Social Proof là gì? Social Proof ảnh hưởng đến quyết định mua hàng như thế nào?

Người mua hàng trực tuyến cảm thấy tự tin hơn khi mua sản phẩm từ một thương hiệu nếu họ biết rằng đã có những người khác mua hàng trước đó và có những trải nghiệm tích cực. Đồng thời, việc thường xuyên đọc những đánh giá hay kiểm tra mức độ xếp hạng của sản phẩm đó trước khi ra quyết định mua hàng cũng rất phổ biến. Đây là hành động thể hiện sự ảnh hưởng của Social Proof (bằng chứng xã hội) đối với quyết định mua hàng của người tiêu dùng. 

Social Proof là gì?

Social Proof là một hiện tượng tâm lý tự nhiên của con người, chịu tác động bởi “hiệu ứng đám đông”, khi đó họ thường có xu hướng tìm kiếm và mô phỏng hành vi của người khác để xác định hành vi của chính mình trong một tình huống xã hội cụ thể.

Social Proof là gì?

Social Proof là gì?

Ví dụ: Khi người tiêu dùng trực tuyến nhận thấy rằng có nhiều người khác đã mua sản phẩm từ cửa hàng và để lại đánh giá sản phẩm tốt, điều này giúp họ cảm thấy tự tin hơn khi mua sắm sản phẩm từ cửa hàng đó.

Social Proof có tác động lớn trong việc thay đổi hành vi và nhận thức của con người thông qua việc tận dụng sức ảnh hưởng của bên thứ ba. Bằng cách chia sẻ thông tin, thu thập các đánh giá tích cực và phản hồi từ người tiêu dùng trước, Social Proof tạo ra một hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ và thúc đẩy quyết định mua hàng. Điều này cũng dễ dàng giải thích vì sao Social Proof hay còn gọi là tiếp thị bằng chứng xã hội, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo.

Ảnh hưởng của Social Proof đến quyết định mua hàng

Trên thực tế, người tiêu dùng thường tin tưởng vào những người mua hàng khác hơn là tin tưởng vào những người bán hàng. Do đó, để tăng thêm niềm tin, họ bắt đầu tìm kiếm những phản hồi hoặc đánh giá tốt từ người sử dụng trước, cho đến khi họ có thể tự tin ra quyết định mua hàng. 

Theo kết quả khảo sát từ Trustpilot:

  • 98% khách hàng cho biết họ có thể tìm thấy ít nhất một bằng chứng xã hội (social proof) để làm tăng thêm niềm tin trước khi mua hàng. 
  • Trong số các loại bằng chứng xã hội, khách hàng có xu hướng mua sản phẩm từ một thương hiệu khi thấy xếp hạng sao và đánh giá tích cực (82%), xếp hạng sao (79%) và lời chứng thực khách hàng (78%).
  • Thế hệ gen Z (72%), thế hệ gen X (65%) và thế hệ Millennials (66%) đều mua hàng dựa trên bằng chứng xã hội.
Ảnh hưởng của Social Proof đến quyết định mua hàng

Ảnh hưởng của Social Proof đến quyết định mua hàng

Một số nghiên cứu khác cũng khẳng định rằng bằng chứng xã hội đã tác động tới quyết định mua hàng của khách hàng, như:

  • 92% người tiêu dùng thường xuyên đọc các đánh giá trước khi mua hàng trực tuyến (theo BrightLocal)
  • 82% người tiêu dùng tin tưởng vào các đánh giá trực tuyến tương tự như tin tưởng vào các đề xuất cá nhân (theo Nielsen)
  • 93% người tiêu dùng có nhiều khả năng đưa ra quyết định mua hàng hơn nếu họ nhìn thấy các đánh giá hoặc bình luận tích cực (theo Bazaarvoice)

Từ các số liệu trên, có thể thấy rõ ràng Social Proof có tác động mạnh mẽ đến hành vi và nhận thức của khách hàng. Khi bạn cung cấp càng nhiều bằng chứng xã hội, mức độ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng càng tăng. Đây không chỉ là một cách hiệu quả để thu hút khách hàng mới, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng hiện tại trở nên trung thành và đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Các loại bằng chứng xã hội phổ biến

Có 6 loại bằng chứng xã hội phổ biến được sử dụng hiện nay:

Lời chứng thực: là những lời giới thiệu đơn giản và ngắn gọn từ những khách hàng hiện tại đang rất hài lòng với các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Lời thực chứng thường xuất hiện ở các vị trí như: trang đích website, landing page,…

Xếp hạng và đánh giá: là những đánh giá số, xếp hạng theo thang điểm 5 sao hoặc văn bản về một sản phẩm hoặc dịch vụ. Loại bằng chứng xã hội này thường xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Tik Tok Shop, Lazada,..

Các loại bằng chứng xã hội

Các loại bằng chứng xã hội

Phương tiện truyền thông xã hội: là lời khen ngợi từ khách hàng hoặc những người ủng hộ thương hiệu đề cập về một sản phẩm hoặc dịch vụ trên các phương tiện truyền thông xã hội để phổ biến với một nhóm người cụ thể. Nó thường thể hiện dưới dạng các bài đăng trên Facebook, hoặc bình luận trên Instagram,…

Nghiên cứu điển hình (Case Study): là một phương pháp phân tích chuyên sâu dựa trên dữ liệu về các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đã cung cấp. Thông qua số liệu, bằng chứng thuyết phục cụ thể, khách hàng có thể hiểu rõ hơn về giá trị sản phẩm và giúp họ giải quyết vấn đề để đạt được kết quả mong muốn.

Phạm vi truyền thông: là khi sản phẩm/ dịch vụ của bạn được đề cập trên các phương tiện truyền thông uy tín như báo chí, truyền hình, hoặc trang web có uy tín, điều này mang lại sự tín nhiệm và tăng khả năng người tiêu dùng tin tưởng vào sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Giải thưởng ngành: là một cách mạnh mẽ để chứng minh chất lượng và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Khi sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhận được giải thưởng hoặc được công nhận bởi các tổ chức trong ngành, điều này là một bằng chứng xã hội quan trọng. 

Ứng dụng Social Proof trong marketing

Dưới đây là một số phương pháp marketing được phát triển dựa trên nền tảng về social proof: 

Seeding

Seeding là một chiến thuật tiếp thị trực tuyến, trong đó những người tạo nội dung seeding đóng vai trò là một người tiêu dùng trước, hoặc như một người bạn, một người cùng chí hướng, hoặc một người cố vấn trong hành trình mua hàng.

Ví dụ: nội dung seeding mà người dùng thường hay bắt gặp là các dòng bình luận tương tự nhau:

  • Sản phẩm này thật tuyệt vời! Tôi đã sử dụng và rất hài lòng với chất lượng và hiệu quả của nó.
  • Mình đã mua sản phẩm này và thực sự hài lòng. Đáng đồng tiền bát gạo!
  • Tôi đã mua sản phẩm này và thấy nó thực sự đáng để thử.
  • Sản phẩm vượt xa mong đợi của tôi….
Ví dụ bằng chứng xã hội: Seeding

Ví dụ bằng chứng xã hội: Seeding

Tuy nhiên, việc sử dụng seeding cần được thực hiện một cách cân nhắc và đúng thời điểm, để tránh việc bị lạm dụng quá mức. Khi seeding được sử dụng quá nhiều, nó có thể bị coi là thư rác hoặc làm giảm mức độ tin cậy hoặc ảnh hưởng tới quyết định mua hàng. Điều này thường xảy ra khi có những seeding không đáng tin cậy hoặc khi nội dung seeding bị trùng lặp, spam nhiều lần.

Influencer marketing

Theo Twitter, 49% khách hàng biết đến sản phẩm thông qua người có ảnh hưởng, và khoảng 40% khách hàng ra quyết định mua hàng trực tuyến cũng dựa trên việc thấy những influencers trên mạng xã hội sử dụng. 

Khi các thương hiệu hợp tác với influencers, họ đang cố gắng xây dựng lòng tin của khách hàng bằng cách chứng minh rằng thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đáng tin cậy và đáng để khách hàng tin tưởng. Ngoài ra, các thương hiệu sử dụng tiếp thị có ảnh hưởng để: 

  • Thúc đẩy sự tham gia hoặc thu hút người dùng chú ý đến thương hiệu và sản phẩm
  • Xây dựng nội dung hấp dẫn, có độ tin cậy cao và tiếp cận rộng rãi người dùng
  • Tăng lượng truy cập vào trang web và fanpage,….
Ứng dụng Social Proof: Influencer Marketing

Ứng dụng Social Proof: Influencer Marketing

Ví dụ: Jennifer Selter, một người mẫu thể hình nổi tiếng người Mỹ, sở hữu hơn 12,8 triệu người theo dõi trên Instagram, nổi tiếng là chuyên gia về sức khỏe và thể hình. Gần đây, cô ấy đã chia sẻ trải nghiệm của mình trên Instagram về những món ăn nhẹ và lành mạnh mà cô ấy tạo ra bằng cách sử dụng sản phẩm của Blendjet. Với mỗi bài đăng, cô ấy thu hút từ hơn 300 đến 400 triệu lượt xem, cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của cô ấy trên mạng xã hội. Đây là một ví dụ xuất sắc về việc sử dụng influencer để tạo sự công nhận cho thương hiệu Blendjet.

Xem thêm: Các bước triển khai một chiến dịch influencer marketing thành công

WOM (Word-of-mouth) marketing

Theo nghiên cứu từ Nielsen, khoảng 83% khách hàng tin tưởng vào thương hiệu hoặc sản phẩm được giới thiệu bởi gia đình và bạn bè của họ. Nghiên cứu khác, khoảng 88% người tiêu dùng trên toàn cầu cho biết họ tin tưởng các đề xuất từ bạn bè và gia đình hơn bất kỳ hình thức quảng cáo nào khác. Điều này cho thấy tiếp thị truyền miệng có thể mang lại hiệu quả vượt trội so với các chiến lược tiếp thị khác.

Xem thêm: WOM marketing: khái niệm và lợi ích

Advocacy marketing

Advocacy marketing là một chiến lược tiếp thị tập trung vào việc xây dựng và sử dụng sự ủng hộ của khách hàng để tạo ra quảng cáo gián tiếp cho thương hiệu và sản phẩm. Thay vì tự mình quảng cáo, doanh nghiệp tạo điều kiện để khách hàng tự nguyện chia sẻ kinh nghiệm tích cực của họ và nói tốt về thương hiệu.

Kết quả của Hootsuite cho thấy rằng, nhờ sự hỗ trợ từ nhóm cộng đồng, doanh nghiệp đã đạt được mức tăng 70% về sự tham gia và tương tác trên mạng xã hội, cùng với mức tăng 25% số lượng yêu cầu dịch vụ chỉ trong khoảng 6 tháng.

Referral marketing

Referral marketing là một một phương pháp tiếp thị, quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua việc khuyến khích khách hàng hiện tại chia sẻ trải nghiệm và đề xuất cho người khác. Đây là một cách hiệu quả để tận dụng mạng lưới khách hàng hiện có và xây dựng sự tín nhiệm và quan tâm đến thương hiệu.

Ví dụ: Tesla thực hiện chiến lược này một cách thành công khi tạo ra các gói giới thiệu mang lại lợi ích cho cả người giới thiệu và khách hàng mới. Đặc biệt, khi khách hàng hiện tại giới thiệu đơn đặt hàng mới thì họ có thể nhận được mức giảm giá đáng kinh ngạc, và nếu họ giới thiệu đủ số lượng người, họ có cơ hội sở hữu các dòng xe đặc biệt và thậm chí là nhận được một chiếc xe miễn phí. Điều này cho thấy Tesla đã xây dựng lòng tin và thu hút khách hàng một cách thông minh và hiệu quả.

Như vậy, Social Proof đã trở thành một công cụ tiếp thị hữu ích không chỉ tạo niềm tin, sự đáng tin cậy đối với người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua hàng của họ. Sự hiểu biết và ứng dụng chính xác Social Proof là một yếu tố quan trọng để thành công trong lĩnh vực tiếp thị, quảng cáo và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.

Xem thêm:

Áp dụng tâm lý học để bán hàng hiệu quả

Tâm lý học màu sắc ảnh hưởng đến hành vi mua hàng

Khai thác tâm lý học tiếp thị để thuyết phục khách hàng

Share this

July 18, 2023 - Marketing