Chatbots giúp thương hiệu bỏ xa đối thủ đến đâu? – Phần 1

Chatbots về cơ bản là các ứng dụng phần mềm cố gắng bắt chước cách con người trò chuyện để tương tác với khách hàng. Sau thời gian dài phát triển, đồng thời, với những tiến bộ trong AI, chatbot đã trở nên thông minh hơn và trực quan hơn. Giờ đây, chúng có thể tự động hóa các tác vụ, trò chuyện thông minh hơn và có thể đưa ra quyết định hay thực hiện các hành động phù hợp.

Nhờ vậy, chat bot nhanh chóng trở nên phổ biến trong các doanh nghiệp muốn gia tăng sự hài lòng của khách hàng, trở thành công cụ quan trọng trong việc tăng hiệu suất làm việc của toàn công ty, đặc biệt với những thao tác lặp đi lặp lại. Với gần 1,4 tỷ người và doanh nghiệp đã cài đặt chatbot trên website, chắc chắn rằng chatbot đã trở thành thứ bắt buộc phải có.

Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc những con bot này ngoài khả năng tự động hóa những công việc lặp đi lặp lại còn có thể làm gì khác nữa? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ liệt kê 11 cách mà Chatbots có thể giúp doanh nghiệp thực sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Với khả năng cải tiến liên tục và ứng dụng AI, chatbot hoàn toàn có thể hỗ trợ thương hiệu tiến hành nghiên cứu thị trường

Với khả năng cải tiến liên tục và ứng dụng AI, chatbot hoàn toàn có thể hỗ trợ thương hiệu tiến hành nghiên cứu thị trường

1. Nghiên cứu thị trường

Chat bot sẽ giúp bạn hiểu khách hàng muốn gì, xu hướng hiện tại, đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì,… Đây chính là những thông tin quan trọng giúp thương hiệu có thể định hướng chiến lược kinh doanh của mình.

Việc thu thập thông tin này là một công việc lặp đi lặp lại và mất rất nhiều giờ. Do vậy, các chatbot hoàn toàn có thể hỗ trợ việc liên tục tra cứu thông tin trên Internet theo các khoảng thời gian cố định. Bên cạnh đó, những khảo sát khách hàng do chatbots thực hiện nếu được thiết kế giống như một cuộc trò chuyện sẽ không làm cho khách hàng cảm thấy khó chịu mà ngược lại, họ còn sẵn sàng chia sẻ nhiều hơn nếu cảm thấy được lắng nghe từ thương hiệu.

2. Cá nhân hóa nội dung website nhờ hiểu sở thích khách hàng

Mỗi khách hàng hoặc khách truy cập vào website sẽ có những nhu cầu khác nhau. Khi thương hiệu cung cấp trải nghiệm được cá nhân hóa, khách hàng có nhiều khả năng quay lại website hơn khi họ thấy nội dung phù hợp.

Để cung cấp trải nghiệm được cá nhân hóa, bạn cần thu thập dữ liệu về những điều khách hàng thích và không thích. Cách tốt nhất để làm điều này là triển khai chatbot. Chatbot sẽ tương tác với khách hàng và thu thập thông tin cần thiết để cá nhân hóa trải nghiệm.

Hơn 80% khách hàng có nhiều khả năng tiếp tục giao dịch với một doanh nghiệp cố gắng cung cấp trải nghiệm được cá nhân hóa. Điều này cho thấy sức mạnh của cá nhân hóa là vô cùng quan trọng với thành – bại của một thương hiệu.

Chatbots hỗ trợ doanh nghiệp nhận phản hồi trên website

Chatbots hỗ trợ doanh nghiệp nhận phản hồi trên website

3. Nhận phản hồi trên website

Website là thứ đầu tiên mà khách hàng tiềm năng nhìn thấy và cảm nhận về doanh nghiệp. Một trang web mượt mà với hình ảnh tuyệt đẹp, thông tin phong phú và được phân luồng trực quan, phù hợp với hành trình sẽ cho khách hàng biết rằng bạn quan tâm đến trải nghiệm của họ và cố gắng làm cho nó liền mạch nhất có thể.

Mặt khác, một trang web tải chậm hoặc khó điều hướng sẽ mang thông điệp ngược lại. Thật  may, chatbot có thể giúp bạn thương hiệu có thêm phản hồi về website bằng cách hỏi khách truy cập xem họ có gặp khó khăn gì trong việc tìm kiếm thông hay hoặc gặp một số vấn đề khác với trang web hay không.

Nếu gần đây bạn thay đổi giao diện hoặc thử nghiệm một số điều chỉnh trên trang thì chatbot hoàn toàn có thể thu thập thông tin về phản ứng của khách hàng đối với những thay đổi này.

4. Tạo trải nghiệm đặc biệt với khách hàng

Khách hàng hài lòng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển, do vậy, làm cho khách hàng cảm thấy có giá trị là điều quan trọng và chatbots hoàn toàn có thể giúp thương hiệu đạt được mục tiêu này.

Chatbot AI có thể trả lời nhanh các câu hỏi của khách hàng và cung cấp thông tin sản phẩm. Điều này cho phép họ ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn. Gần 64% người dùng Internet nói rằng họ thích chatbot vì cung cấp hỗ trợ 24 giờ. Khách hàng thích sự quan tâm cá nhân mà họ nhận được từ chatbots vì nó khiến họ cảm thấy được trân trọng.

Cá nhân hoá trải nghiệm trong từng tương tác với khách hàng

Cá nhân hoá trải nghiệm trong từng tương tác với khách hàng

5. Cung cấp tương tác giống với người thật

Chatbot thông minh có thể bắt chước các tương tác của con người – qua học hỏi từ nhật ký hỗ trợ khách hàng trước đây, từ đó đem đến những cuộc trò chuyện có độ chính xác đáng kể. Đây cũng chính là lý do nhiều khách hàng không thể phân biệt được phía sau màn hình có phải là người thật hay không.

Chưa hết, chatbot còn độc đáo ở việc không ngừng cải thiện khả năng trò chuyện và có thể tổ chức các cuộc trò chuyện thông minh với khách hàng, rất gần với các cuộc trò chuyện thực tế của con người.

Nếu như một số khách hàng vẫn e ngại về việc nhận được sự hỗ trợ từ công cụ đàm thoại AI thì với việc chatbot ngày càng thông minh và gần với con người hơn sẽ giúp khách hàng thoải mái hơn khi trò chuyện, đồng thời, cũng đảm bảo rằng họ nhận được sự hỗ trợ mà họ cần.

6. Chatbots tạo nội dung

Tiếp thị nội dung là một công cụ tiếp thị vô giá. Xét cho cùng, mọi người đang dành nhiều thời gian hơn trên Internet và nội dung hấp dẫn có thể khuyến khích họ dành thời khám phá doanh nghiệp của bạn.

Chatbot hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp tự động hóa việc tạo nội dung: báo cáo thông tin chi tiết theo thời gian thực, tóm tắt lãi và lỗ, thông cáo báo chí, báo cáo hàng năm, thông tin liên lạc được cá nhân hóa, v.v.

Ngoài việc chỉ tạo nội dung mới, chatbot có thể phân loại nội dung hiện có của doanh nghiệp dựa trên hiệu suất và hiển thị cho bạn những nội dung đang hoạt động tốt và những nội dung cần được cải tiến. Chưa hết, chatbot cũng có thể xác định các xu hướng hiện tại và đưa ra lộ trình tạo nội dung hợp lý.

Theo Mitul Makadia

Bài liên quan:

Share this