Google Adwords Audit và hướng dẫn từ A đến Z – Phần 1

Tài khoản Google Ads của doanh nghiệp có thực sự đang hoạt động hiệu quả? Hãy tham khảo quy trình kiểm tra 8 bước từ A tới Z dưới đây để tìm ra các vị trí cần cải tiến, mở rộng hoặc tối ưu nhé!
Audit tài khoản Google Ads là một việc làm rất cần thiết với tất cả doanh nghiệp

Audit tài khoản Google Ads là một việc làm rất cần thiết với tất cả doanh nghiệp

Google Adwords Audit là gì?

Google Adwords Audit sẽ giúp đánh giá mức độ hiệu quả của các tài khoản Google Ads của doanh nghiệp. Từ đó, chúng có thể tiết lộ những vấn đề tiềm ẩn nhức nhối cần được giải quyết.

Sau khi xác định được những vấn đề này, doanh nghiệp có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng tổng thể và hiệu suất quảng cáo trong tài khoản của mình.

Mặc dù hiện nay có nhiều công cụ, dịch vụ tự động cung cấp kết quả và báo cáo kiểm tra dựa trên những thuật toán đã được mặc định sẵn cho tài khoản. Tuy nhiên, do thiếu bối cảnh về mục tiêu tiếp thị, tập khách hàng mà doanh nghiệp đang tập trung, dẫn tới kết quả mong muốn duy nhất là các nỗ lực PPC.

Khi đó, chìa khóa để có những đánh giá chính xác nhất phải kể tới:

  • Xác định những gì sẽ là ưu tiên xem xét và tầm quan trọng của chúng
  • Lưu lại tình trạng của từng hạng mục
  • Ghi chú chi tiết, đưa ra các ví dụ về các hạng mục cần tiếp tục theo dõi hoặc kế hoạch hành động sau đánh giá

Hãy lưu ý rằng, bản thân việc kiểm tra không phải là để thực hiện cập nhật tài khoản hoặc chiến dịch (trừ khi phát hiện ra điều gì quan trọng phải giải quyết ngay lập tức). Điều quan trọng sau khi kiểm tra là sẽ có một báo cáo cụ thể, có thể được đưa vào kế hoạch, lên được lộ trình cũng như xây dựng được các quy trình để liên tục và đồng bộ trong điều chỉnh việc quản lý.

Google Adwords

Google Adwords

Tại sao lại cần thực hiện Audit tài khoản Google Ads?

Cho dù đang tiếp quản tài khoản từ một khách hàng, một nhà cung cấp hay mới tham gia một công ty, thì việc xác định mọi thứ đang ở đâu trước khi đầu tư thời gian và tiền bạc là rất quan trọng. Ngoài ra, kiểm tra định kỳ các chiến dịch quảng cáo sẽ giúp bạn có thời gian để nhìn lại và xem xét những điều rất có thể đã bị bỏ sót trong thao tác quản lý hàng ngày.

Một số lợi ích có thể mang lại từ quá trình này bao gồm:

  • Tìm kiếm khu vực đang gây thất thoát chi phí
  • Tìm ra các cơ hội mới để mở rộng
  • Tăng cường các quy trình quản lý liên tục
  • Thu thập thông tin chi tiết về đối tượng mục tiêu – có thể áp dụng cho tài khoản cũng như các kênh tiếp thị khác
  • Xác thực các giả định

Dưới đây là quy trình cụ thể mà bạn có thể sử dụng khi thực hiện Adwords Audit của riêng mình. Thương hiệu sẽ có được những thông tin chi tiết, vô giá và khám phá ra những cơ hội lớn – có thể cải thiện hiệu quả tài khoản quảng cáo của mình. Đồng thời, sự tập trung và đặt ra những câu hỏi quan trọng khi thực hiện kiểm tra tài khoản Google Ads cũng sẽ giúp tối đa hóa ROI và ngân sách tiếp thị PPC của doanh nghiệp.

Bước 1: Xem lại mục tiêu

Trước khi đi sâu vào tài khoản Google Ads, bước đầu tiên của quá trình là xem xét các mục tiêu kinh doanh và cách các chiến dịch mà tài khoản Adwords đang hướng tới trọng tâm và mục tiêu như thế nào.

Có thể có nhiều mục tiêu chuyển đổi. Tuy nhiên, việc hiểu chúng là gì và hiệu suất ra sao sẽ dẫn đường cho việc đánh giá của bạn trong suốt phần còn lại của quá trình. Việc xác định mục tiêu và trọng tâm cũng sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá tài khoản một cách khách quan hơn.

Một số câu hỏi liên quan đến mục tiêu có thể là:

  • Mục tiêu chuyển đổi của bạn cho công ty là gì?
  • Mục tiêu chuyển đổi trong Google Ads là gì? Mục tiêu này đã thay đổi chưa?
  • Bạn có thể theo dõi các hiệu suất khác như: khách hàng tiềm năng, bán hàng hoặc lưu lượng truy cập không?
  • Đối tượng mục tiêu của bạn có thay đổi không?

Khi hiểu rõ những gì bạn muốn tài khoản Google Ads đạt được, bạn có thể làm chủ và khai thác toàn bộ các yếu tố của chiến dịch tìm kiếm này.

Xem lại cấu trúc tài khoản quảng cáo

Xem lại cấu trúc tài khoản quảng cáo

Bước 2: Xem lại cấu trúc tài khoản

Có hệ thống phân cấp phù hợp có thể tác động tích cực đến lượng thời gian cần thiết để quản lý chiến dịch và thu thập được nhiều dữ liệu tốt hơn cho việc ra quyết định. Có nhiều cách có thể để cấu trúc việc sử dụng các chiến dịch và nhóm quảng cáo của mình, chẳng hạn như xoay quanh:

  • Mục tiêu kinh doanh
  • Mục tiêu Personas
  • Dòng sản phẩm
  • Các nhóm dịch vụ
  • Các vấn đề liên quan

Mặc dù không nhất thiết phải có một cách “đúng” để cấu trúc tài khoản của mình, nhưng làm như vậy sẽ cho phép bạn kiểm soát nhiều nhất có thể về các chi tiết cụ thể hơn như: giá thầu, ngân sách, mẫu quảng cáo và quản lý tổng thể.

Các khía cạnh của cấu trúc tài khoản để đánh giá là:

  • Các chiến dịch có sự phân cấp cài đặt: nhắm mục tiêu theo địa lý, thời gian trong ngày, giá thầu cấp chiến dịch, ngân sách cấp chiến dịch) không?
  • Các chiến dịch có cung cấp báo cáo tổng hợp có ý nghĩa cho các nhóm quảng cáo nằm trong đó không?
  • Các chiến dịch có dễ so sánh với nhau và cân bằng được ngân sách không?

Trong bài viết này chúng ta đã phần nào hiểu được thế nào là Audit tài khoản Google Adwords, lý do mỗi doanh nghiệp đều cần thực hiện Adwords Audit. Đồng thời, những hướng dẫn chi tiết về các xác định lại Mục tiêu cũng như Cấu trúc lại tài khoản phần nào cũng giúp doanh nghiệp có những điều chỉnh quan trọng. Hãy tiếp tục đón đọc phần 2 của bài viết nhé!

Theo www.searchenginejournal.com

Bài liên quan:

Share this

December 25, 2020 - Marketing