- Tại sao phải đo lường hiệu quả Marketing?
- Làm sao để đo lường hiệu quả Marketing?
- Google Analytics: Công cụ phân tích web/app giúp bạn lập kế hoạch cho việc tạo nội dung, cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách tối ưu hóa giao diện, chế độ điều hướng và giá trị người dùng.
- Google Ads Conversion Tracking: Giúp tạo báo cáo về hành trình khách hàng khi nhấp và quảng cáo (liệu họ đã mua một sản phẩm, đăng ký nhận bản tin, gọi đến doanh nghiệp của bạn hay tải ứng dụng của bạn xuống) từ đó có thể đánh giá hiệu quả quảng cáo và ra quyết định tăng hoặc giảm ngân sách.
- Meta Pixel: Đo lường hiệu quả bằng cách tìm hiểu hành động mà mọi người thực hiện trên trang web. Từ đó đo lường kết quả quảng cáo và tối ưu hiệu quả quảng cáo Facebook.
Marketing, tiếp thị là hoạt động cất thiết của mỗi doanh nghiệp để quảng bá sản phẩm/dịch vụ, tạo uy tín thương hiệu. Tùy vào quy mô hoạt động và ngân sách, mỗi doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến dịch Marketing với 1 hoặc nhiều hình thức, quy mô hoạt động khác nhau.
Tại sao phải đo lường hiệu quả Marketing?
Đo lường hiệu quả Marketing rất quan trọng để đánh giá được hoạt động tiếp thị có thành công hay không, chỉ số nào hiệu quả và không hiệu quả để tối ưu hiệu quả mong muốn.
Do vậy việc sử dụng các công cụ để đo lường hiệu quả Marketing rất cần thiết. Nó giúp bạn hiểu rõ được hành vi khách hàng từ đó tạo những điểm chạm phù hợp, kích thích khách hàng thực hiện hành vi mua sắn. Hoạt động Marketing nhắm vào đối tượng khách hàng, tuy nhiên sẽ được chia thành nhiều giai đoạn.
Các chỉ số quan trọng trong đo lường chiến dịch marketing
Ở mỗi giai đoạn trong hành trình khách hàng sẽ được thực hiện với một mục tiêu nhất định. Một số chỉ số cơ bản để đo lường hiệu quả Marketing như:
Số lượng người truy cập
Chỉ số truy cập của khách hàng càng cao càng cho thấy chiến dịch tiếp cận của bạn càng thành công. Tất cả số lượng người dùng truy cập vào trang website là những nhân tố thiết thực, trực quan nhất giúp bạn có thể đánh giá được chỉ số KPI của chiến dịch Marketing.
Tuy nhiên để hiểu được hành vi và bức tranh bạn cũng cần phải biết được một số vấn đề như:
- Khách hàng truy cập bằng hình thức nào?
- Thời gian khách hàng bỏ ra xem thông tin ở lại trang trong bao lâu?
- Khách hàng tới từ đâu, đã có hành động gì trên trang?
Lượt xem trang và thoát trang
Không phải khách hàng nào cũng có nhu cầu và thời gian ngồi đọc nội dung của bạn. Vì vậy, dựa vào thời gian ở lại xem trang chính là một cách tốt nhất để xác định được việc người dùng có thật sự đọc thông tin mà bạn đang cung cấp hay không.
Nếu kết quả trung bình nhận lại được là khách hàng ở trong trang vài giây, bạn nên xem xét lại những thôi tin nội dung trong bài viết của mình, bạn cũng có thể sử dụng thêm các số liệu để nâng cao nội dung hoặc xây dựng lại các chức năng tổng thể quan trọng của trang web.
Ngoài ra, dựa vào chỉ số này giúp định hình được người dùng quan tâm tới vấn đề gì và mức độ hài lòng ra sao.
Ví dụ một khách hàng truy cập xem trang về sản phẩm A trong thời gian lâu tức họ rất quan tâm về sản phẩm này. Dựa vào yếu tố đó, bạn có thể xuất hiện kịp thời để từ vấn và chuyển đổi khách hàng. Ngược lại thời gian xem trang của khách ít tức mức độ quan tâm không nhiều. Lúc này, bạn cần phải làm gì đó để loại bỏ ý định thoát trang, kích thích khách hàng ở lại lâu hơn.
Làm sao để đo lường hiệu quả Marketing?
Đo lường hiệu quả Marketing rất quan trọng nhưng làm sao để đo lường được? Subiz – Giải pháp Cloud CRM thế hệ mới không chỉ tự động cập nhật, lưu trữ thông tin khách hàng hiệu quả mà còn giúp bạn đo đếm hiệu quả các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing.
- Xem được những ai đang online
- Tổng khách hàng truy cập
- Họ là ai, đến từ đâu, đang xem trang nào?
- Thống kê hội thoại
- Thống kê cuộc gọi
Ngoài ra, để theo dõi và đo lường hiệu quả Marketing, bạn có thể sử dụng các công cụ như:
Google Tag Manager: Giúp dễ dàng cập nhật và quản lý tất cả các thẻ trên website/app như: Google Analytics Tracking Code, Facebook Pixel Code, Google Ads Conversion Tracking Code, Tiktok Pixel Code, …
Google Analytics: Công cụ phân tích web/app giúp bạn lập kế hoạch cho việc tạo nội dung, cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách tối ưu hóa giao diện, chế độ điều hướng và giá trị người dùng.
Google Ads Conversion Tracking: Giúp tạo báo cáo về hành trình khách hàng khi nhấp và quảng cáo (liệu họ đã mua một sản phẩm, đăng ký nhận bản tin, gọi đến doanh nghiệp của bạn hay tải ứng dụng của bạn xuống) từ đó có thể đánh giá hiệu quả quảng cáo và ra quyết định tăng hoặc giảm ngân sách.
Meta Pixel: Đo lường hiệu quả bằng cách tìm hiểu hành động mà mọi người thực hiện trên trang web. Từ đó đo lường kết quả quảng cáo và tối ưu hiệu quả quảng cáo Facebook.
Bạn sẽ không biết được chiến dịch tiếp thị mình đang thực hiện được có hiệu quả hay không nếu không đo lường chính xác. Ngân sách thực hiện cho các chiến dịch này thì không hề ít, nếu cứ thực hiện một cách cảm hứng tức bạn đang “đốt tiền” cho một điều không rõ ràng, điều này tạo ra số liệu quá thừa thãi, không đem lại hiệu quả trong việc báo cáo. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn tối ưu chiến dịch hiệu quả thông qua các chiến dịch và công cụ đo lường hiệu quả Marketing.