Có những kiểu email marketing nào?
Với mỗi giai đoạn chiến dịch email marketing, bạn sẽ lựa chọn những kiểu email phù hợp. Dưới đây là 3 kiểu email bạn nên hiểu để có thể áp dụng đúng cách:
- Email chuyển tiếp/ giao dịch
Đây là những email được gửi từ hệ thống tự động để xác nhận những hành động được thực hiện bởi khách hàng, bao gồm: email xác nhận đơn hàng, email gửi hóa đơn thanh toán, email thông tin shipping, email tạo tài khoản, email hoàn tiền hoăc hoàn đơn hàng, email gửi lại mật khẩu…
Với những email kiểu này tỷ lệ mở mail là rất cao. Nếu bạn có thể chào hàng một cách khéo léo ở những email này, bạn sẽ có doanh thu lớn hơn nhiều.
- Email xây dựng mối quan hệ
Những dạng email xây dựng mối quan hệ bạn có thể sử dụng bao gồm: email chào mừng người theo dõi mới, email chuyển tải nội dung yêu cầu, email thông báo bài viết mới, email xác nhận webinar/event, email khảo sát/ đánh giá, email thông báo cuộc thi,…
Khi sử dụng những email xây dựng mối hệ, điều quan trọng bạn cần lưu ý chính là cách viết nội dung như đang tương tác với người thực, phải đảm bảo được mối qua hệ con người với con người ở đây.
- Email quảng bá & bán hàng
Phần lớn đơn hàng được tạo ra nhờ những thông điệp đến trực tiếp từ chiến dịch email. Những dạng email có thể áp dụng: email quảng bá/ tặng nội dung hữu ích, email thông báo bán hàng/ giảm giá dịp lễ, email thông báo sản phẩm mới, email thông báo dùng thử…
Với những email quảng bá và email thông báo, bạn có thể sử dụng broadcast – gửi hàng loạt cho một danh sách để tăng hiệu quả. Với những kiểu email khác bạn nên dùng autoresponders để đảm bảo thông điệp bạn gửi đi đúng với hành vi của khách hàng.
Email đầu tiên nên viết gì?
Sau khi có được thông tin email khách hàng, bạn nên kích hoạt auto responder và gửi email đi nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ. Cụ thể:
- Bắt đầu chào mừng khách hàng, giới thiệu cho họ thương hiệu và bạn. Email chào mừng đầu tiên này nên được gửi đi từ một người thực. Nghĩa là email gửi đi không phải với danh nghĩa công ty, đó nên là giám đốc, CEO hoặc là một gương mặt đại diện khác để đưa thông tin vào phần “from” trong email đầu tiên này.
- Nói cho họ biết họ sẽ nhận được gì từ bạn và những gì họ cần làm tiếp theo để có được lợi ích lớn nhất từ thương hiệu của bạn khiến họ cảm thấy hứng thú.
- Khuyến khích họ đưa email của bạn vào danh sách nhận email bằng những hướng chi tiết qua một đường link ở website của bạn. Hãy nói rằng họ sẽ không nhận được những điều giá trị của bạn nếu không làm theo hướng dẫn. Sau đó, yêu cầu họ kết nối với bạn qua các kênh khác nhau (facebook cá nhân, fanpage…) để tăng cơ hội tương tác.
- Đưa ra nội dung hữu ích nhất cho họ để ho có thể sử dụng được ngay. Chính điều này sẽ khiến họ thấy hào hứng.
- Khiến họ phải mở những mail sau: bằng cách kích thích sự ham muốn. Khi kết thúc email đầu tiên hãy gợi mở tới những nội dung hữu ích hơn, tạo sự dang dở kịch tính như cách kết thúc một tập phim trong series phim dài tập vậy. Email thứ hai bạn gửi cho họ sẽ được bắt đầu với phần tiếp theo của câu chuyện, cứ như vậy cho những email tiếp theo.
Làm thế nào để chuyển đổi sang dạng email bán hàng?
Khi khách hàng tiềm năng đang quen với việc nhận những nội dung hữu ích miễn phí họ cần từ bạn, làm thế nào để khiến họ thành người trả tiền mua hàng mà không khiến họ “sợ” bạn?
Trong giai đoạn chuyển đổi này, những email bạn viết nên theo trình tự:
- Lợi ích: Trong email đầu tiên này, tiêu đề bạn gửi không nên nói trực tiếp đến nội dung email, hãy nhắc lại những nội dung miễn phí họ đã nhận được trong giai đoạn trước. Cuối cùng, bạn nhanh chóng chuyển hướng họ sang sản phẩm mà bạn định bán, nói trực tiếp đến lợi ích khách hàng nhận được.
- Hợp lý: nói cho khách hàng biết tại sao họ nên mua hàng ngay. Ở những email này, mục đích là nhằm khiến cho khách hàng tiềm năng bấm vào đường link trang bán hàng của bạn trong email.
- Tạo nỗi sợ: trong những mail này bạn cần phải làm cho họ cảm thấy sợ mất đi cơ hội nếu không nhanh mua hàng, tạo tính cấp bách.