Chiến lược bao bì sản phẩm khiến gia tăng lòng trung thành của khách hàng

Những năm 1960, chuyên gia tiếp thị hàng đầu của Mỹ, Jerome McCarthy, đã giới thiệu đến cộng đồng marketing thuật ngữ 4P, bao gồm: Product (sản phẩm), Place (phân phối), Promotion (khuyến mãi) và cuối cùng là Price (giá). Dần dần, trong lĩnh vực dịch vụ, thuật ngữ này đã được bổ sung thêm ba yếu tố quan trọng, cụ thể: Packaging (bao bì), Promotion (Truyền thông) và People (con người). Trong đó, mỗi một yếu tố đều là nhân tố cốt lõi cho một chiến lược marketing hiệu quả.
Những thay đổi trong thiết kế của vỏ chai Cocacola theo thời gian

Những thay đổi trong thiết kế của vỏ chai Cocacola theo thời gian

Tuy nhiên, trong những yếu tố trên thì bao bì sản phẩm (Packaging) lại thường được thảo luận bởi sự liên quan đến việc định vị thị trường. Một sản phẩm cao cấp thì bao bì cũng khác với sản phẩm bình dân. Nhưng, giả sử doanh nghiệp của bạn bán sản phẩm giá thành vừa phải thì cũng sẽ chẳng có lỗi gì nếu như sử dụng bao bì cao cấp. Có điều, bạn đã biết rằng bao bì sản phẩm có mức độ ảnh hưởng nhiều hơn thay vì chức năng định vị đơn thuần? Nó có thể giúp bạn xác định sự trung thành của khách hàng với sản phẩm. Dưới đây là một vài cách mà chủ doanh nghiệp cũng như nhà tiếp thị có thể sử dụng bao bì để đảm bảo một giá trị lâu dài từ khách hàng.

Đóng gói sản phẩm liên quan nhưng lại có vòng đời sử dụng khác nhau
Đây là một chiến lược thường được triển khai bởi các doanh nghiệp có sản phẩm bổ sung cho nhau. Dao cạo râu của Gillette là một ví dụ điển hình của sản phẩm có thể sử dụng chiến lược này, vì chúng có dao cạo và lưỡi dao tách rời. Một cách cố ý, số lưỡi được đóng gói cùng dao cạo sao cho vòng đời sử dụng của hai đơn vị này không bằng nhau. Bằng cách này, khi dao bị mòn thì khách hàng vẫn còn lưỡi dao chưa sử dụng. Tương tự, khách hàng có thể bị mắc kẹt với một dao cạo vẫn còn hoạt động tốt trong khi lưỡi dao đã hết. Điều này buộc các khách hàng phải tiếp tục mua hàng để có thể tiếp tục sử dụng những lưỡi hoặc dao cạo còn dở.

Thiết kế dịch vụ thành các gói sản phẩm dài hạn
Một số sản phẩm, dịch vụ vài tháng mới cần sử dụng một lần, chẳng hạn như liên quan đến bảo dưỡng xe hoặc giặt thảm. Theo Jay Barnett, ông chủ của Priority Floor Care – một đơn vị giặt thảm thương mại tại Perth: khách hàng thường xuyên quên lịch hẹn cho đến khi họ cần một dịch vụ nhanh nhất có thể. Thêm vào đó, nhiều khách hàng không ngần ngại chuyển sang một doanh nghiệp khác chỉ vì giá tốt hơn.

Cách tốt để giải quyết vấn đề này là thiết kế dịch vụ của mình thành một gói sản phẩm theo “hợp đồng bảo trì hàng năm” (AMC) hấp dẫn. Tính trung bình một lần bảo dưỡng xe tốn khoảng 150 đô-la và khách hàng thường 8 tháng sau mới quay lại lần nữa (mặc dù thời gian tốt nhất là trong sáu tháng). Nếu bạn có thể cung cấp gói AMC với chi phí chỉ 400 đô, nhưng trong 3 lần mỗi năm thì bạn không chỉ đảm bảo một khách hàng sẽ quay lại 3 lần trong năm mà còn giúp khách hàng hạn chế những rắc rối của việc ghi nhớ cuộc hẹn tiếp theo.

Mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều cách khác nhau để tạo sự trung thành của khách hàng thông qua cách thiết kế sản phẩm của mình. Chẳng hạn, một số lựa chọn đóng gói thành những túi nhỏ để bán được nhiều hàng hơn. Ví dụ tuyệt vời thì bạn có thể dễ dàng bắt gặp chính là khi bạn mua bỏng ngô hoặc Coca-Cola tại rạp chiếu phim. Ngoài ra, tại một số nhà hàng, khách hàng được phép uống không giới hạn Coca-Cola ở một mức giá cao hơn. Điều này tạo lượng tiêu thụ lớn hơn trong khi khách hàng tiếp tục nghĩ rằng đây là một cuộc mua bán hấp dẫn, mà người có lợi chính là mình. Từ góc nhìn doanh nghiệp, kế hoạch này đảm bảo lượng mua hàng thường xuyên và sự trung thành của khách hàng cũng cao hơn.

Bạn có ý tưởng gì khác để việc đóng gói sản phẩm có tác động mạnh mẽ đến sự trung thành của khách hàng? Hãy chia sẻ với Subiz trải nghiệm của bạn nhé!

Bài liên quan: Tâm lý học màu sắc ảnh hưởng đến hành vi mua hàng

Nguồn: Customerthink.com

Share this