Bí quyết để khách hàng sẵn sàng review cho doanh nghiệp

Khách hàng review không chỉ là những phản hồi đơn thuần mà còn là một dạng minh chứng từ người dùng thực tế, giúp xây dựng niềm tin cho những khách hàng tiềm năng. Thống kê của BrightLocal cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng “luôn luôn” hoặc “thường xuyên” đọc các bài đánh giá trực tuyến đã duy trì ổn định trong hai năm qua (75% vào năm 2024 và 76% vào năm 2023). Khuyến khích khách hàng viết đánh giá sản phẩm có thể là một thử thách, nhưng với những chiến lược phù hợp, bạn có thể tăng cường số lượng và chất lượng của các đánh giá này. Tìm hiểu ngay các cách để khuyến khích khách hàng review cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trong bài viết này.

Chọn thời điểm phù hợp để yêu cầu khách hàng review

Thời điểm yêu cầu review là yếu tố quan trọng quyết định khách hàng có sẵn lòng chia sẻ ý kiến của mình hay không. Thường thì, thời điểm tốt nhất để yêu cầu review là ngay sau khi khách hàng trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Khi cảm xúc còn mới, khách hàng dễ dàng nhớ lại và viết ra những điều mà họ ấn tượng. Ví dụ, nếu bạn cung cấp dịch vụ sửa chữa, hãy lấy đánh giá của khách hàng ngay sau khi họ nhận lại sản phẩm đã được sửa xong.

Chọn thời điểm phù hợp để khuyến khích khách hàng review hiệu quả hơn (Nguồn: Internet)

Chọn thời điểm phù hợp để khuyến khích khách hàng review hiệu quả hơn (Nguồn: Internet)

Đối với các sản phẩm mới cần có thời gian trải nghiệm cũng có thể yêu cầu review sau một khoảng thời gian ngắn kể từ khi giao hàng. Điều này cho phép khách hàng có thời gian để thử nghiệm sản phẩm và đưa ra đánh giá chi tiết hơn. Theo báo cáo thống kê của BrightLocal, 48% người tiêu dùng cho biết các thương hiệu thực phẩm và đồ uống nên yêu cầu khách hàng đánh giá trong vòng hai đến ba ngày kể từ khi trải nghiệm. Bạn có thể gửi một email hoặc tin nhắn nhắc nhở thân thiện, kèm theo lời cảm ơn chân thành để khuyến khích khách hàng chia sẻ ý kiến.

Sử dụng các nền tảng và công cụ hỗ trợ thu thập đánh giá của khách hàng

Sử dụng các nền tảng đánh giá trực tuyến như Google, Yelp, Facebook,… hoặc các trang web thương mại điện tử lớn như Shopee, Tiktok Shop, Lazada… để thu thập được nhiều review, tăng đánh giá từ khách hàng. Có đến 87% người tiêu dùng sử dụng Google để viết review về doanh nghiệp (BrightLocal, 2023). Vì vậy, Google vẫn là trang web được sử dụng nhiều nhất để đọc và thu thập đánh giá của khách hàng. Tuy nhiên, mỗi nền tảng có đối tượng người dùng riêng và có thể phù hợp với từng loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau.

Kết hợp sử dụng các công cụ và nền tảng để thu thập review của khách hàng nhanh chóng (Nguồn: Internet)

Kết hợp sử dụng các công cụ và nền tảng để thu thập review của khách hàng nhanh chóng (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, việc sử dụng các công cụ hỗ trợ như Google Form, tính năng vote ở Facebook, Zalo, khảo sát trên Tiktok… cũng giúp tăng khả năng thu thập đánh giá, tương tác với khách hàng và quản lý review. 

Đưa ra động lực khuyến khích khách hàng review

Đưa ra động lực khuyến khích là một cách hiệu quả để tăng cường số lượng review. Tuy nhiên, các động lực bạn đưa ra phải được thực hiện minh bạch và rõ ràng. Một số cách để khuyến khích khách hàng review bao gồm:

Chương trình khách hàng thân thiết: Tặng điểm thưởng cho những khách hàng để lại review. Điểm thưởng này có thể được sử dụng để giảm giá cho các lần mua hàng tiếp theo. Ví dụ: Sephora sử dụng hệ thống điểm thưởng Beauty Insider để khuyến khích khách hàng review sản phẩm. Khách hàng có thể tích điểm từ việc viết review và sử dụng chúng để nhận quà tặng hoặc giảm giá.

Đưa ra các động lực hấp dẫn để tăng đánh giá từ khách hàng (Nguồn: Internet)

Đưa ra các động lực hấp dẫn để tăng đánh giá từ khách hàng (Nguồn: Internet)

Quà tặng nhỏ hoặc mã giảm giá: Cung cấp một quà tặng nhỏ hoặc mã giảm giá cho lần mua hàng tiếp theo khi khách hàng để lại review. Điều này không chỉ tạo động lực cho khách hàng mà còn giúp tăng doanh số bán hàng. Ví dụ: Một số nhà hàng sử dụng chiến lược tặng món tráng miệng miễn phí cho khách hàng khi họ để lại review trên Google hoặc Facebook.

Tổ chức các cuộc thi review: Mời khách hàng tham gia vào một cuộc thi viết review với cơ hội nhận những giải thưởng hấp dẫn. Đây là cách giúp thu hút sự quan tâm và thúc đẩy nhiều người tham gia hơn. Ví dụ: Một công ty bán lẻ có thể tổ chức cuộc thi “Review hay nhất” với phần thưởng là một chuyến du lịch hoặc voucher mua sắm lớn, nhằm khuyến khích khách hàng viết đánh giá sản phẩm chất lượng.

Tương tác với review của khách hàng

Không chỉ thu thập review, doanh nghiệp còn cần phải tương tác với những đánh giá này, đặc biệt là các review tiêu cực. Phản hồi nhanh chóng và chuyên nghiệp thể hiện sự quan tâm và tôn trọng khách hàng, đồng thời cũng giúp giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả.

Phản hồi review tích cực: Theo một nghiên cứu của BrightLocal, 88% người tiêu dùng sẽ sử dụng dịch vụ của một doanh nghiệp trả lời tất cả các đánh giá. Ngoài ra, người tiêu dùng có khả năng sử dụng dịch vụ của một doanh nghiệp phản hồi tất cả các đánh giá cao hơn 41% so với một doanh nghiệp không phản hồi bất kỳ đánh giá nào. Vì vậy, doanh nghiệp nên phản hồi và thể hiện sự biết ơn đối với những khách hàng đã dành thời gian để viết review. Những lời cảm ơn chân thành không chỉ làm cho khách hàng cảm thấy họ được trân trọng mà còn khuyến khích họ quay lại mua hàng trong tương lai.

Tương tác với đánh giá của khách hàng để thúc đẩy khách hàng review nhiều hơn (Nguồn: Internet)

Tương tác với đánh giá của khách hàng để thúc đẩy khách hàng review nhiều hơn (Nguồn: Internet)

Giải quyết review tiêu cực: Đối với những đánh giá tiêu cực, hãy thể hiện tinh thần cầu thị và lắng nghe. Cung cấp giải pháp hoặc đề nghị hỗ trợ thêm để giải quyết vấn đề mà khách hàng gặp phải. Ví dụ: Một khách hàng phàn nàn về dịch vụ giao hàng chậm trễ. Doanh nghiệp có thể phản hồi bằng cách xin lỗi, giải thích lý do và cung cấp mã giảm giá cho lần mua hàng tiếp theo để đền bù. Điều này không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng mà còn có thể chuyển đổi một review tiêu cực thành một cơ hội xây dựng uy tín.

Sử dụng review làm nội dung quảng bá

Có đến 69% người tiêu dùng sẽ cảm thấy tích cực khi sử dụng dịch vụ của một doanh nghiệp nếu các bài đánh giá mô tả những trải nghiệm tích cực (BrightLocal). Vì vậy, review từ khách hàng không chỉ dừng lại ở vai trò đánh giá mà còn có thể trở thành nội dung quảng bá tích cực hiệu quả cho doanh nghiệp. Bạn có thể sử dụng những đánh giá tích cực này trên trang web, mạng xã hội, email marketing hoặc thậm chí trong các chiến dịch quảng cáo trả tiền.

  • Đưa review lên trang chủ hoặc trang sản phẩm: Hiển thị những đánh giá tốt nhất trên trang chủ hoặc trang sản phẩm giúp xây dựng niềm tin ngay từ đầu. Những lời khen ngợi từ khách hàng sẽ làm tăng độ tin cậy và thuyết phục những người mua tiềm năng.
  • Chia sẻ trên mạng xã hội: Sử dụng các review tốt nhất và chia sẻ chúng trên các kênh mạng xã hội. Điều này không chỉ giúp xây dựng uy tín mà còn tạo ra nội dung tương tác hấp dẫn cho trang mạng xã hội của bạn.
  • Sử dụng trong email marketing: Chèn các review tích cực vào email marketing giúp gia tăng uy tín và tỉ lệ chuyển đổi. Bạn có thể tạo một chiến dịch email đặc biệt chỉ để chia sẻ những đánh giá từ khách hàng, hoặc đưa chúng vào các email chào mừng hay khuyến mãi. Ví dụ thực tế: Amazon thường gửi email cảm ơn khách hàng đã mua hàng, kèm theo một đoạn trích từ các review tích cực về sản phẩm, khuyến khích người dùng khác để lại đánh giá.
Sử dụng những đánh giá từ khách hàng review để tăng tính chân thực cho quảng cáo (Nguồn: Internet)

Sử dụng những đánh giá từ khách hàng review để tăng tính chân thực cho quảng cáo (Nguồn: Internet)

Đơn giản hóa quy trình review

Một trong những yếu tố quan trọng để khuyến khích khách hàng review là quy trình phải đơn giản và thuận tiện. Nếu quy trình quá phức tạp hoặc yêu cầu quá nhiều bước, khách hàng có thể không muốn dành thời gian để viết review.

  • Tạo hướng dẫn chi tiết: Cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách để lại review có thể giúp giảm bớt những rào cản tâm lý. Hướng dẫn này có thể là một video ngắn, hình ảnh minh họa, hoặc một bài viết chi tiết. Ví dụ: Shopee tạo một bài viết hướng dẫn từng bước về cách để lại review sau khi mua sắm trên nền tảng của họ.
  • Tối ưu hóa giao diện viết review: Đảm bảo rằng giao diện viết review trên website hoặc ứng dụng của bạn dễ sử dụng và thân thiện với người dùng. Các yếu tố như tốc độ tải trang, font chữ và cỡ chữ của văn bản,… đều có thể ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng khi để lại đánh giá.
Đơn giản hóa quy trình giúp thu hút khách hàng review nhiều hơn (Nguồn: Internet)

Đơn giản hóa quy trình giúp thu hút khách hàng review nhiều hơn (Nguồn: Internet)

  • Tích hợp tính năng viết review ngay trên ứng dụng hoặc trang web: Thay vì yêu cầu khách hàng phải truy cập vào một nền tảng bên ngoài, hãy tích hợp tính năng viết review trực tiếp trên ứng dụng hoặc trang web của bạn. Điều này giúp giảm thiểu thời gian và công sức cho khách hàng.
  • Nhắc nhở nhẹ nhàng: Đôi khi khách hàng có thể quên viết review sau khi đã trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ. Việc gửi một lời nhắc nhẹ nhàng, kèm theo hướng dẫn chi tiết có thể giúp họ dễ dàng hoàn thành việc này. Ví dụ: Các dịch vụ đặt phòng khách sạn như Booking.com thường gửi email nhắc nhở khách hàng viết review vài ngày sau khi chuyến đi kết thúc, kèm theo đường link trực tiếp để viết review ngay.

Việc khuyến khích khách hàng viết review không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà còn xây dựng uy tín và gia tăng niềm tin từ phía khách hàng tiềm năng. Với các chiến lược đúng đắn như chọn thời điểm yêu cầu review hợp lý, sử dụng các công cụ hỗ trợ, đưa ra động lực khuyến khích,… doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi ích từ những đánh giá này. Thông qua review của khách hàng, doanh nghiệp không chỉ hiểu rõ hơn về kỳ vọng của khách hàng mà còn có cơ hội cải thiện liên tục chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững với khách hàng, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.

Nguồn: BrightLocal

Xem thêm:

Social Proof là gì? Social Proof ảnh hưởng đến quyết định mua hàng như thế nào?

9 tip để có thêm review ấn tượng từ khách hàng

Share this