Hướng dẫn bạn cách trở thành người tiếp thị liên kết thành công

Bạn đang muốn kiếm thêm thu nhập? Bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh nhưng không có vốn? Tiếp thị liên kết được xem là giải pháp hoàn hảo cho bạn! Tiếp thị liên kết là hình thức kinh doanh online có thể giúp tự chủ về thời gian và được ví von “Làm tiếp thị liên kết có thể kiếm được thu nhập thụ động, kiếm tiền ngay cả lúc ngủ, ngay khi đi du lịch.”  Tiếp thị liên kết là một lĩnh vực bền bỉ hơn 20 năm qua, mở đầu trên Amazon, với hình thức kinh doanh không cần vốn, có thể kiếm được thu nhập khủng dựa trên nhiều nền tảng như website, Facebook, Zalo, hoặc trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee,.. 

Hướng dẫn bạn cách trở thành người tiếp thị liên kết thành công

Hướng dẫn bạn cách trở thành người tiếp thị liên kết thành công

Tiếp thị liên kết là gì?

Tiếp thị liên kết (Affiliate marketing) là một hình thức tiếp thị trực tuyến trong đó một cá nhân, doanh nghiệp được trả hoa hồng cho việc giới thiệu khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng đến một trang web bán hàng. 

Nhà tiếp thị liên kết thường sử dụng các liên kết liên kết đặc biệt để theo dõi số lượng khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng mà họ đã giới thiệu.

Các phương thức tính hoa hồng khi làm tiếp thị liên kết: 

  • CPA (Cost Per Action) mô hình tính phí hoa hồng dựa trên hành vi của người dùng, nhà cung cấp chỉ phải trả phí khi khách hàng thực hiện một hành động cụ thể như mua hàng, đăng ký dịch vụ, điền thông tin
  • CPS (Cost Per Sale) mô hình tính phí hoa hồng dựa trên doanh số bán hàng, nhà tiếp thị liên kết nhận được hoa hồng khi có khách hàng mua hàng thông qua liên kết của họ
  • CPL (Cost Per Lead) mô hình tính phí hoa hồng dựa trên số lượng khách hàng tiềm năng, nhà tiếp thị liên kết nhận được hoa hồng khi có khách hàng điền vào biểu mẫu thông tin, đăng ký dùng thử sản phẩm, dịch vụ thông qua liên kết của họ
  • CPQL (Cost Per Quality Lead) mô hình tính phí hoa hồng dựa trên chất lượng của khách hàng tiềm năng, nhà tiếp thị liên kết nhận được hoa hồng khi có khách hàng tiềm năng đáp ứng các tiêu chí cụ thể của nhà cung cấp thông qua liên kết của họ

Các bước cơ bản tham gia tiếp thị liên kết 

Để tham gia tiếp thị liên kết, bạn có thể bắt đầu bằng việc xác định lĩnh vực tham gia, chọn kênh, nhà hợp tác,.. Đầu tiên

Xác định lĩnh vực muốn tham gia

Xác định lĩnh vực muốn tham gia tiếp thị liên kết là một bước quan trọng để thành công trong lĩnh vực này. Khi mới bắt đầu bạn nên chọn một lĩnh vực mà bạn có sở thích và kiến thức sẽ giúp bạn tạo ra nội dung chất lượng, thu hút đối tượng mục tiêu.

Một số lĩnh vực tiếp thị liên kết phổ biến:

  • Thời trang như quần áo, giày dép, túi xách…
  • Công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính, phần mềm,…
  • Sức khỏe và sắc đẹp: thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dụng cụ chăm sóc sức khỏe, dụng cụ làm đẹp…
  • Du lịch như vé máy bay, phòng khách sạn, tour du lịch,…
  • Giáo dục như khóa học online, sách, tài liệu,… 

Chọn kênh bắt đầu tiếp thị liên kết 

Đây được xem là một bước quan trọng bởi kênh liên kết sẽ đồng hành cùng bạn trong quá trình làm tiếp thị liên kết. Có nhiều phương tiện, kênh khác nhau để phát triển như trang web, mạng xã hội, email,…

Facebook: Mạng xã hội toàn cầu với hơn 1,9 tỷ người dùng hàng tháng. Ở kênh Facebook bạn có thể: 

  • Viết bài về sản phẩm lên trang cá nhân, fanpage hoặc các hội nhóm liên quan. Bạn nên để link tiếp thị dưới phần mô tả, ảnh hoặc bình luận để tránh bị Facebook hạn chế hiển thị.
  • Tự xây dựng hội nhóm Facebook để thu hút khách tiềm năng là những người quan tâm đến lĩnh vực của bạn.
  • Kết hợp với chạy quảng cáo giúp tăng tương tác, lợi nhuận

Instagram: là một mạng xã hội với hơn 1,2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Instagram được biết đến với các tính năng chỉnh sửa ảnh và video chuyên nghiệp, bạn có thể tận dụng để tiếp thị qua:

  • Tạo hình ảnh, video về sản phẩm, dịch vụ bắt mắt thu hút người xem
  • Tận dụng “Instagram Stories” chia sẻ thông tin nhanh và gắn link liên kết để bán sản phẩm 

Zalo: là một mạng xã hội của Việt Nam, cung cấp các tính năng thương mại điện, bạn có thể tận dụng:

  • Zalo Shop giới thiệu sản phẩm trực tiếp trên Zalo
  • Đăng bài trực tiếp trên Zalo, hoặc sử dụng Zalo OA
  • Nhắn tin với khách hàng tiềm năng và tiếp thị liên kết
  • Tạo group chat liên quan đến lĩnh vực đang làm tiếp thị. 

    Tiếp thị liên kết tại các trang mạng xã hội

    Tiếp thị liên kết tại các trang mạng xã hội

Website

Tiếp thị liên kết trên website là một hình thức kiếm tiền online mà người tham gia sẽ tạo ra một website hay blog chuyên về một lĩnh vực cụ thể. Sau đó họ sẽ đặt các link liên kết (affiliate link) của sản phẩm, dịch vụ đó trên website của mình. Khi khách hàng truy cập vào website và nhấp vào link liên kết, họ sẽ được chuyển hướng đến trang web của nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Nếu khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ đó, người tham gia sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp.

Chọn nhà hợp tác affiliate network uy tín

Đối với newbies bắt đầu trong lĩnh vực này, hợp tác với một affiliate network uy tín sẽ giúp cho bạn tiết kiệm thời gian đáng kể. Đây là một tổ chức trung gian có thể kết nối những Nhà phân phối (Publisher) và Nhà quảng cáo (Advertiser). Các affiliate network cung cấp nền tảng kỹ thuật và các công cụ hỗ trợ để hỗ trợ cho quá trình tiếp thị liên kết.

Dưới đây là một số tiêu chí cần cân nhắc khi lựa chọn nhà hợp tác affiliate network:

  • Uy tín của nhà cung cấp: Đây là tiêu chí quan trọng nhất khi lựa chọn nhà hợp tác affiliate network. Bạn nên tìm hiểu về lịch sử hoạt động, quy mô, lượng khách hàng, các đánh giá của khách hàng về nhà cung cấp
  • Mạng lưới đối tác: Một nhà hợp tác affiliate network uy tín sẽ có mạng lưới đối tác đa dạng, phong phú về sản phẩm và dịch vụ giúp bạn dễ dàng tìm được sản phẩm, dịch vụ phù hợp
  • Chính sách hoa hồng: yếu tố quyết định thu nhập của bạn khi tham gia Affiliate Marketing. Bạn nên lựa chọn nhà hợp tác affiliate network có chính sách hoa hồng hấp dẫn, phù hợp với khả năng, mục tiêu của bạn.

Tại Việt Nam, có rất nhiều nhà hợp tác affiliate network uy tín có thể hỗ trợ bạn trong giai đoạn bắt đầu tiếp thị liên kết như: 

  • Accesstrade
  • MasOffer
  • AdFlex
  • Shopee
  • Lazada affiliate
  • Tik Tok Shop

    Những nhà Affiliate uy tín

    Những nhà Affiliate uy tín

Hướng dẫn cách giúp bạn trở thành người tiếp thị liên kết

Có rất nhiều cách giúp bạn trở thành nhà tiếp thị liên kết thành công, dưới đây sẽ hướng dẫn bạn tường tận những cách khi bắt đầu

Trở thành KOC/KOL

KOC/KOL được ví von là làn sóng mới nổi trong lĩnh vực marketing, được viết tắt của Key Opinion Consumer/Key Opinion Leader là những người có sức ảnh hưởng trên trên các trang mạng xã hội,… Họ có thể là những người nổi tiếng, có chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó hoặc đơn giản là những người có sở thích và đam mê chia sẻ với người khác.

Để trở thành KOC/KOL, bạn cần xây dựng thương hiệu cá nhân bằng các hoạt động như:

  • Xây dựng nội dung trên nền tảng truyền thông xã hội hoặc trang web cá nhân của bạn. Điều này có thể bao gồm viết, tạo video, hoặc thậm chí podcast, tùy thuộc vào sở thích và khả năng của bạn
  • Tham gia sự kiện, và cuộc thi trong lĩnh vực của bạn để tạo dịp gặp gỡ, tương tác với người khác trong cùng lĩnh vực, giúp bạn xây dựng mối quan hệ và tạo thêm cơ hội nổi tiếng
  • Hợp tác với các đối tác, nhãn hiệu trong lĩnh vực của bạn để tạo thêm sự nhận biết trong lòng khán giả và có cơ hội kiếm thu nhập.

    Tiếp thị liên kết ở KOC

    Tiếp thị liên kết ở KOC

Review (đánh giá)

Review là một hình thức đánh giá, nhận xét về một sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm,… Review thường được thực hiện bởi những người đã sử dụng hoặc trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ đó, có thể được thực hiện dưới dạng văn bản, video, hình ảnh,… Những đánh giá có thể cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin hữu ích về sản phẩm, dịch vụ, giúp họ đưa ra quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ, có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện sản phẩm, dịch vụ của mình.

Một review chất lượng cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Thông tin: Review cần cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ, bao gồm cả những ưu điểm và nhược điểm
  • Chân thực: Review cần được thực hiện một cách khách quan, trung thực
  • Chuyên nghiệp: Review cần được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.

Những lưu ý giúp bạn viết hoặc làm video, hình ảnh review chất lượng:

  • Tìm hiểu kỹ về sản phẩm, dịch vụ: Trước khi viết review, bạn cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm, dịch vụ mà bạn muốn review. Bạn có thể sử dụng các nguồn thông tin khác nhau để tìm hiểu, bao gồm cả trải nghiệm của những người khác.
  • Nên trải nghiệm sản phẩm để có cảm nhận và đánh giá chân thực nhất.
  • Tập trung vào những điểm quan trọng: Khi viết review, bạn nên tập trung vào những điểm quan trọng nhất của sản phẩm, dịch vụ. Bạn không nên viết quá dài dòng, lan man.
  • Thể hiện ý kiến cá nhân: Review của bạn nên thể hiện ý kiến cá nhân của bạn về sản phẩm, dịch vụ. Bạn không nên chỉ sao chép thông tin từ những nguồn khác.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc: Review của bạn cần được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu. Bạn nên sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng mục tiêu của mình.

Xây dựng Website 

Website so sánh giá cả

Với kiểu website này sẽ cung cấp thông tin về giá cả của các sản phẩm, dịch vụ từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Website giúp người tiêu dùng có thể so sánh giá cả và lựa chọn được sản phẩm hoặc dịch vụ có giá tốt nhất. Thường hoạt động bằng cách thu thập dữ liệu về giá cả của các sản phẩm, dịch vụ từ các nhà cung cấp khác nhau. Dữ liệu này được hiển thị trên trang web dưới dạng bảng, biểu đồ, giúp người tiêu dùng dễ dàng so sánh giá cả. Thông qua việc so sánh có thể giúp người tiêu dùng tiết kiệm tiền khi mua sắm. 

Việc quan trọng khi bắt đầu xây dựng trang web cần phải: 

  • Cập nhật thông tin thường xuyên: đảm bảo bạn đang nhận được giá tốt nhất
  • So sánh giá cả từ nhiều nguồn: đảm bảo bạn đang nhận được giá tốt nhất
  • Kiểm tra các chương trình khuyến mãi: Nhiều nhà cung cấp thường có các chương trình khuyến mãi giảm giá. Bạn nên kiểm tra các chương trình khuyến mãi trước khi so sánh giá.

Nhưng một website so sánh giá cả hiện đại đến cỡ nào nhưng không ai biết hoặc không ai vào, lượt truy cập không có thì cuối cùng kết quả của bạn cũng là bằng không. Để tăng traffic cho web so sánh giá cả, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) giúp website của bạn có thể hiển thị cao trong kết quả tìm kiếm.
  • Tiếp thị truyền thông xã hội trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,…
  • Tiếp thị trả phí như Google Ads, Facebook Ads,… để quảng cáo website của mình.

Website review

Với hình thức này, bạn sẽ tạo một website chuyên cung cấp các bài viết đánh giá, review về các sản phẩm, dịch vụ. Khi người dùng truy cập vào website của bạn và mua sản phẩm, dịch vụ thông qua đường link liên kết của bạn, bạn sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp.

Bài review cần cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ như:

  • Thông tin chung về sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Ưu điểm, nhược điểm 
  • Mô tả rõ ràng về những thành phần của sản phẩm, hoặc những dịch vụ cung cấp để người xem có thể cảm nhận
  • Bài review cần được viết một cách khách quan, trung thực, cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc.

    Website review

    Website review

Content storytelling

Content storytelling là một hình thức tiếp thị liên kết sử dụng câu chuyện để thu hút sự chú ý của người dùng và thuyết phục họ mua hàng. Với content storytelling, bạn sẽ kể một câu chuyện về trải nghiệm thực tế với sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang tiếp thị. Câu chuyện này sẽ giúp người dùng hình dung được lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ và từ đó có quyết định mua hàng.

Đây có thể là hình thức hiệu quả vì nó có thể tạo ra sự kết nối cảm xúc giữa người đã từng trải nghiệm với sản phẩm, dịch vụ  hoặc có thể khơi gợi cảm xúc từ một đồ vật nào đó đến người xem. Khi người dùng đồng cảm với nhân vật trong câu chuyện, họ sẽ có xu hướng tin tưởng vào sản phẩm hoặc dịch vụ đó và muốn trải nghiệm nó.

Ví dụ chương trình tiếp thị liên kết tại Shopee

Shopee chiếm thị phần lớn nhất với 63%, trong đó doanh thu bán hàng trên nền tảng tăng vọt hơn 24.700 tỷ đồng, trên 289,7 triệu sản phẩm được giao thành công từ 211.609 người bán cho thấy đây là thị trường màu mỡ làm tiếp thị liên kết. Dưới đây là trình tự các bước hướng dẫn bạn làm tiếp thị liên kết ở Shopee.

Bước 1: Truy cập vào trang đăng ký đối tác quảng cáo để bắt đầu. Sau đó, hoàn thiện các thông tin cần thiết để tạo tài khoản.

Bước 1 tiếp thị liên kết của Shopee

Bước 1 tiếp thị liên kết của Shopee

Tại bước này, bạn sẽ nhập các thông tin cần thiết để đăng ký tài khoản Shopee Affiliate, bao gồm việc chọn loại tài khoản, điền họ và tên, tên đăng nhập, mật khẩu, địa chỉ email… Sau khi hoàn thành, nhấn next để tiếp tục đến bước tiếp theo.

Bước 2: Điền thông tin cá nhân và địa chỉ của người tham gia vào hệ thống.

Bước 2

Bước 2

Trong bước này, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ liên hệ, quốc gia cư trú, mã bưu điện… 

Bước 3: Nhập thông tin về nguồn traffic và phương pháp bạn sẽ sử dụng để tham gia tiếp thị liên kết với Shopee, sau đó bấm hoàn thành.

Bước 3

Bước 3

Ở bước này, bạn sẽ cung cấp thông tin chi tiết về lĩnh vực quảng cáo mà bạn có kinh nghiệm hoặc thể hiện khả năng tốt nhất. Nội dung thể hiện những gì bạn làm, mô tả số lượng lượt truy cập trung bình hàng tháng (Traffic/Follow) của bạn. Khi đã điền đầy đủ thông tin tại bước này, bạn hãy nhấn hoàn thành.

Bước 4: Chờ nhận email xác thực từ Shopee.

Bước 4

Bước 4

Có nhiều lựa chọn để xác thực tài khoản của mình, tùy thuộc vào phương tiện bạn đã sử dụng trong đăng ký. Có thể tuân theo các bước cụ thể được yêu cầu cho phương tiện xác thực của bạn. Ví dụ, nếu bạn đã chọn phương tiện là Website hoặc Ứng dụng:

Lựa chọn 1: Dành cho những người tham gia tiếp thị liên kết bằng Ứng dụng

  • Tải xuống banner theo đường dẫn mà Shopee cung cấp.
  • Đăng banner lên bất kỳ vị trí hoặc trang nào trên ứng dụng của bạn.
  • Quay video màn hình và tải lên Google Drive (hoặc nền tảng khác) sau đó chia sẻ đường dẫn với Shopee để kiểm duyệt.

Lựa chọn 2: Dành cho những người tham gia tiếp thị liên kết bằng trang web

  • Chọn và tải xuống một banner từ liên kết mà Shopee đã cung cấp trong email.
  • Đăng banner vào bài viết hoặc sidebar trên trang web.
  • Gửi URL của bài viết mà bạn đã đặt banner lên cho Shopee để kiểm duyệt.

Bước 5: Chờ Shopee thực hiện kiểm duyệt

Sau khi bạn đã gửi email hoặc video cho Shopee, bạn sẽ phải chờ để Shopee thực hiện kiểm duyệt. Thông thường, bạn sẽ phải đợi từ 1 đến 2 ngày để nhận được phản hồi từ Shopee.

Bước 6: Nhận Email thông báo kết quả

Tóm lại, để làm tiếp thị liên kết bạn nên chọn sản phẩm, dịch vụ mà bạn yêu thích, có sự tin tưởng và phù hợp với đối tượng mục tiêu. Nội dung của bạn cần hấp dẫn, hữu ích để thu hút người dùng và cập nhật nội dung thường xuyên. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn thành công trong affiliate marketing. 

Share this

November 5, 2023 - Marketing