Influencer là ai? Các cách phân loại influencer

Influencer marketing đã trở thành một phương pháp tiếp thị nổi bật và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Đây không phải là một phương pháp tiếp thị mới, nhưng nó có sự phát triển phát triển bùng nổ trong những năm gần đây và đang trở thành một trong những xu hướng marketing hiện đại. Trước đây, khi nhắc đến “influencer”, người ta thường nghĩ ngay đến các ngôi sao nổi tiếng, ca sĩ, diễn viên hay những người có tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực giải trí. Tuy nhiên, hiện tại, influencers không chỉ là những người nổi tiếng trong lĩnh vực giải trí mà còn là bất kỳ ai có tầm ảnh hưởng, có lượng người theo dõi đáng kể trên các nền tảng truyền thông xã hội, không phân biệt ngành nghề, chuyên môn, ngoại hình, tuổi tác hay lĩnh vực hoạt động.

Influencers là ai?

Influencers là những cá nhân hoặc nhóm người có ảnh hưởng đến một số lượng lớn người theo dõi trên các nền tảng truyền thông xã hội như Instagram, YouTube, Facebook, TikTok và Twitter… Những người làm nghề influencer thường có khả năng tạo ra sự tương tác tích cực và ảnh hưởng đến quyết định mua sắm, xu hướng và ý kiến của người hâm mộ của họ.

Influencers là ai? Và influencer marketing là gì?

Influencers là ai?

Các cách phân nhóm các influencer 

Influencers có thể được phân loại vào nhiều nhóm dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng dưới đây là một số phân nhóm phổ biến dựa trên nền tảng, lĩnh vực chuyên môn và quy mô tầm ảnh hưởng:

Phân loại influencer dựa trên quy mô tầm ảnh hưởng

Dựa trên quy mô tầm ảnh hưởng, influencers có thể được phân nhóm thành ba nhóm chính: micro-influencers, macro-influencers và mega-influencers.

Micro-influencers: Đây là những người có tầm ảnh hưởng nhỏ, số lượng người theo dõi của họ thường từ vài nghìn đến vài chục nghìn. Lý do mà số lượng người theo dõi của micro-influencers thấp là do chủ đề hoặc lĩnh vực mà họ tập trung vào là những chủ đề ngách hoặc có phạm vi hẹp. Thay vì nhắm đến đại trà, micro-influencers thường tập trung vào một phong cách, một lĩnh vực hay một đối tượng người dùng cụ thể. Ví dụ, một micro-influencer chuyên làm bánh có thể hướng đến những người yêu thích nấu ăn và muốn học cách làm bánh. Do đó, số lượng người theo dõi có thể ít hơn so với những ngôi sao nổi tiếng hoặc những influencers khác tập trung vào các lĩnh vực rộng hơn. Mặc dù số lượng người theo dõi ít hơn, nhưng micro-influencers thường có mức độ tương tác cao với cộng đồng người hâm mộ của họ và có khả năng xây dựng mối quan hệ sâu sắc với khán giả.

Macro-influencers: Đây là những người có tầm ảnh hưởng lớn hơn và có số lượng người theo dõi từ hàng chục nghìn đến hàng triệu. Các macro-influencers thường là những người nổi tiếng và có khả năng tiếp cận một đại chúng lớn. Macro-influencers thường có chuyên môn và kiến thức đáng kể trong lĩnh vực của họ. Họ có thể là chuyên gia trong ngành công nghiệp như mỹ phẩm, thời trang, du lịch, … nên họ có khả năng cung cấp thông tin chi tiết và kiến thức chuyên sâu về sản phẩm hoặc dịch vụ. Vì vậy, họ thường có tầm ảnh hưởng rộng hơn và có thể ảnh hưởng đến xu hướng và quyết định mua sắm của người theo dõi.

Mega-influencers: Đây là những người có tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn và có hàng triệu người theo dõi trên các nền tảng truyền thông xã hội. Các mega-influencers thường là những người nổi tiếng, ngôi sao, hoặc những người có sự nghiệp thành công trong lĩnh vực nào đó. Tầm ảnh hưởng của họ rất lớn và có thể tạo ra sự lan truyền mạnh mẽ với khán giả của mình. Ngay cả trong trường hợp họ không phải chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nhưng  mega-influencers có sự nổi tiếng và sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Sự nổi tiếng này cho phép họ quảng cáo dạng các ngành sản phẩm, thu hút sự quan tâm từ phía người theo dõi, đồng thời mang lại sự nhận diện thương hiệu nhanh chóng. Ví dụ điển hình về mega-influencers là các celeb, ngôi sao hạng A, hoa hậu…

Influencers có thể được phân loại dựa trên quy mô ảnh hưởng và lĩnh vực chuyên môn

Influencers có thể được phân loại dựa trên quy mô ảnh hưởng và lĩnh vực chuyên môn

Phân loại influcer dựa trên lĩnh vực chuyên môn

Influencers có thể được phân loại dựa trên lĩnh vực chuyên môn mà họ hoạt động. Đây là một cách phân đoạn influencer marketing để tìm ra những người có kiến thức và tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực cụ thể. Dưới đây là một số ví dụ về các lĩnh vực nổi bật và loại influencer tương ứng:

Thể thao: Đây là lĩnh vực rộng lớn và có nhiều influencer chuyên về thể thao như cầu thủ bóng đá, vận động viên, huấn luyện viên, hoặc các chuyên gia thể hình. Họ có kiến thức sâu về các môn thể thao cụ thể và có thể đại diện cho các thương hiệu thể thao hoặc các sản phẩm liên quan đến thể thao.

Thời trang và làm đẹp: Lĩnh vực này có nhiều influencer bao gồm influencer thời trang, làm đẹp và làm tóc, makeup, … Họ có thể là những người mẫu, nhà thiết kế thời trang, nhà phân phối sản phẩm làm đẹp hoặc các chuyên gia. Họ thường chia sẻ các bí quyết, xu hướng, và sản phẩm mới trong ngành thời trang và làm đẹp.

Ẩm thực: Influencer ẩm thực là những người có kiến thức và đam mê về ẩm thực. Họ có thể là đầu bếp, blogger ẩm thực hoặc chuyên gia đánh giá ẩm thực. Họ chia sẻ công thức nấu ăn, những địa điểm ăn uống tốt, và kinh nghiệm ẩm thực của mình.

Du lịch: Influencer du lịch là những người có kinh nghiệm và hiểu biết về du lịch. Họ thường là những người thám hiểm, nhà văn du lịch, nhà tổ chức tour du lịch hoặc những người đam mê khám phá. Họ chia sẻ những hình ảnh, câu chuyện và thông tin hữu ích về các điểm đến du lịch.

Công nghệ: Influencer công nghệ tập trung vào lĩnh vực công nghệ, điện tử và thiết bị di động. Họ có thể là những nhà phê bình công nghệ, blogger công nghệ, nhà phát triển phần mềm, …

Nghệ thuật và văn hóa: Influencers trong lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa thường là những nghệ sĩ, nhà văn, nhà biên kịch, nhà sản xuất phim hoặc những người có kiến thức sâu về nghệ thuật và văn hóa. Họ có thể chia sẻ những tác phẩm nghệ thuật, đánh giá phim, gợi ý đọc sách hay thảo luận về các vấn đề văn hóa.

Y tế và sức khỏe: Influencers trong lĩnh vực y tế và sức khỏe thường là các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, huấn luyện viên thể hình hoặc những người có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này. Họ cung cấp thông tin về lối sống lành mạnh, bài tập, chế độ ăn và chia sẻ kinh nghiệm để duy trì sức khỏe tốt.

Kinh doanh: Influencers trong lĩnh vực kinh doanh và khởi nghiệp thường là các doanh nhân thành công, nhà đầu tư, những người có kiến thức và kinh nghiệm trong việc khởi nghiệp và quản lý kinh doanh. Họ chia sẻ những kiến thức, cố vấn và kinh nghiệm về khởi nghiệp, lãnh đạo và phát triển kinh doanh.

Giáo dục: Influencers trong lĩnh vực giáo dục thường là giáo viên, giảng viên, nhà nghiên cứu hoặc những người có kiến thức sâu về giáo dục. Họ chia sẻ kiến thức, phương pháp học tập, giáo trình hay đánh giá các sản phẩm giáo dục.

Tùy thuộc vào mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp, bạn có thể chọn hợp tác với influencers trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng và tăng cường sự tương tác và tầm ảnh hưởng của thương hiệu.

Influencer marketing đang là xu hướng tiếp thị, theo đó là sự phát triển của nghề influencer, khi ngày càng nhiều người tham gia sáng tạo nội dung để xây dựng thương hiệu cá nhân, và trở thành người có tầm ảnh hưởng trong xã hội. Influencer chính là nhân tố then chốt quyết định sự thành công của một chiến dịch influencer marketing. Số lượng influencer ngày càng gia tăng, do đó, doanh nghiệp ngày càng có nhiều lựa chọn hợp tác với các influencer đa dạng về lĩnh vực, kênh hoạt động, quy mô ảnh hưởng, chi phí hợp tác… Tuy nhiên, việc chọn được influencer phù hợp với doanh nghiệp, có tiềm năng hoàn thành mục tiêu của chiến dịch influencer marketing cũng là “bài toán” lớn của các marketer.

Xem thêm:

Vai trò của influencer trong các chiến dịch marketing

3 lợi ích nổi bật của việc khai thác Influencers để tăng trưởng

Influencer chia sẻ cách tạo chiến lược truyền cảm hứng trên YouTube

Share this

June 21, 2023 - Marketing