Flywheel là gì?
Flywheel Effect hay hiệu ứng bánh đà là khái niệm mô tả sự thành công của một công ty là kết quả của việc tích lũy qua nhiều năm của nhiều mục tiêu nhỏ.
Thuật ngữ Flywheel Effect xuất phát từ cuốn sách “Good to Great” của Jim Collins. Flywheel effect cho rằng nếu bạn làm khách hàng của mình hài lòng, họ sẽ tự động trở thành những người bán hàng tốt nhất cho bạn. Khi khách hàng kể về sản phẩm/dịch vụ của bạn tới vòng bạn bè của họ thì thì khả năng cao những người bạn đó cũng sẽ mua sản phẩm/dịch vụ. Lúc này, khách hàng mới cũng sẽ tiếp tục trở thành đại diện bán hàng. Quy trình này tiếp tục lặp lại và tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
3 giai đoạn của hiệu ứng Flywheel là gì?
Để biết 3 giai đoạn trong hiệu ứng Flywheel là gì, bạn đọc hãy tiếp tục tham khảo nội dung dưới đây.
Thu hút
Giai đoạn đầu tiên là thu hút khách hàng tiềm năng bằng các thông điệp thu hút, hữu ích và dễ tiếp cận. Để đạt được điều này, doanh nghiệp có thể thực hiện các quảng bá đa nền tảng (mạng xã hội, website, thông cáo báo chí,…).
Tương tác
Khi đã tạo được ấn tượng tích cực, hãy giúp khách hàng tiềm năng dễ dàng tìm thấy sản phẩm của bạn để thúc đẩy họ mua sản phẩm. Các chiến dịch nuôi dưỡng, dùng thử miễn phí chính là các công cụ quan trọng ở giai đoạn này.
Thoả mãn
Ở giai đoạn cuối cùng, doanh nghiệp cần giúp khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ dễ dàng và thuận lợi. Hãy cung cấp tài liệu và kiến thức để người dùng nhận được nhiều hơn giá trị từ sản phẩm/dịch vụ. Mục tiêu ở giai đoạn này là biến khách hàng thành người hâm mộ. Họ sẽ giới thiệu sản phẩm của bạn cho người khác và tạo nên chu trình phát triển tự nhiên.
Tham khảo hiệu ứng bánh đà của Amazon
Sau khi đã nắm rõ Flywheel là gì, mời bạn tiếp tục tham khảo ví dụ về cách Amazon đã ứng dụng thành công hiệu ứng này.
Năm 2011, trong một chuyến nghỉ dưỡng của công ty Amazon, Jeff Bezos đã nảy ra một ý tưởng tuyệt vời dựa trên khái niệm “Flywheel Effect” (hiệu ứng bánh đà). Từ đó, Flywheel Effect trở thành bí quyết thành công của Amazon. Ông Bezos đã vẽ sơ đồ bánh đà của Amazon ngay trên một tờ giấy ăn.
Jeff Bezos chia sẻ: “Tầm nhìn của chúng tôi là tập trung vào khách hàng. Chúng tôi tạo ra nơi mà mọi người có thể tìm đến để khám phá mọi thứ khi đặt hàng trực tuyến”.
Giai đoạn 1: Thu hút
Trong giai đoạn đầu, chiến lược của Bezos rất đơn giản. Amazon đã tổ chức sự kiện Prime Day và giảm giá đáng kể sản phẩm. Mục tiêu là đưa nhiều khách hàng tham gia vào hệ sinh thái của công ty và tăng tốc đà phát triển.
Amazon Prime là gói trả phí mà người dùng đăng ký để được truy cập vào những dịch vụ không có sẵn so với khách hàng thông thường. Các dịch vụ này bao gồm giao hàng miễn phí trong 1 hoặc 2 ngày, stream nhạc và video cũng như các ưu đãi khác. Prime Day là ngày mua sắm dành riêng cho thành viên có đăng ký các gói dịch vụ trả tiền. Để tham gia Prime Day, người tiêu dùng phải trở thành thành viên Prime. Đây chính là động cơ để Amazon tăng lượng người đăng ký trở thành hội viên.
Giai đoạn 2: Tương tác
Amazon đã giảm giá mạnh các sản phẩm của họ trong ngày Prime Day nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn vào hệ sinh thái chung. Chiến lược này đã đem lại thành công rực rỡ, với gần một nửa số người mua sắm trên Amazon sau Prime Day 2018 sở hữu ít nhất một thiết bị kết nối với trợ lý ảo Alexa.
Mặt hàng hot nhất trên toàn cầu trong sự kiện này là Fire TV Stick với Alexa Voice Remote. Prime Day thực sự là “sự kiện lớn nhất từ trước đến nay dành cho các sản phẩm của Amazon” khi đạt được doanh số bán hàng khổng lồ, đặc biệt là đối với các sản phẩm Echo có màn hình.
Giai đoạn 3: Thoả mãn
Trước khi bước vào Prime Day, Amazon đã ra mắt một loạt ưu đãi hấp dẫn để kích thích khách hàng khám phá tính năng mới trong ứng dụng của họ. Amazon giảm giá 5 USD cho khách hàng nhằm khuyến khích người dùng trải nghiệm các tính năng như chế độ xem thực tế ảo (AR) và công cụ tìm kiếm sản phẩm máy ảnh. Ngoài ra, nền tảng này cũng cho phép mua hàng qua trợ lý ảo Alexa để được truy cập sớm hơn các ưu đãi Prime Day. Với những người mua sắm bằng giọng nói lần đầu, sàn thương mại điện tử sẵn sàng tặng thêm 10 USD vào tài khoản tín dụng Amazon.
Amazon rõ ràng muốn khách hàng tương tác với họ qua nhiều kênh và tính năng khác nhau. Họ đã tích cực giúp người dùng tương tác và mua hàng theo cách mới nhằm tăng cường trải nghiệm mua sắm. Cách làm này không chỉ thỏa mãn khách hàng Prime cũ vừa thúc đẩy người dùng mới đăng ký hội viên để quay bánh đà.
Ảnh hưởng của hiệu ứng bánh đà tới sự phát triển của doanh nghiệp
Khi có hiệu ứng bánh đà mạnh, doanh nghiệp có nhiều khả năng thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ và tăng doanh thu. Cụ thể, hiệu ứng bánh đà có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp như sau:
- Giữ chân khách hàng: Cốt lõi của hiệu ứng bánh đà là cách tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm. Bằng cách nâng cao trải nghiệm tiêu dùng, doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân khách hàng trung thành.
- Tăng doanh thu từ khách hàng: Những khách hàng hài lòng với sản phẩm và dịch vụ có xu hướng chi nhiều tiền hơn cho công ty. Điều này bắt nguồn từ việc họ tin tưởng vào thương hiệu và cảm thấy rằng có thể nhận được giá trị xứng đáng với số tiền đã bỏ ra.
- Dòng doanh thu đa dạng: Flywheel Effect khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa dịch vụ của mình và khám phá dòng doanh thu mới. Bằng cách mở rộng sản phẩm/dịch vụ nhắm tới đa dạng phân khúc khách hàng, doanh nghiệp có thể giảm sự phụ thuộc vào một nguồn doanh thu duy nhất.
- Lợi thế cạnh tranh: Theo thời gian, Flywheel Effect sẽ giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Với những gì đã tích lũy về thương hiệu, đối thủ ngày càng khó bắt kịp mức độ thành công tương tự.
Cách tạo và phát triển hiệu ứng Flywheel trong tiếp thị
Để đảm bảo bạn đọc nắm rõ Flywheel là gì cũng như cách áp dụng hiệu ứng bánh đà trong tiếp thị, hãy tham khảo 5 bước để bắt đầu xoay bánh đà dưới đây.
Nghiên cứu chân dung của khách hàng mục tiêu
Bước đầu tiên để tạo ra hiệu ứng bánh đà là nắm rõ về đối tượng mục tiêu. Doanh nghiệp cần nghiên cứu và phát triển chân dung khách hàng. Tệp khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp là những ai? Điều gì thúc đẩy họ mua hàng? Thách thức họ gặp phải là gì? Những thông tin cơ bản này chính là nền tảng cho chiến lược tiếp thị của bạn.
Tạo nội dung phù hợp
Khi đã hiểu rõ về đối tượng mục tiêu thì đã đến lúc doanh nghiệp tạo ra nội dung phù hợp. Nội dung của thương hiệu cần giải quyết được nhu cầu, sở thích cũng như điểm yếu của tệp đối tượng nhắm đến. Dù là bài đăng mạng xã hội, blog hay bản tin email, hãy đảm bảo nội dung cung cấp những giá trị thực sự cho khách hàng. Bên cạnh đó, hãy điều chỉnh thông điệp phù hợp với sở thích và những gì khách hàng mong muốn.
Theo dõi hiệu quả của nội dung để tìm ra khách hàng mục tiêu
Để thành công tạo ra hiệu ứng bánh đà thì quá trình theo dõi và đo lường hiệu quả của nội dung là rất cần thiết. Hãy sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi lượng truy cập website, fanpage cũng như lượt tương tác hay tỷ lệ chuyển đổi. Bằng cách phân tích dữ liệu này, bạn có thể xác định đối tượng nào phản ứng nhanh nhất với nội dung đã đăng tải. Thông tin này hỗ trợ thương hiệu điều chỉnh cách thức thu hút khách hàng trong tương lai.
Kết nối và giữ tương tác với tệp khách hàng mục tiêu
Xây dựng hiệu ứng bánh đà không phải việc làm một lần. Quá trình này yêu cầu sự tương tác liên tục với khách hàng mục tiêu trong thời gian dài. Chính vì vậy, hãy liên tục tương tác với khán giả thông qua nhiều kênh khác nhau. Hãy trả lời thắc mắc và khuyến khích khách hàng đặt câu hỏi cho mỗi vấn đề đưa ra. Những cuộc đối thoại này sẽ giúp củng cố niềm tin và thúc đẩy mối quan hệ lâu dài với khách hàng tiềm năng.
Phân tích và lặp lại quá trình
Cuối cùng, hãy phát triển hiệu ứng bánh đà bằng cách phân tích và tìm cách lặp lại các bước trên. Doanh nghiệp cần thường xuyên xem xét các chiến lược, đánh giá sự tác động cũng như điều chỉnh nếu cần thiết. Bằng cách lặp lại và cải tiến quy tình, bạn có thể tăng cường Flywheel Effect cũng như giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc nắm rõ Flywheel là gì. Tổng quan, hiệu ứng bánh đà là mô hình mạnh mẽ có thể giúp các doanh nghiệp tạo ra sự tăng trưởng bền vững. Bằng cách tập trung vào việc thu hút, tương tác và làm hài lòng khách hàng, các tổ chức có thể tạo ra một vòng phản hồi tích cực sẽ giúp họ phát triển và thành công trong dài hạn.