Vậy đâu là những yếu tố giúp quá trình giao tiếp với khách hàng diễn ra thành công?
1. Tìm hiểu thông tin khách hàng
Hãy cố gắng tìm hiểu và khai thác thông tin nhiều nhất có thể trước khi giao tiếp với họ: tìm hiểu về bản thân khách hàng, gia đình họ, công việc họ làm, vấn đề họ cần bạn giải quyết và bất cứ thông tin nào mà bạn nghĩ rằng nó sẽ khiến cuộc nói chuyện của hai bên có nhiều điểm chung hơn. Khi đã có những thông tin khách hàng, bạn sẽ dễ dàng gây thiện cảm và chiếm được lòng tin của họ.
2. Khả năng trình bày quan điểm rõ ràng, thuyết phục
Thông thường, mọi người đều nghe theo lời khuyên từ những chuyên gia có uy tín. Bởi vậy, bạn cần phải chứng tỏ được trình độ và sự am hiểu của mình về những vấn đề mà bạn đang nói bằng khả năng trình bày quan điểm một cách rõ ràng, logic và thuyết phục. Tuy nhiên, chỉ thể hiện yếu tố uyên bác thôi chưa đủ, bạn còn cần tỏ ra thành thực nữa. Bạn có thể biểu lộ sự chân thành theo cách mà các doanh nhân lớn thường làm: Trước khi trình bày về những lý lẽ mạnh nhất ủng hộ cho sản phẩm/dịch vụ của mình, họ thường đề cập đến một điểm yếu hay khó khăn mà họ đang gặp phải. Ngay lập tức sau khi thừa nhận điểm yếu là khi bạn cần nhấn mạnh luận điểm chủ chốt mà mình muốn truyền đạt tới khách hàng.
3. Luôn có thái độ lắng nghe, chia sẻ với khách hàng
Dù là giao tiếp với khách hàng hay trong bất cứ cuộc trò chuyện thông thường nào, bạn cũng hiểu rằng cuộc trò chuyện sẽ chỉ đạt mục đích khi hai bên cùng được chia sẻ thông tin chứ không phải chỉ có một phía thao thao bất tuyệt về những điều mà người còn lại không hề hứng thú. Chỉ nói và nói không ngừng về sự tuyệt vời của sản phẩm, những điều mà khách hàng sẽ tiếc nuối nếu không sử dụng, v.v…. mà không chú tâm đến cảm xúc của người nghe là sai lầm thường gặp của các nhân viên bán hàng khi mới vào nghề. Hãy coi khách hàng là một người bạn và bạn gặp gỡ, trao đổi với họ để lắng nghe và tìm ra vấn đề khó khăn mà sản phẩm/dịch vụ có thể giúp họ giải quyết.
4. Lựa chọn hình thức giao tiếp phù hợp nhất
Khách hàng của một sản phẩm, dịch vụ rất đa dạng. Có những đối tượng thường xuyên sử dụng e-mail, điện thoại,… tiếp xúc với họ qua e-mail, telesale sẽ phù hợp; nhưng lại có đối tượng chủ động tìm kiếm thông tin trên website của nhãn hàng trước khi quyết định mua, một giải pháp hỗ trợ trực tuyến ngay trên website sẽ giúp doanh nghiệp bạn ghi điểm; hoặc ngay cả khi đã được tư vấn trực tiếp trên website nhưng khách hàng vẫn muốn trực tiếp cảm nhận sản phẩm thực tế, v.v… Vậy nên với mỗi loại sản phẩm/dịch vụ và mỗi khách hàng cụ thể, bạn cần tìm ra hình thức tiếp cận tốt nhất và chuẩn bị các công cụ hỗ trợ, nội dung trao đổi cho phù hợp và đạt hiệu quả nhất.
Bán hàng và chăm sóc khách hàng đòi hỏi rất nhiều sự tinh tế và khéo léo trong giao tiếp. Tuy nhiên, sẽ không có kỹ năng nào thuần thục nếu không được rèn luyện và định hướng. Bởi vậy, nếu các doanh nghiệp hiểu rõ được lợi ích đem lại của những hoạt động này và có kế hoạch đào tạo cho nhân viên, kết quả thu lại sẽ lớn hơn kỳ vọng của doanh nghiệp rất nhiều.
Bài liên quan: Cẩm nang xây dựng mối quan hệ thành công với khách hàng