• Liên kết trong và liên kết ngoài
• 3 giá trị quan trọng trong quá trình chèn liên kết
• 5 phương pháp chèn liên kết tối ưu nhất
Như bạn đã biết, có 2 loại liên kết mà bạn có thể chèn trong 1 bài viết, đó là:
1) Liên kết trong, có nhiệm vụ điều hướng cho website:
• Liên kết tới một chủ đề khác cùng nội dung
• Trang About hoặc trang Dịch vụ sản phẩm
• Trang Liên hệ
• Trang đích bao gồm sự kiện gì đó
2) Liên kết ngoài tới các website khác, chẳng hạn:
• Tới 1 website khác có nội dung tương tự website của bạn
• Tới 1 website khác có nội dung liên quan với bài viết hiện tại
• Tới website có thể định nghĩa hoặc giải thích anchor text bạn sử dụng
• Tới các trang hướng dẫn, dịch vụ sản phẩm liên quan tới bài viết
3 giá trị quan trọng trong quá trình chèn liên kết
Chọn anchor text có ý nghĩa:
Anchor text là từ hoặc cụm từ mà người dùng sẽ click trước khi tới được liên kết chèn bên trong. Nó thường là 1 tập hợp của văn bản có màu xanh/gạch chân tùy thuộc vào thiết kế của từng website. Khi anchor text được người đọc click, nó sẽ tiếp tục đổi màu 1 lần nữa để phân biệt giữa liên kết đã click và chưa click.
Vậy như nào là 1 anchor text có ý nghĩa? Và làm thế nào để tạo ra những anchor text có ý nghĩa?
Nếu là một SEOer hoặc một Webmaster, chắc hẳn bạn phải biết ý nghĩa của 1 anchor text. Theo đó, nó phải bao gồm 2 yếu tố sau:
Tự nhiên: Bạn phải biết rằng mình đang viết cho độc giả chứ không phải cho công cụ tìm kiếm. Thế nên, anchor text phải là những cụm từ tự nhiên, tương tự như văn bản chúng ta sử dụng thường ngày vậy. Nếu cố tình sử dụng anchor text không có nghĩa hoặc tối nghĩa, cốt là để bộ máy tìm kiếm nhận ra từ khóa, đó là khi bạn đang gây phiền nhiễu cho người đọc và áp dụng phương pháp SEO của nhiều năm trước rồi đó.
Đa dạng: Một anchor text có ý nghĩa phải mang theo mình tính đa dạng. Vậy như thế nào là anchor text đa dạng? Đó là khi bạn không lặp đi lặp lại 1 cụm văn bản cố định, chẳng hạn nếu muốn liên kết từ khóa “marketing online”, bạn có thể thay đổi thành “phương pháp marketing online”, “marketing online hiệu quả”, hoặc chỉ đơn giản là “đọc tiếp” hoặc “xem thêm”.
Có đoạn miêu tả title text:
Title text là đoạn văn bản mà người đọc sẽ nhìn thấy khi trỏ chuột vào anchor text. Nếu không nhập miêu tả cho title text thì đường dẫn URL sẽ hiển thị thay thế. Thế nên, bạn có thể cải thiện tỷ lệ click bằng cách nhập miêu tả cho title text.
Chẳng hạn như đoạn mô tả “click vào để biết phương pháp marketing online hiệu quả nhất” sẽ đem lại nhiều click hơn một URL dài ngoằng không đem lại nhiều kết nối tới người đọc.
Các tùy chọn đích:
Nhân tố cuối cùng trong việc chèn liên kết đó là tùy chọn đích. Đây là phương thức mà người đọc sẽ bắt gặp khi mở liên kết. Có khoảng 5 – 7 tùy chọn để bạn áp dụng, chẳng hạn như same window – mở liên kết tại cửa sổ hiện tại, new tab – mở liên kết tại tab mới, hoặc new window – mở liên kết tại cửa sổ mới.
Do hiện tại người dùng đều sử dụng những trình duyệt đời mới nhất với nhiều tab theo kèm, thế nên tùy chọn đích new tab luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người chèn liên kết.
5 phương pháp chèn liên kết tối ưu nhất
Bao gồm cả liên kết trong và liên kết ngoài: Liên kết trong có tác dụng bổ sung thông tin hữu ích cho người đọc, tăng thời gian on-site, và tối ưu thứ hạng tìm kiếm. Còn liên kết ngoài giúp bạn tăng giá trị kết nối tới các chuyên gia hoặc những nguồn uy tín bên ngoài.
Hạn chế số lượng liên kết: Không có 1 quy định rõ ràng nào về số lượng của liên kết trong 1 bài viết cả. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì chỉ nên có khoảng 6 liên kết trong bài viết 1000 từ. Quá nhiều liên kết trong 1 bài viết sẽ khiến độc giả lẫn lộn và ngờ vực về mức độ chính xác của liên kết.
Vị trí chèn liên kết: Liên kết nằm ở vị trí đầu bài viết sẽ thu hút được nhiều chú ý của người đọc cũng như công cụ tìm kiếm. Ngoài ra các chuyên gia SEO từ Moz cũng cho biết, các liên kết cuối đường dẫn cũng tăng tỷ lệ click cho bài viết.
Giám sát liên kết: Các liên kết lỗi, hỏng chắc chắn sẽ khiến cho trải nghiệm của người đọc trên site giảm đáng kể. Thế nên, bạn cần phải thường xuyên giám sát liên kết trên website để loại bỏ hoặc sửa chữa những liên kết lỗi, hỏng. Hai công cụ tốt nhất dành cho việc này là Xenu’s Link Sleuth và Screaming Frog SEO Spider. Cả 2 công cụ này đều miễn phí và cho hiệu quả cao trong quá trình sử dụng.
Liên kết phải nổi bật: Tránh sử dụng từ gạch chân và tô màu cho font chữ. Bởi như vậy liên kết của bạn sẽ kém nổi bật trong mắt độc giả. Thay vào đó, hãy giữ cho nội dung bài viết “classic” để người đọc có thể biết đâu là văn bản, và đâu là anchor text chứa đường dẫn tới liên kết họ cần tìm.
Bài viết liên quan: 5 phương pháp đặt tiêu đề giúp cải thiện tỷ lệ click