- Khách hàng tiềm năng được định nghĩa thế nào?
- 1. Khai thác lợi thế của mạng xã hội
- 2. Nhờ khách hàng hiện tại giới thiệu khách hàng mới
- 3. Khai thác các mối quan hệ cá nhân
- 4. Tham gia các sự kiện kết nối
- 5. Xem lại nguyên nhân các giao dịch cũ chưa hoàn thành
- 6. Phát triển chuỗi email marketing
- 7. Viết bài blog
Tuy nhiên, câu hỏi mà Subiz và các bạn sẽ cùng nhau giải quyết hôm nay chính là: nếu tự kinh doanh hoặc sales chủ động tìm kiếm khách hàng, không có hỗ trợ từ phòng Marketing, làm thế nào để mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng?
Khách hàng tiềm năng được định nghĩa thế nào?
Khách hàng tiềm năng có thể là những cá nhân (B2C) hoặc doanh nghiệp (B2B) xuất hiện thông qua các kênh tiếp thị và quảng cáo, được giới thiệu, mạng xã hội, networking, dùng thử sản phẩm v.v.
Khi đó, Inbound sales giúp xác định và kết nối với khách hàng tiềm năng qua việc xây dựng mối quan hệ trước khi ai đó sẵn sàng mua và đưa ra giải pháp cho các vấn đề khách hàng tiềm năng đang gặp phải chứ không đơn thuần gia tăng doanh số – cách làm lâu dài giúp cá nhân hay thương hiệu dễ dàng hơn trong việc mở rộng danh sách khách hàng trung thành.
Dưới đây là một vài cách để các bạn sales, chủ cửa hàng có thể chủ động gia tăng lượng khách hàng tiềm năng:
- Tận dụng mạng xã hội
- Nhờ khách hàng hiện tại giới thiệu khách hàng mới
- Khai thác mối quan hệ cá nhân
- Tham gia các sự kiện cộng đồng
- Tiếp cận lại khách hàng tiềm năng chưa sinh chuyển đổi
- Lên kế hoạch cho chuỗi email marketing
- Viết bài trên blog
1. Khai thác lợi thế của mạng xã hội
Nếu ước mơ của một nhân viên bán hàng là kết nối theo những cách có giá trị và không mất quá nhiều công sức để có được khách hàng tiềm năng thì mạng xã hội chính là một lựa chọn tuyệt vời để bất kỳ ai cũng có thể khai thác.
Một vài đề xuất nhanh để có thể triển khai trên trang Facebook cá nhân:
- Hoàn thiện profile cá nhân với thông tin đầy đủ: tên thật, avatar rõ mặt, ảnh bìa, lịch sử công việc, học tập…để tạo sự uy tín.
- Đặt nick phụ liên quan tới sản phẩm bạn bán để gợi nhớ trong trường hợp khách hàng chỉ nhớ tên và sản phẩm bạn cung cấp nhưng không nhớ nick
- Cố gắng kết nối với càng nhiều người càng tốt. Càng có nhiều kết nối, phạm vi tiếp cận của bạn sẽ càng rộng. Tương tác với bạn bè hoặc những người có lượt follow cao cũng giúp quảng bá sản phẩm tốt hơn, tăng cơ hội có thêm khách hàng tiềm năng
- Thường xuyên update hình ảnh, thông tin sản phẩm, chia sẻ những bài viết chuyên sâu chẳng hạn: nếu bạn bán thời trang hè thì những tips phối đồ hoặc bảo quản đồ cho mùa hè sẽ giúp bạn tạo khác biệt. Đừng quên việc chia sẻ reviews từ khách hàng sau mua.
2. Nhờ khách hàng hiện tại giới thiệu khách hàng mới
Kết nối với khách hàng hiện tại, cảm ơn họ vì đã tin tưởng lựa chọn thương hiệu, dịch vụ mà bạn đang cung cấp cũng như tế nhị đề nghị nếu có bạn bè quan tâm hay giới thiệu tới mình chính là cách để có thêm những khách hàng mới tiềm năng.
Mọi người đều đồng ý rằng nguồn khách được khách hàng cũ giới thiệu khá chất lượng và hiệu quả, nhưng vì một số lý do, cách này không phải dễ dàng để khai thác. Vì thế, hãy tham khảo một số bước dưới đây:
- Liên hệ và cảm ơn khách hàng đã lựa chọn thương hiệu của bạn và cũng kiểm tra lại xem khách hàng có thực sự hoàn toàn hài lòng với giao dịch lần này? Liệu bạn có thể hỗ trợ khách hàng ở điểm gì nữa không?
- Hỏi khách hàng xem liệu có bạn bè hay đơn vị nào khác mà họ nghĩ có thể sẽ quan tâm đến dịch vụ, sản phẩm của bạn hay không?
- Lưu lại tên, số điện thoại và email của người được chia sẻ cũng như điểm đặc biệt để khách hàng mới biết bạn do khách hàng cũ giới thiệu
- Tế nhị hỏi xem liệu có thể giúp bạn gửi một email giới thiệu nhanh được không? Nếu người đó thực sự tin tưởng và ấn tượng về dịch vụ, cách chăm sóc của bạn họ sẽ không ngần ngại giới thiệu bạn với bạn bè của mình
- Nếu có thể, hãy gửi tặng khách hàng một tấm thiệp viết tay hoặc vật phẩm nhỏ như áo phông, món đồ trang trí để cảm ơn họ đã giới thiệu. Chỉ một sự quan tâm nho nhỏ sẽ giúp bạn đi một chặng đường dài.
3. Khai thác các mối quan hệ cá nhân
Những mối quan hệ cá nhân đôi khi thường bị bỏ qua dù khá dễ dàng để khai thác khi bạn bắt đầu kinh doanh riêng. Và đôi khi, có một số người bạn đã gặp nhưng lại không nghĩ sẽ “tặng” cho bạn lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Trong thế giới kết nối ngày nay, bạn cùng lớp yoga, đồng nghiệp, đối tác, hàng xóm v.v – bản thân họ hoặc bạn bè, người quen của họ hiện cần tới sản phẩm, dịch vụ của bạn. Chìa khóa cho hình thức này rất đơn giản – nếu các bạn đang nói về chuyện kinh doanh, hãy dùng sự tự hào, am hiểu của một chuyên gia về sản phẩm để chia sẻ cho những người quen biết. Xác định nhóm khách hàng của mình – độ tuổi, thu nhập, khu vực sinh sống và gửi email – theo cách cá nhân hoá để gửi họ/ nhờ họ chuyển tiếp để kết nối.
Tất nhiên, sự pha trộn giữa yếu tố cá nhân và chuyên nghiệp như thế này sẽ đòi hỏi yêu cầu cao về tính hiệu quả, chính xác và sự tôn trọng các mối quan hệ nhưng nếu có thể khai thác, đây sẽ là một cách tuyệt vời để mở rộng hình ảnh cũng như danh sách khách hàng tiềm năng của bạn.
4. Tham gia các sự kiện kết nối
Tham dự các sự kiện cộng đồng hay sự kiện chuyên ngành hoặc các khoá đào tạo sản phẩm hay phát triển kỹ năng lãnh đạo, v.v nên là một phần thói quen của bạn bởi đây là một cách tuyệt vời để phát triển mức độ ảnh hưởng cá nhân cũng như mối quan hệ của doanh nghiệp.
Dưới đây là bốn điều cơ bản cần lưu ý trước khi tham gia các sự kiện kết nối:
- Mục tiêu của các event chủ yếu giúp mọi người làm quen, gắn kết và tìm kiếm thêm cơ hội hợp tác. Đừng quá nặng nề hay buộc phải hoàn thành chỉ tiêu có thêm bao nhiêu khách hàng!
- Triết lý “luôn luôn giúp đỡ” sẽ giúp bạn tạo khác biệt lớn
- Mang theo danh thiếp để trao đổi với những người bạn mới quen
- Đề nghị kết nối trên Facebook, Viber hoặc những kênh tương tác bạn thường sử dụng khi bạn đứng cạnh ai đó. Có thể lịch sự hỏi – mình có thể kết nối trên Viber không? Nếu đồng ý, hãy đưa điện thoại cho họ tìm kiếm và gửi yêu cầu kết bạn.
5. Xem lại nguyên nhân các giao dịch cũ chưa hoàn thành
Khách hàng có thể đã xem bản demo sản phẩm hoặc liên hệ tới doanh nghiệp của bạn để tìm hiểu thông tin nhưng trước đó đã chia sẻ rằng tại thời điểm này họ chưa có nhu cầu mua.
Liên hệ lại những khách hàng tiềm năng này sau mỗi 2 tháng và hỏi xem các ưu tiên của họ đã thay đổi như thế nào, liệu họ có thay đổi gì về nhu cầu và có đang gặp khó khăn gì với vấn đề trước đó họ đã chia sẻ hay không?
Đầu tư các chiến dịch tiếp thị tới nhóm những khách hàng tiềm năng này bởi vì ít nhất họ đã có mức độ chuyển đổi cao hơn những khách hàng hoàn toàn mới. Bổ sung thông tin của họ vào các email marketing với nội dung phù hợp, gửi cho họ các bài blog có liên quan và giữ cho tương tác được cá nhân hóa.
Có thể lần đầu tiên hoặc lần thứ ba chưa phải là thời điểm thích hợp nhưng tới lần thứ năm chắc chắn khách hàng đã nhớ tới bạn và tại thời điểm họ có nhu cầu, chắc chắn bạn sẽ là người đầu tiên họ gọi.
6. Phát triển chuỗi email marketing
Xác định chiến lược tiếp cận của bạn sau đó, hãy sáng tạo với mẫu email marketing thông minh sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như cho phép thương hiệu có một mạng lưới rộng với các khách hàng tiềm năng.
Để gửi một chuỗi email thành công, nên xác định mục đích rõ ràng cho từng nhóm khách hàng, chẳng hạn:
- Email 1: Làm rõ “điểm đau” khách hàng đang gặp phải
- Email 2: Đưa ra một thông điệp giá trị – giúp khách hàng giải quyết điểm đau
- Email 3: Chia sẻ câu chuyện của một khách hàng lớn mà ai cũng biết
- Email 4: Cập nhật thông điệp và giải pháp chất lượng
- Email 5: Bổ sung thông điệp, thông tin về sản phẩm
- Email 6: Tiếp cận lần cuối
Thực hiện một chuỗi email toàn diện, có mục đích và xem mức độ hiệu quả của các email và điều chỉnh sao cho phù hợp với từng nhóm khách hàng.
7. Viết bài blog
Nếu chưa thường xuyên viết blog bạn nên bắt đầu bằng cách viết về chủ đề mà bạn là chuyên gia.
Đó có thể là tiếp thị hay giới thiệu hoặc sản phẩm/ dịch vụ, hướng dẫn bảo quản quần jeans nhưng với bất cứ chia sẻ chuyên sâu nào, hãy bắt đầu viết và chia sẻ nó trên blog của công ty, tài khoản mạng xã hội của bản thân cũng như trau chuốt để gửi tới khách hàng.
Điều quan trọng là xây dựng được hình ảnh một chuyên gia hữu hình trong lĩnh vực, khẳng định chuyên môn mà còn giúp “giáo dục” khách hàng tiềm năng và nhắc họ khi có nhu cầu sẽ nhớ ngay tới bạn. Nếu cần giúp đỡ với một số bài viết đầu tiên hãy liên hệ với các biên tập viên blog để được một số gợi ý, hướng dẫn chi tiết và nhanh chóng.
Hãy thử các chiến thuật mà Subiz vừa chia sẻ với các bạn ở trên để ứng dụng và sáng tạo trong cách mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng. Hy vọng chỉ trong thời gian ngắn sắp tới, bạn sẽ khắc phục được nhược điểm về lượng khách hàng và có được cho mình danh sách những khách hàng trung thành.
Theo Dan Tyre
Bài liên quan: