Công nghệ 4.0, cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay cách mạng 4.0 là những cái tên được nhắc đến nhiều nhất trên các diễn đàn liên quan đến khoa học công nghệ, kinh doanh, y tế, giáo dục, công nghiệp,… Công nghệ 4.0 bùng nổ vào đầu thế kỷ 21 đã khơi dậy những làn sóng thay đổi tích cực to lớn, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và mọi ngành nghề. Công nghệ 4.0 cũng được ứng dụng phổ biến trong thời đại mới hiện nay.
Công nghệ 4.0 là gì?
Công nghiệp 4.0 đánh dấu sự ra đời của nhiều công nghệ mới, tổng hợp tất cả kiến thức trong các lĩnh vực vật lý, sinh học và kỹ thuật số. Nó tạo ra một sự ảnh hưởng lớn đến tất cả các ngành nghề, lĩnh vực và công nghiệp trên toàn thế giới. Đây là công cụ được các quốc gia trên thế giới coi là “công cụ hữu hiệu” để phát triển quốc gia và duy trì lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế.
Một số công nghệ tiêu biểu cho công nghệ 4.0 bao gồm:
- IoT ( vạn vật kết nối)
- AI (trí tuệ nhân tạo)
- robot tự động
- công nghệ in 3D
- điện toán đám mây (Cloud)
Công nghệ 4.0 tập trung chủ yếu vào kết nối, tự động hóa, máy móc và dữ liệu. Ngày nay, tất cả các ngành nghề và lĩnh vực đều bị ảnh hưởng bao gồm kinh doanh, giáo dục, sản xuất…
Đặc điểm và thực trạng của công nghệ 4.0 hiện nay
- Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã khai thác sức mạnh của nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất.
- Cuộc cách mạng thứ hai diễn ra nhờ việc ứng dụng điện trong quá trình sản xuất hàng loạt.
- Cuộc cách mạng thứ ba sử dụng công nghệ thông tin và điện tử để tự động hóa sản xuất.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Công nghệ 4.0) phát triển từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự hội tụ của công nghệ, làm mờ ranh giới giữa vật lý, sinh học và kỹ thuật số. Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy thông minh và phát triển Internet. Hơn thế nữa, một bản sao ảo của thế giới vật lý được tạo ra. Tại đây, cho phép mọi người trên khắp thế giới kết nối với nhau thông qua internet được kết nối bởi các thiết bị di động mọi lúc, mọi nơi.
Công nghệ 4.0 thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong sản xuất bằng cách tích hợp các hệ thống và quy trình khác nhau. Trước đây, các hệ thống máy tính được nối với nhau đã tạo ra chuỗi cung ứng và giá trị. Công nghệ 4.0 đang dần thay đổi cục diện sản xuất truyền thống, bao gồm ba xu hướng công nghệ thúc đẩy: kết nối, linh hoạt và tự động hóa thông minh.
Đừng bỏ lỡ: Các công nghệ điển hình trong thời đại công nghệ 4.0
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong thời đại mới
Công nghệ 4.0 là một nền tảng cho phép các thiết bị được kết nối với nhau và kết nối với con người. Sau đây là ứng dụng của công nghệ 4.0 trong thời đại hiện nay.
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã có sự tác động mạnh mẽ đến hệ thống giáo dục. Cuộc cách mạng 4.0 đang nổ ra trên toàn thế giới và mọi người có thể kết nối với nhau thông qua internet. Vì lý do này, quá trình chia sẻ tri thức, tiếp cận tri thức và phổ biến tri thức giữa giáo viên, sinh viên và người học phải đổi mới để theo kịp được xu hướng công nghệ 4.0 hiện nay. Sự ra đời của các thiết bị thông minh như điện thoại thông minh, máy tính,… đã giúp con người tiếp cận tri thức nhanh chóng, đưa người học đến gần hơn với việc tiếp cận tri thức mới. Công nghệ 4.0 trong giáo dục giúp tăng tốc độ tiếp cận tri thức, thu hẹp khoảng cách tiếp cận tri thức mới cho người học.
Giáo dục 4.0 trong kỷ nguyên số là quá trình chuyển đổi giáo dục từ trang bị củng cố kiến thức sang phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất người học. Với sự phát triển và phổ biến của Internet vạn vật (IOT), các tổ chức giáo dục đang sử dụng hệ sinh thái IoT bằng nhiều kỹ thuật khác nhau, từ thực tế tăng cường đến điện toán đám mây. Việc tích hợp các công nghệ IoT đang làm cho môi trường vật lý của chúng ta thông minh hơn và kết nối hơn bao giờ hết. Khi nói về IoT trong giáo dục, chúng ta có thể nghĩ đến các lớp học thông minh tiên tiến, bảng trắng kỹ thuật số, hệ thống ra lệnh dựa trên giọng nói,… Từ góc độ của giảng viên, IoT có khả năng quản lý sự hiện diện của học sinh trong lớp học và sự sẵn có của các thiết bị giáo dục cần thiết. Bên cạnh đó, việc cài đặt cảm biến IoT ở nhiều nơi trong hệ thống giáo dục, chẳng hạn như thư viện, nhà ăn và lối vào, có thể giúp theo dõi và giám sát hoạt động của học sinh ở nhiều địa điểm khác nhau. Với công nghệ 4.0, vai trò của giáo viên đã thay đổi từ một người giảng dạy theo nghĩa truyền thống (đọc và chép) thành một người hướng dẫn tập trung vào việc phát huy tối đa tư duy sáng tạo và khả năng học tập của học sinh.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho ngành giáo dục. Ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng 4.0, người học có thể truy cập thư viện trường để tự học, tự nghiên cứu ở bất cứ đâu. Vì vậy, không thể chỉ tồn tại một mô hình thư viện truyền thống mà các trường phải xây dựng thêm một thư viện điện tử với các lưu trữ dữ liệu bằng điện toán đám mây và big data.
Hoặc chúng ta có thể học tập theo mô hình giáo dục mới – mô hình trực tuyến như : Đào tạo trực tuyến không có lớp học. Người học được hướng dẫn học trực tuyến trên các lớp học ảo như ZOOM, MS TEAMS, GG MEET,… Tại đây sẽ có giáo viên hướng dẫn, thiết bị ảo có mô phỏng, bài giảng được số hóa và trình chiếu. Lớp học trực tuyến đang trở thành một xu hướng phát triển mới trong thời đại 4.0 hiện nay.
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong y tế
Cuộc đua cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng mạnh mẽ, gay cấn và không có hồi kết, ngành y tế chắc chắn không thể đứng ngoài cuộc đua công nghệ này. Bởi công nghệ 4.0 trong y tế đặc biệt quan trọng và thật sự cần thiết. Công nghệ 4.0 không chỉ hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ trong việc điều trị, chẩn đoán các căn bệnh mà còn giúp người dân phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe tối đa thông qua việc tham gia các hoạt động cộng đồng.
Minh chứng rõ nhất cho điều này là trong đợt bùng phát dịch Covid-19 vừa qua, công nghệ 4.0 với công nghệ điện toán đám mây kết hợp bigdata đã đã hỗ trợ đắc lực cho việc khai báo y tế. Công nghệ này có thể ứng dụng cho nhiều mục đích chăm sóc sức khỏe khác nhau. Truy tìm nguồn lây lan giúp Việt Nam phòng chống dịch thành công. Bên cạnh đó các phần mềm khám bệnh trực tuyến tại nhà giúp mọi người không phải đến bệnh viện mà vẫn được kiểm soát tình trạng bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa 24/7.
Bên cạnh đó, công nghệ y tế 4.0 được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo AI có thể phân tích dữ liệu nhanh chóng, chính xác, giúp nhân viên y tế dễ dàng thu thập, xử lý dữ liệu, đưa ra các phương pháp chẩn đoán, nghiên cứu, đánh giá kết quả và cụ thể cho từng trường hợp cụ thể hoặc hỗ trợ trong việc cung cấp một kế hoạch điều trị … Một số bệnh viện lớn trên thế giới đang ứng dụng công nghệ 4.0 vào chăm sóc sức khỏe thông qua robot hỗ trợ thao tác chính xác cao thay con người.
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp
Nông nghiệp 4.0 là sự thay đổi trong phương thức canh tác không yêu cầu người nông dân phải trực tiếp đến vùng sản xuất, nhưng vẫn mang lại năng suất cao hơn đáng kể so với phương thức truyền thống.
Công nghệ 4.0 ứng dụng vào nông nghiệp đã mang lại tín hiệu tích cực. Điển hình là việc ứng dụng điện toán đám mây để cung cấp các sản phẩm đầu ra chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng. Công nghệ 4.0 sử dụng Internet vạn vật (IOT) sẽ là cánh cửa giúp khai phá nền nông nghiệp trong tương lai. Một số hoặc có thể là hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất nông nghiệp sẽ được tự động hóa, thay thế sức lao động của con người.
Thực tế, Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng quy trình thu hoạch, vận chuyển và xuất khẩu nông sản còn khá “nghiệp dư”, thường làm hư hỏng khoảng 40% nông sản, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Không chỉ vậy, hàng chế biến, thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài thường bị trả về do thời gian vận chuyển dài, hàng hóa bị va đập, không chịu được biến đổi môi trường nên hư hỏng, không sử dụng được, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, việc đưa công nghệ 4.0 ứng dụng điện toán đám mây vào vận chuyển nông sản, giúp kiểm soát nhiệt độ trong xe là vô cùng cần thiết; bảo quản đồ tươi sống như trái cây, rau củ; tránh để hải sản bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Nói đến công nghệ 4.0 trong nông nghiệp không thể không nhắc đến cái tên đầy quyền lực – SmartChick. Phần mềm này sẽ phục vụ cho việc chăn nuôi gà thông minh, giúp người dùng chăm sóc gà theo quy trình an toàn sinh học. Với thiết bị này, người chăn nuôi có thể nuôi gà dễ dàng, thu được sản phẩm chất lượng mà không cần lo lắng về kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi gà vì SmartChick sẽ có các bước hướng dẫn thực hiện. SmartChick hoạt động tự động hoặc bán tự động thông qua công nghệ IoT, giúp người dùng chăm sóc gà ở bất kỳ lúc nào và bất cứ nơi đâu thông qua internet. Đây là một trong những ứng dụng đặc biệt khi áp dụng công nghệ 4.0 vào nông nghiệp.
Việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào nông nghiệp sẽ không còn là bài toán khó đối với đại đa số người dân, nhất là khi công nghệ 4.0 ngày càng trở nên phổ biến và dễ sử dụng hơn trong xã hội ngày càng phát triển. Trên thế giới đã có nhiều quốc gia ứng dụng thành công Nông nghiệp 4.0 vào sản xuất nông nghiệp như Hàn Quốc, Nhật Bản hay một số nước có nền nông nghiệp tương đương với nước ta như Brazil, Malaysia, Philippines…
Cùng với nhịp sống hiện đại và luôn thay đổi ngày nay, để phát triển và tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, các doanh nghiệp cần phải cố gắng hơn nữa để bắt kịp xu hướng. Vì vậy, đầu tư phát triển công nghệ đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua cơn bão suy thoái. Bước ngoặt chuyển đổi số là hoạt động tất yếu trên con đường hướng tới mục tiêu bền vững của doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm: 3 công nghệ 4.0 trụ cột của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0