Các thương hiệu như Red Bull, Coca-Cola, Colgate, Kraft, và General Electric đã kể rất tốt câu chuyện của mình; có thể coi đây là những giám đốc Hollyhood hạng A kiểu mới, họ có thể đan cài phong cách sống và văn hóa vào những câu chuyện hấp dẫn.
Ngày 14/10/2012, Red Bull tiến hành content marketing khi Felix Baumgartner thực hiện cú nhảy từ đỉnh dòng thác cao 39km. Điều này khiến cho 8 triệu người theo dõi chương trình trực tiếp này trên Youtube. Nỗ lực của Red Bull rõ ràng là một chiến lược content marketing nhằm khiến mọi người chú ý đến câu chuyện và thương hiệu Red Bull. Tất cả các tấm panel marketing ở mọi hội thảo marketing đều nói đến nỗ lực quảng bá của Red Bull. Chẳng có gì ngạc nhiên rằng họ chính là Ông Hoàng Content Marketing của năm 2012.
Công ty Coca-Cola sau đó đã đưa ra một kết hoạch vào tháng 11/2012 để tiếp bước Red Bull trong việc chuyển hướng sang content marketing. Họ đã chỉnh sửa lại website và đăng những nội dung liên quan đến văn hóa hằng ngày, thu hút 1,1 triệu lượt ghé thăm website của họ mỗi tháng. Cả Red Bull và Coca-Cola đều tận dụng những câu chuyện để nâng cao tên tuổi thương hiệu, danh tiếng của họ và thu hút thêm khán giả. Những câu chuyện đó đã tạo ra sự trung thành vững chắc của khách hàng đối với thương hiệu.
Bài liên quan: [Infographic] Để thực sự đột phá với Content Marketing 2015?
Diễn viên và nhà sản xuất đã từng giành giải Oscar Kevin Spacey đã nói chuyện với 2.600 nhà bán hàng và tuyên bố rằng: “Content marketing hiệu quả không chỉ là một phát súng tào lao – nó luôn nói về một câu chuyện nào đó.” Vậy ta nên kể những câu chuyện như thế nào?
Sau đây là một vài chỉ dẫn dành cho bạn:
1. Khán giả
Trước hết và quan trọng hơn cả, hiểu rõ khách hàng mục tiêu của bạn. Họ sử dụng các phương tiện truyền thông như thế nào? Họ thường xúc động trong những tình huống nào? Liệu câu chuyện có khiến họ thích thú hay không? Hãy liên hệ với phong cách sống của khách hàng thông qua văn hóa. Tóm lại, thương hiệu của bạn phải tạo ra những giải pháp hoặc đơn giản hóa cuộc sống của khách hàng.
2. Liên kết cảm xúc
Sephora đã biến hóa từ một nhà bán lẻ mỹ phẩm đơn thuần thành một thành phần quan trọng hơn rất nhiều trong con mắt của những khách hàng trọng tâm của nó bằng cách tạo ra mối liên kết cảm xúc hoàn hảo. Website của Sephora đã trở thành thế giới làm đẹp của những phụ nữ 25-34 tuổi, nơi các khách hàng đưa ra lời khuyên và hỗ trợ lẫn nhau trong mục “Beauty Talk” trên website của họ. Hơn thế nữa, bộ công cụ kỹ thuật số của Sephora gồm có Instagram, Pinterest và ứng dụng iPad riêng. Sephora không chỉ là một tên tuổi khi nhắc đến các sản phẩm làm đẹp, mà nó là một thương hiệu nắm giữ một vị trí quan trọng trong cuộc sống của khách hàng ở một mức độ tình cảm nhất định. Con người không mua hàng bằng lý trí, họ mua hàng bằng cảm xúc.
3. Tính xác thực
Tính xác thực đòi hòi rằng bạn cần hiểu thương hiệu của mình đại diện cho điều gì. Đâu là giá trị thương hiệu của bạn? Khi xây dựng câu chuyện của mình, hãy trung thực với thương hiệu của bạn. Khách hàng sẽ biết nếu bạn không thành thật, nhất là khi mọi thứ đều được công khai trên mạng như hiện nay và ai ai cũng có thể tiếp cận với chúng. Nếu bạn xác định được các giá trị thương hiệu của mình, thì câu chuyện của bạn sẽ chân thực và bạn có thể truyền tải những giá trị đó đến khách hàng của mình.
4. Khuyến khích giao lưu
Hãy thúc đẩy giao lưu với các khán giả của bạn. Đặt câu hỏi và kể những câu chuyện hấp dẫn. Chiến dịch marketing của công ty Ben and Jerry đã mời các khán giả chia sẻ khoảnh khắc “phấn khích” nhất của họ và sử dụng hashtag #CaptureEuphoria trên Instagram. Điều này đã tạo ra một cộng đồng những người yêu thích kem và một thương hiệu, nơi mọi người có thể cảm thấy tiếng nói của họ là một phần câu chuyện.
5. Kể một câu chuyện ý nghĩa hơn
Hãy vượt khỏi cái tên thương hiệu. Những chủ đề như “Find Greatness” của Nike hay “Impossible is nothing” của Adidas không chỉ nói về những đôi giày chạy, những đôi giày đế đinh hay quần áo thể thao. Cả hai chủ đề này đều vượt khỏi thương hiệu; chúng nói về những con người nhiệt huyết và tận tụy cống hiến, về sự cộng hưởng cảm xúc. Hãy táo bạo. Hãy kể một câu chuyện ý nghĩa hơn.
Từ lâu lắm rồi con người đã từ bỏ quảng cáo. Từ lâu lắm rồi các thương hiệu đã bắt đầu kết nối với khán giả của họ ở một mức độ cảm xúc cao hơn bằng cách kể những câu chuyện thương hiệu. Vậy, câu chuyện (thương hiệu) của bạn là gì? Hãy chia sẻ với Subiz ở phần bình luận bên dưới nhé!
Bài liên quan: Xây dựng thương hiệu thành công với Facebook Fan Page
Nguồn: neatinteractive.com