Google Search Console là gì?
Google Search Console là công cụ giúp bạn theo dõi và tối ưu hóa kết quả hiển thị của website trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) của Google.
Google Search Console cung cấp nhiều tính năng giúp cải thiện khả năng hiển thị và trải nghệm người dùng trên trang web như:
- Gửi sơ đồ trang web
- Giám sát tốc độ thu thập dữ liệu
- Thiết lập và sửa các chỉ mục
- Danh sách các liên kết nội bộ và bên ngoài cho tên miền
- Báo cáo các chỉ số quan trọng về trang web
- Theo dõi từ khóa
- Giám sát vấn đề bảo mật
- Báo cáo tốc độ trang web
Google Analytics là gì?
Google Analytics là công cụ giúp theo dõi, phân tích lưu lượng truy cập và hành vi người dùng trên trang web. Công cụ báo cáo và trực quan mạnh mẽ của Google Analytics giúp doanh nghiệp có phương hướng cải thiện phù hợp, tối ưu hóa hoạt động trực tuyến và cải thiện trải nghiệm người dùng để đạt được kết quả tiếp thị số tốt hơn thông qua:
- Tỷ lệ thoát: Khi một người dùng chỉ xem một trang duy nhất hoặc chỉ kích hoạt một sự kiện duy nhất trước khi rời khỏi trang web, Analytics sẽ coi đây là “lần thoát”. Tỷ lệ thoát của trang web được tính bằng phần trăm của tổng số phiên mà người dùng chỉ thực hiện một hành động trước khi thoát.
- Thời lượng phiên trung bình (giây): Đây là thời gian trung bình mà người dùng dành cho trang web của bạn trong một phiên.
- Số trang/phiên: Số trang trung bình mà người dùng xem trong một phiên truy cập.
- % phiên mới: Tỷ lệ phần trăm ước tính của các phiên truy cập đầu tiên trên trang web của bạn.
Các tính năng chung giữa Google Search Console và Google Analytics
Mặc dù là hai công cụ đo lường khác nhau, Google Search Console và Google Analytics vẫn có những tương đồng về tính năng chung như:
- Đo lường dữ liệu lưu lượng truy cập trang web
- Hiệu suất URL
- Truy vấn tìm kiếm
- Dữ liệu địa lý và thiết bị
- Nguồn lưu lượng truy cập
- Tính năng theo dõi mục tiêu
- Khả năng tích hợp với các công cụ khác
So sánh Google Search Console và Google Analytics khác gì nhau
Tuy sở hữu những tính năng chung và tương đồng, Google Search Console và Google Analytics có nhiều khác biệt khi tìm hiểu sâu hơn về mục đích, nguồn dữ liệu và lưu lượng cũng như việc tích hợp với các nền tảng khác. Cụ thể:
Mục đích sử dụng
- Google Search Console: Cung cấp dữ liệu liên quan đến khả năng hiển thị của các trang web, lập chỉ mục và truy vấn tìm kiếm. Tập trung chủ yếu vào cách trang web hoạt động trong kết quả tìm kiếm Google.
- Google Analytics: Cung cấp thông tin chi tiết về tương tác, mức độ tương tác và theo dõi chuyển đổi của người dùng. Khác với Google Search Console, Goole Analytics tập trung vào hành vi của người dùng và lưu lượng truy cập trang web.
Nguồn dữ liệu
- Google Search Console: Dữ liệu được thu thập trực tiếp từ công cụ tìm kiếm của Google, cung cấp thông tin về hiển thị của trang web trong kết quả tìm kiếm và cách người dùng tương tác với chúng.
- Google Analytics: Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn bao gồm trình duyệt người dùng, cookie và mã theo dõi trên trang web, mang lại cái nhìn toàn diện về hành vi người dùng bất kể nguồn lưu lượng.
Xem thêm: Các cách sử dụng Google Search Console để cải thiện website
Nguồn lưu lượng truy cập
- Google Search Console: Công cụ này tập trung chủ yếu vào lưu lượng tìm kiếm tự nhiên từ Google, cung cấp thông tin về các truy vấn dẫn người dùng đến trang web của bạn.
- Google Analytics: Báo cáo dữ liệu về các nguồn lưu lượng khác nhau bao gồm tìm kiếm tự nhiên, lưu lượng trực tiếp, lưu lượng chuyển hướng, mạng xã hội, email và quảng cáo trả tiền,thông qua đó thể hiện cách người dùng tìm kiếm và tương tác với website.
Số liệu hành vi người dùng
- Google Search Console: Chủ yếu cho biết số lần nhấp, số lần hiển thị, tỷ lệ nhấp và dữ liệu vị trí tìm kiếm trung bình.
- Google Analytics: Cho biết chi tiết về các chỉ số hành vi người dùng chi tiết, bao gồm số lượt xem trang, phiên, tỷ lệ thoát, thời gian trên trang và theo dõi chuyển đổi. Thông qua đó, bạn có thể hiểu cách người dùng tương tác và điều hướng website của bạn.
Mục tiêu theo dõi
- Google Search Console: Không có khả năng xác định mục tiêu theo dõi.
- Google Analytics: Cho phép bạn thiết lập và theo dõi các mục tiêu chi tiết hơn như gửi biểu mẫu, tải xuống hoặc giao dịch thương mại điện tử. Điều này có ý nghĩa quan trong việc đo lường hiệu suất trang web với mục tiêu cụ thể.
Thuộc tính theo dõi nhiều tiên miền
- Google Search Console: Search Console chỉ có thể liên kết với một miền duy nhất.
- Google Analytics: Nếu một tài sản Analytics thu thập dữ liệu cho nhiều miền, thì các báo cáo của Search Console sẽ chỉ chứa dữ liệu của một miền duy nhất được liên kết.
Insight độc giả
- Google Search Console: Thông tin nhân khẩu học và địa lý về lưu lượng tìm kiếm của bạn, tuy nhiên chỉ dừng ở mức hạn chế.
- Google Analytics: Thông tin chi tiết về đối tượng, bao gồm nhân khẩu học, sở thích, vị trí địa lý và công nghệ được sử dụng bởi khách truy cập trang web của bạn.
Bật JavaScript trong trình duyệt
- Google Search Console: Thu thập dữ liệu bất kể JavaScript có được bật hay không.
- Google Analytics: Chỉ thu thập dữ liệu khi JavaScript đang bật.
Tích hợp với các nền tảng khác
- Google Search Console: Có thể được liên kết với Google Analytics để kết hợp dữ liệu và thông tin chi tiết từ cả hai công cụ để có cái nhìn toàn diện hơn về hiệu suất trang web.
- Google Analytics: Hỗ trợ tích hợp với các sản phẩm khác của Google như Google Ads và Google Data Studio, cho phép phân tích và báo cáo dữ liệu nâng cao hơn.
Cách kết hợp Google Search Console và Google Analytics
Bước 1: Đăng nhập vào Google Analytics.
Bước 2: Nhấp vào Acquisition > Search Console. Click một trong bốn tùy chọn được gồm Landing Pages, Countries, Devices hoặc Queries.
Bước 3: Chọn Set Up Search Console Data Sharing.
Bước 4: Nhập yêu cầu cài đặt của bạn sau đó chọn Save. Màn hình hiển thị thông báo Sucess nghĩa là bạn đã thiết lập thành công.
Google Search Console và Google Analytics là hai công cụ mạnh mẽ trong việc quản lý và tối ưu hóa trang web. Sự kết hợp giữa dữ liệu từ cả hai nguồn có thể cung cấp cái nhìn toàn diện về hiệu suất trang web từ việc tối ưu hóa SEO đến hiểu rõ hành vi người dùng. Sử dụng chúng một cách linh hoạt và thông minh sẽ giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và nâng cao hiệu quả của chiến lược truyền thông trực tuyến.