiểm tra lại các dữ liệu mà không thể lọc được và không thể thay đổi được trước khi tiến hành phân tích các dữ liệu.
Bạn có thể thử lọc và cài đặt các thay đổi để đảm bảo chúng làm việc tốt trước khi công khai các dữ liệu.
4. Quy ước đặt tên
Khi chúng tôi tạo một Property mới trên Google Analytics, Google sẽ cho ra môt giao diện gọi là All Web Site Data. Bạn nên có vài Property cho tài khoản Analytics của mình.
Chúng tôi thích đặt những cái tên rõ ràng và dễ tìm kiếm.
Bạn nên có một chuẩn đặt tên cho các Property và các giao diện.
Các Property có thể sử dụng tên của các domain. Ví dụ như buyschtuff.com được sử dụng cho tất cả các trang có liên quan đến buyschtuff.com.
Các trang này có cùng đặc điểm là:
- Chúng đều bắt đầu bằng một con số. Cách sắp xếp này khá phổ biến.
- Đặt tên theo tên của domain website mà trang đó thể hiện. Cách này sẽ giúp đỡ mất thời gian trong việc tìm kiếm.
Chúng tôi dùng các dấu gạch ngang để ngăn cách, bạn sẽ thấy dễ nhìn hơn rất nhiều.
5. Những bộ lọc phổ biến
Có những Filter (bộ lọc) mà bạn nên cân nhắc sử dụng, tùy thuộc vào công việc mà bạn đang làm.
Gộp domain và domain phụ
Nếu bạn có nhiều domain phụ thì bạn nên biết số lượng người xem di chuyển giữa các domain này. Ví dụ phổ biến nhất là khi bạn có blog nằm trên một trang domain phụ, bạn nên biết được có bao nhiêu người xem trên blog rồi chuyển qua xem website và những trang nào thu hút người xem nhất.
Với bộ lọc này, Google Analytics sẽ ghi lại URL đầy đủ của mỗi trang.
Thay vì như thế này:
Bạn sẽ thấy thế này:
Chúng tôi khuyến khích bạn nên tạo một trang riêng để thu thập thông tin domain, trên Google Analytics trang này được gọi là Hostname.
Đây là cách để cài đặt bộ lọc này trên hồ sơ domain phụ.
Loại bỏ traffic nội bộ
Khi đã định vị địa chỉ IP của công ty và các địa chỉ trung gian, bộ lọc sẽ loại ra những website không liên quan đến dữ liệu bạn đang thu thập.
Lower case
Nếu bạn là người bán hàng cho Buyschtuff, chúng tôi sẽ gửi traffic đến trang của bạn. Chúng tôi có thể hiển thị là “Buyschtuff.com”, có khi là “buyschtuff.com”. Google Analytics sẽ tính hai tên này là hai trang.
Điều này có nghĩa là bạn phải kết hợp cả hai thì mới có được dữ liệu đầy đủ về những người ghé thăm từ trang Buyschtuff.
Sao không ghép tất cả lại với nhau?
Đây là gợi ý cho bạn.
Vấn đề này cũng tồn tại trong Campaign Sources.
Có cả trong báo cáo của Medium:
Có bốn bộ lọc cho phép bạn gộp các trường hợp này lại với nhau.
Các bộ lọc đều dễ dàng cài đặt.
6. Cài đặt Goal (mục tiêu)
Goal sẽ cho chúng ta biết khi nào một khách truy cập hoàn thành xong một hành động mà chúng ta quan tâm trên website như việc khách truy cập điền một biểu mẫu, click nút mua hàng, hay khi họ hoàn thành quá trình đăng ký.
Goal linh hoạt và thú vị nhất là việc khách truy cập xem trang cảm ơn hoặc trang hóa đơn.
Khi một người hoàn thành việc mua hàng trên trang Buyschtuff thì trang hóa đơn sẽ có URL là
http://buyschtuff.com/checkout/orders/show.
Tôi đã tạo ra một Goal để xem trang này. Tôi cũng cài đặt một trang lọc dẫn tới trang này: từ trang mua hàng chuyển đến trang xác nhận.
Không có tổn thất nào lớn hơn việc một người đã bắt đầu mua hàng hoặc đang đăng ký nhưng lại bỏ ngang. Bạn sẽ muốn biết lý do tại sao phải không?
Một trang báo cáo dạng phễu đơn giản có thể giúp bạn. Goal cho phép bạn làm những báo cáo này.
Không dễ để theo kịp các mục tiêu trên landingpage mới và với các lời chào hàng được đưa ra trên website. Tuy nhiên, đừng nghĩ là sử dụng những landingpage thông thường chỉ vì việc phân tích sẽ dễ dàng hơn.
Thay vì vậy, hãy để quá trình phân tích trở thành một phần trong quá trình phát triển của trang mới và những trang thay đổi. Ngay cả khi bạn không nhìn qua các báo cáo hàng tuần ngay lúc này, thì các dữ liệu này sẽ vẫn ở đây khi bạn muốn tìm hiểu về những người ghé qua website và những điều mà họ quan tâm.
7. Trang tìm kiếm
Có thể biết được nhiều thứ từ những từ khóa mà mọi người sử dụng để tìm kiếm trên website của bạn.
Chúng có thể cho bạn biết những thiếu sót trên website của bạn.
Chúng có thể cho bạn biết về những sản phẩm mà bạn đang chào bán.
Chúng có thể cho bạn biết những từ mà người xem dùng để tìm kiếm sản phẩm mà bạn đang chào bán.
8. Công cụ Analytics đã sẵn sàng
Trên đây là vài mẹo để việc cài đặt Google Analytics diễn ra đúng cách và có thể quản lý tốt.
Khi bạn đã sẵn sàng để hỏi một số câu hỏi của cơ sở dữ liệu hành vi của bạn, thì câu trả lời sẽ ở đó chờ đợi bạn khám phá.
Bài liên quan: Google Analytics và những con số biết nói
Nguồn: Marketingland.com