Công nghệ 4.0 là gì?
Công nghệ 4.0 là một thuật ngữ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đề cập đến các công nghệ, hệ thống “thông minh” được thiết kế để cảm nhận, dự đoán và tương tác với thế giới vật chất thật, nhằm đưa ra các quyết định hỗ trợ sản xuất trong thời gian thực.
Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều được xây dựng dựa trên những gì đã có trước đó, kết hợp các công nghệ và kiến thức mới. Công nghệ 4.0 có bốn nguyên tắc cốt lõi mở đường:
- Kết nối: Tất cả các máy móc, thiết bị, … và con người đều được kết nối, giao tiếp và chia sẻ thông tin với nhau trong quá trình sản xuất.
- Rõ ràng, minh bạch: Dữ liệu và các thông tin được thu thập từ tất cả các điểm nhỏ trong quy trình sản xuất, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng của thông tin dữ liệu
- Hỗ trợ: Cơ sở công nghệ được cải thiện hỗ trợ con người trong việc ra quyết định, giải quyết vấn đề và các nhiệm vụ khó khăn hoặc không an toàn.
- Quyết định phi tập trung: Các hệ thống có khả năng tự đưa ra quyết định và thực hiện các nhiệm vụ một cách tự động.
Kết hợp 4 nguyên tắc này làm cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trở nên tiềm năng, đáng kỳ vọng. Phần lớn công nghệ cơ bản đã có sẵn trong nhiều thập kỷ, bao gồm cả người máy và mạng, nhưng việc sử dụng chúng cùng nhau một cách hợp lý sẽ mở ra một bước tiến lớn trong khả năng sản xuất.
Những công nghệ nào đang thúc đẩy nền công nghệ 4.0?
Theo báo cáo của Fortune Business Insights, quy mô thị trường công nghệ dành riêng cho Công nghiệp 4.0 được ước tính khoảng 116,1 tỷ đô la vào năm 2021. Đến năm 2028, quy mô thị trường được dự đoán sẽ tăng gấp 3 lần lên 337,1 tỷ đô la.
Các công nghệ 4.0 cho phép các công ty tự động hóa quy trình sản xuất, phân tích dữ liệu, đưa ra quyết định thông minh hơn và ngăn chặn các vấn đề trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Cuối cùng, các công ty có thể chủ động hơn bằng cách tận dụng dữ liệu thời gian thực kết nối với máy móc thông qua internet. Các công nghệ là thành phần chính của Công nghệ 4.0 là:
Internet vạn vật (Internet of Things – IoT)
Internet of Things (IoT) đề cập đến sự kết nối giữa các thiết bị điện tử, phần mềm, cảm biến, bộ truyền động, … Thông qua internet, các thiết bị thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau, tạo ra một môi trường thông minh.
Các ứng dụng IoT đang được triển khai trong thực tế:
- Ngôi nhà thông minh: IoT có thể tự động hóa hệ thống chiếu sáng, làm mát, an ninh và các chức năng khác của tòa nhà.
- Tự động hóa và tối ưu hóa sản xuất công nghiệp: Hệ thống IoT giúp giảm nhu cầu lao động thủ công đồng thời tăng hiệu quả của các quy trình sản xuất công nghiệp.
- Chăm sóc sức khỏe: Các thiết bị IoT có thể đeo được (đồng hồ đo nhịp tim, …) mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Các thiết bị có thể tự động thu thập các chỉ số sức khỏe quan trọng của bệnh nhân như huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ, … giúp các chuyên gia chăm sóc sức khỏe theo dõi bệnh nhân từ xa.
- Giám sát giao thông: IoT giúp cải thiện việc ra quyết định dựa trên dữ liệu giao thông được thu thập, xử lý theo thời gian thực. Hệ thống sẽ cập nhật các thông tin và đưa ra cảnh báo về các sự cố, tắc nghẽn giao thông để tiết kiệm thời gian đi lại
Một số lợi ích phổ biến của IoT khi áp dụng trong các doanh nghiệp:
- Giám sát toàn bộ quy trình kinh doanh
- Cải thiện trải nghiệm của khách hàng (CX)
- Tiết kiệm thời gian, nguồn lực, vật lực
- Hỗ trợ, nâng cao năng suất của nhân viên
- Tích hợp và điều chỉnh các mô hình kinh doanh
- Hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh tốt hơn
Điện toán đám mây (Cloud Computing)
Điện toán đám mây là một thuật ngữ chung cho mọi thứ liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ được lưu trữ trên internet. Điện toán đám mây được các doanh nghiệp ứng dụng để lưu trữ, chia sẻ, sao lưu, … lượng lớn dữ liệu trên một máy chủ ảo vì có thời gian phân phối nhanh hơn đáng kể so với các hệ thống độc lập.
Một số lợi ích của điện toán đám mây khi áp dụng trong các doanh nghiệp:
- Giảm chi phí: Sử dụng cơ sở hạ tầng đám mây có thể giảm chi phí vốn, vì các tổ chức không phải chi số tiền lớn để đầu tư vào phần cứng, cơ sở vật chất, … hoặc xây dựng các trung tâm dữ liệu đáp ứng các hoạt động kinh doanh
- Xử lý công việc linh hoạt: Lưu trữ thông tin trên điện toán đám mây giúp các nhân sự của công ty có thể truy cập thông tin từ bất kỳ đâu bằng bất kỳ thiết bị nào chỉ cần có kết nối internet.
- Khắc phục sự cố: Tất cả các tổ chức đều lo ngại về việc mất dữ liệu, tuy nhiên lưu trữ dữ liệu trên đám mây đảm bảo rằng người dùng luôn có thể truy cập dữ liệu của họ ngay cả khi thiết bị của họ không hoạt động
- Kiểm soát dữ liệu: Trên hệ thống điện toán đám mây, tất cả các tài liệu được lưu trữ ở một nơi và ở một định dạng duy nhất. Với việc mọi người truy cập cùng một thông tin, hệ thống sẽ đảm bảo duy trì tính nhất quán của dữ liệu, tránh lỗi của con người và có lịch sử rõ ràng về mọi sửa đổi hoặc cập nhật.
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI)
Trí tuệ nhân tạo (AI) là một thuật ngữ rộng dùng để chỉ bất kỳ loại phần mềm máy tính nào tham gia vào các hoạt động giống con người, bao gồm học tập, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề.
Các ứng dụng phổ biến AI đang được triển khai:
- Học máy (MI): Được sử dụng trong các hệ thống để thu thập lượng dữ liệu khổng lồ
- An ninh mạng: Bằng cách theo dõi các mẫu từ đầu vào dữ liệu, hệ thống AI có thể nhận ra một cuộc tấn công mạng và các mối đe dọa an ninh mạng. Sau khi phát hiện ra mối đe dọa, nó quay lại dữ liệu để tìm lỗ hổng cần sửa chữa, giúp ngăn chặn các mối đe dọa an ninh mạng
- Trợ lý cá nhân kỹ thuật số: Các bot AI có thể được sử dụng làm trợ lý cá nhân, giúp con người quản lý email, duy trì lịch trình, đưa ra các đề xuất lịch trình hợp lý, …
Một số lợi ích nổi bật của trí tuệ nhân tạo (AI) khi ứng dụng trong doanh nghiệp:
- Tự động hóa: Với tự động hóa, các doanh nghiệp có thể đảm bảo việc sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn, tăng năng suất và tỷ lệ sản xuất, giảm thời gian giao hàng, cải thiện chất lượng sản phẩm và an toàn hơn, …
- Ra quyết định thông minh hơn: Trí tuệ nhân tạo (AI) phân phối dữ liệu, tạo tính nhất quán của dữ liệu, phân tích xu hướng, định lượng và dự báo những điều không chắc chắn để doanh nghiệp đưa ra những quyết định tốt nhất
- Giải quyết các vấn đề phức tạp: Trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp với học máy (ML) được sử dụng để phân tích dữ liệu hiệu quả hơn, giúp tạo ra các thuật toán và mô hình dự đoán để xử lý dữ liệu và đánh giá kết quả tiềm năng của các kịch bản sẽ xảy ra, giúp doanh nghiệp tìm ra giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng.
Giao tiếp giữa máy với máy (Machine to Machine – M2M)
Máy với máy (M2M), đề cập đến công nghệ giao tiếp trực tiếp giữa các thiết bị, sử dụng bất kỳ kênh nào, có dây hoặc không dây. Giao tiếp giữa máy (M2M) cũng được coi là một thành phần thiết yếu của Công nghệ công nghiệp 4.0.
Ứng dụng thực tế nổi bật về công nghệ M2M
- Chuỗi cung ứng và quản lý hàng tồn kho .
- Giải pháp thanh toán tự động.
- Giám sát chăm sóc sức khỏe từ xa.
- Các phương thức thanh toán điện tử như PayPal.
- Hệ thống tiếp thị trực tuyến
Một số lợi ích khi ứng dụng M2M trong doanh nghiệp:
- Tăng cơ hội kinh doanh với quản lý từ xa, cho phép các công ty phục vụ một khu vực rộng lớn hơn
- Giảm thiểu chi phí bảo trì hoặc sửa chữa
- Cải thiện dịch vụ khách hàng bằng cách giám sát và bảo trì thiết bị theo thời gian thực
- Cải thiện hiệu quả hoạt động, đảm bảo chất lượng
- Đưa ra các quyết định chính xác hơn nhiều so với quyết định của con người.
Dữ liệu lớn (Big Data)
Dữ liệu lớn được tạo ra liên tục từ mọi quy trình kỹ thuật số, trao đổi phương tiện truyền thông xã hội, …. Dữ liệu lớn đến từ nhiều nguồn với tốc độ, khối lượng và sự đa dạng đáng kinh ngạc. Để trích xuất giá trị có ý nghĩa từ dữ liệu lớn, cần có sức mạnh xử lý tối ưu, khả năng phân tích, bên cạnh kỹ năng quản lý thông tin.
Ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data) trong thực tế:
- Ủy ban Giao dịch Chứng khoán (SEC) đang sử dụng dữ liệu lớn để giám sát hoạt động của thị trường tài chính
- Các tổ chức trong ngành truyền thông sử dụng dữ liệu lớn để tạo nội dung theo xu hướng, phân phối/đề xuất nội dung đến người dùng, đo lường hiệu suất nội dung, …
- Trong ngành tài nguyên thiên nhiên, từ dữ liệu không gian địa lý, dữ liệu đồ họa, văn bản và dữ liệu thời gian, … dữ liệu lớn cho phép lập mô hình dự đoán để hỗ trợ việc ra quyết định giải thích địa chấn, lượng mưa, thời tiết, …
- Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đang sử dụng dữ liệu lớn để phát hiện và nghiên cứu các loại bệnh liên quan đến thực phẩm. Điều này cho phép cơ quan đưa ra các phản ứng nhanh hơn, lên phác đồ điều trị nhanh hơn, giảm thiểu tỷ lệ tử vong.
- Trong ngành hàng bán lẻ: Amazon tận dụng lợi ích của dữ liệu lớn để cung cấp trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa tối ưu, đề xuất các sản phẩm dựa trên các giao dịch mua trước đó của khách hàng, lịch sử duyệt web, ….
Một số lợi ích khi ứng dụng Dữ liệu lớn (Big Data) trong doanh nghiệp:
- Thu hút, giữ chân khách hàng: Dữ liệu lớn lưu trữ và tiết lộ nhiều điều về sở thích, nhu cầu, hành vi mua hàng của khách hàng. Các doanh nghiệp sử dụng dữ liệu lớn để quan sát, nghiên cứu và điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu cụ thể của khách hàng. Điều này đảm bảo sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng cũng như giúp các doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng một cách đáng kể
- Xác định rủi ro tiềm tàng: Dữ liệu lớn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các chiến lược và quy trình quản lý rủi ro hiệu quả. Các công cụ phân tích dữ liệu lớn giảm rủi ro bằng cách gợi ý các quyết định tối ưu hóa
- Tiết kiệm chi phí: Dữ liệu lớn giúp tối ưu hóa các quy trình kinh doanh để tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và tăng sự hài lòng của khách hàng. Nó cũng giúp phát hiện gian lận, quản lý rủi ro và lập kế hoạch an ninh mạng giúp các doanh nghiệp giảm tổn thất tài chính và tránh các mối đe dọa kinh doanh tiềm ẩn
Thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality -AR)
Một trong những công nghệ tiên tiến trong xu hướng công nghệ 4.0 là thực tế tăng cường. Augmented Reality (AR)
Thực tế tăng cường (AR) là một trải nghiệm tương tác nâng cao thế giới thực bằng thông tin nhận thức do máy tính tạo ra (hình ảnh kỹ thuật số, âm thanh, các kích thích giác quan, …) Sử dụng phần mềm, ứng dụng hoặc phần cứng như kính AR, thực tế tăng cường “phủ” nội dung kỹ thuật số lên các đối tượng và môi trường thực tế. Điều này làm phong phú thêm trải nghiệm người dùng và biến môi trường xung quanh thành một môi trường tương tác.
Ứng dụng thực tế ảo (AR) trong thực tế:
- Tính năng thử đồ ảo: Tính năng thử đồ ảo của Guccido AR cung cấp giúp người dùng thử trước khi mua và tự tin hơn với khả năng mua hàng
- Đào tạo: Môi trường đào tạo của Quân đội Hoa Kỳ (STE) đang phát triển chương trình đào tạo dựa trên AR và VR cho binh lính. Ngoài các công nghệ XR, sáng kiến lớn này còn bao gồm Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo và nhiều giải pháp khác
Một số lợi ích khi doanh nghiệp ứng dụng thực tế ảo (AR)
- Thúc đẩy mức độ tương tác và tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng
- Cung cấp trải nghiệm người dùng tối ưu
- Nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh
- Nâng cao nhận thức về thương hiệu
Chính nhờ các công nghệ mới trong thời đại công nghệ 4.0 đã đem đến các giải pháp tốt để xã hội phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, thay vì lo sợ công nghệ sẽ thay thế con người thì chúng ta nên nghiên cứu, tìm hiểu để tận dụng những tác động tích cực và tạo ra sự cộng tác lớn hơn giữa con người và các công nghệ, hệ thống thông minh để công nghiệp hóa, tự động hóa nhanh hơn, chính xác hơn.
Có thể bạn quan tâm: Công nghệ 4.0 là gì? Ứng dụng công nghệ 4.0 trong thời đại mới