Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc hiểu và tận dụng mô hình value chain (chuỗi giá trị) là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh. Mô hình value chain đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích và tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ khâu nhập liệu đến khâu phân phối sản phẩm hoàn chỉnh. Bằng cách phân tích các hoạt động trong chuỗi giá trị (value chain), doanh nghiệp có thể nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện hiệu quả hoạt động.
Xem thêm: Mô hình SWOT - phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.
Mô hình value chain là gì ?
Mô hình value chain, hay còn được gọi là chuỗi giá trị, là một khái niệm kinh doanh phổ biến để phân tích các hoạt động của một doanh nghiệp và xác định cách mà giá trị được tạo ra từ quá trình sản xuất và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ. Mô hình value chain tập trung vào việc phân tích từng giai đoạn trong quá trình từ nguyên liệu ban đầu đến khách hàng cuối cùng, nhằm hiểu rõ hơn về cách mà các hoạt động này đóng góp vào tạo ra giá trị và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các yếu tố trong mô hình value chain
Hoạt động chính
Các hoạt động chính trong mô hình chuỗi giá trị bao gồm:
Hậu cần đầu vào
Trong mô hình chuỗi giá trị, hoạt động chính đầu tiên là các hoạt động hậu cần đầu vào. Ở giai đoạn này, các nguyên liệu và thành phần cần thiết được thu mua mua thập hoặc mua từ các nhà cung cấp. Đây là bước quan trọng để đảm bảo nguồn cung cấp đáp ứng các tiêu chuẩn về cả số lượng và chất lượng để tiến đến đủ và chất lượng để tiếp tục quá trình sản xuất.
Theo nghiên cứu của Deloitte, việc tối ưu hóa quá trình cung cấp nguyên liệu và thành phần có thể giảm đáng kể chi phí và tăng tính linh hoạt của doanh nghiệp. Chẳng hạn, một chiến lược quản lý chuỗi cung ứng tốt có thể giảm đến 20% chi phí vận hành và đảm bảo nguồn cung cấp ổn định, từ đó tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, hoạt động đầu vào còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chất lượng và giá trị của sản phẩm cuối cùng trong chuỗi giá trị. Việc lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy và có nguyên liệu tốt nhất sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường.
Vận hành
Trong mô hình chuỗi giá trị, hoạt động vận hành, hay sản xuất đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi các nguyên liệu và thành phần đầu vào thành sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng. Đây là giai đoạn quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong việc sản xuất và cung cấp sản phẩm chất lượng đến khách hàng.
Theo nghiên cứu của McKinsey, việc tối ưu hóa quá trình sản xuất có thể giúp doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian sản xuất, giảm lãng phí và tăng năng suất. Ngoài ra, quá trình sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và quy trình để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và mong đợi của khách hàng. Chất lượng sản phẩm và hiệu suất quy trình sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng và định hình hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường.
Hậu cần đầu ra
Giai đoạn hậu cần đầu ra là giai đoạn mà sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng được chuyển giao cho hệ thống phân phối , hoặc khách hàng. Tại giai đoạn này, doanh nghiệp đã hoàn thành quá trình chuyển đổi và tối ưu hóa các nguyên liệu, thành phần đầu vào thành sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh và sẵn sàng để cung cấp cho khách hàng.
Hậu cần đầu ra trong mô hình Value Chain có ảnh hưởng lớn đến việc xác định thị phần và hoạt động trên thị trường của công ty, từ đó ảnh hưởng đến doanh số kinh doanh. Trong giai đoạn này, các hoạt động xem xét và tối ưu hệ thống phân phối rất quan trọng, bao gồm việc chọn nhà phân phối, cách thức phân phối, chính sách hợp tác hay hoa hồng để thu hút nhà phân phối, các chiến lược giá phù hợp để thu hút khách hàng… Ngoài ra, giai đoạn này cũng quản lý hoạt động vận chuyển sao cho đảm bảo chất lượng hàng hóa, tốc độ giao hàng, đồng thời tiết kiệm chi phí.
Tiếp thị và bán hàng
Trong mô hình chuỗi giá trị, hoạt động tiếp thị và bán hàng đóng vai trò trong việc quảng bá và tiếp cận khách hàng. Đây là giai đoạn tạo liên kết giữa doanh nghiệp và khách hàng, từ việc nghiên cứu thị trường để hiểu nhu cầu và mong đợi của khách hàng đến việc xây dựng chiến lược quảng cáo và bán hàng hiệu quả.
Trong giai đoạn này, tiếp thị và bán hàng đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa lợi nhuận. Doanh nghiệp cần tập trung vào tăng doanh số bán hàng để thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Đồng thời, phân tích thị trường, xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng cáo và chăm sóc khách hàng là những hoạt động cần thực hiện để xây dựng lòng tin và tạo nhận diện thương hiệu, đồng thời duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Dịch vụ sau bán hàng
Dịch vụ trong mô hình chuỗi giá trị đề cập đến, dịch vụ sau bán hàng. Đây là các là một hoạt động liên quan đến việc cung cấp hỗ trợ và dịch vụ sau khi khách hàng đã mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ. Hoạt động dịch vụ sau bán hàng bao gồm việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, xử lý khiếu nại, bảo hành sản phẩm, cung cấp thông tin sản phẩm và hướng dẫn sử dụng, và tư vấn sau bán hàng…… Đây là giai đoạn sau giao dịch mua hàng giúp, nơi doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ khách hàng, để đảm bảo họ có trải nghiệm tốt và tận hưởng giá trị từ sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đã mua.
Một nghiên cứu từ Oracle đã có kết quả rằng 86% khách hàng chấp nhận trả thêm phí để có được trải nghiệm dịch vụ tốt hơn. Hơn nữa, 73% khách hàng cho biết dịch vụ sau bán hàng tốt có tác động lớn đến sự trung thành của họ đối với thương hiệu. Có thể thấy, dịch vụ sau bán hàng giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, tạo đà để khách hàng quay trở lại và thúc đẩy việc giới thiệu thương hiệu cho người khác.
Hoạt động hỗ trợ
Theo mô hình của Porter các hoạt động hỗ trợ lần lượt là:
- Cơ sở hạ tầng
- Quản lý nhân lực
- Phát triển công nghệ
- Thu mua
Cơ sở hạ tầng (Firm infrastructure)
Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh của một quốc gia. Đây là những hạng mục cơ bản bao gồm các công trình và dịch vụ công cộng như hệ thống giao thông, năng lượng, viễn thông, nước và xử lý chất thải. Một cơ sở hạ tầng phát triển và hiệu quả giúp tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư, và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Cụ thể, Theo Tổ chức Viễn thông Thế giới (ITU), việc đầu tư vào hạ tầng viễn thông giúp cung cấp dịch vụ liên lạc hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy cập thông tin. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy rằng mỗi 10% tăng cường trong tiếp cận Internet có thể tạo ra tăng trưởng GDP hàng năm từ 0,25% đến 1,38%.
Quản lý nhân lực (Human resource management)
Quản lý nhân sự bao gồm tuyển dụng, đào tạo và thúc đẩy sự phát triển chuyên môn của nhân viên. Tuyển dụng đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ nguồn lực nhân sự chất lượng, trong khi đào tạo và phát triển chuyên môn giúp nâng cao năng lực và kiến thức của nhân viên.
Theo một nghiên cứu từ Society for Human Resource Management (SHRM), tỷ lệ thành công tuyển dụng của các doanh nghiệp có quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp và đầy đủ đạt tới 80%. Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu khác của Association for Talent Development (ATD), doanh nghiệp đầu tư vào việc phát triển kỹ năng và năng lực chuyên môn cho nhân viên có thể tăng hiệu suất làm việc lên tới 34%. Điều này cho thấy việc đào tạo và phát triển chuyên môn giúp cải thiện khả năng thực hiện công việc của nhân viên, từ đó tăng cường sự cạnh tranh và sáng tạo trong hoạt động của doanh nghiệp.
Phát triển công nghệ (Technology management)
Quản lý công nghệ thông tin liên quan đến việc quản lý và sử dụng các công nghệ thông tin để tối ưu hóa các hoạt động của doanh nghiệp. Bao gồm việc đưa ra chiến lược công nghệ thông tin, quản lý hạ tầng công nghệ, phát triển và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, cũng như đảm bảo an ninh thông tin và quản lý dữ liệu.
Theo một báo cáo từ McKinsey, các doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin hiệu quả có khả năng tăng trưởng doanh thu lên đến 10%. Điều này cho thấy việc quản lý và sử dụng công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị và cải thiện hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.
Một nghiên cứu khác từ Gartner cho thấy, các doanh nghiệp thành công, đều chú trọng đầu tư vào các chiến lược đổi mới và sử dụng các xu hướng công nghệ như trí tuệ nhân tạo, blockchain và Internet of Things… Từ đó có thể thấy được việc quản lý công nghệ thông tin không chỉ giúp tối ưu hóa hoạt động hiện tại mà còn mở ra cơ hội cho sự phát triển và tăng trưởng trong tương lai.
Quản lý mua hàng (Procurement)
Quản lý mua hàng (Procurement) là hoạt động tập trung vào việc mua các nguyên liệu, vật liệu và dịch vụ từ các nhà cung cấp bên ngoài. Mục tiêu chính của quản lý mua hàng là đảm bảo sự cung ứng đầy đủ, chất lượng và chi phí hiệu quả của nguồn cung. Qua quá trình đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, thương thảo và ký kết hợp đồng, quản lý quan hệ với nhà cung cấp, và kiểm soát chất lượng và quản lý rủi ro, hoạt động quản lý mua hàng giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả về mặt nguồn cung, tối ưu hóa chi phí và xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài với các nhà cung cấp.
Theo một nghiên cứu của Institute for Supply Management (ISM), quản lý mua hàng hiệu quả có thể giảm chi phí mua hàng đến 5-20% cho doanh nghiệp. Điều này được thực hiện thông qua việc xây dựng mối quan hệ đối tác với nhà cung cấp, thương thảo giá cả và điều khoản hợp đồng, tối ưu hóa quy trình mua hàng và kiểm soát chất lượng.
Lợi ích của phân tích mô hình value chain đối với doanh nghiệp
Phân tích chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp cải thiện, tối ưu hoá quy trình hoạt động, tăng hiệu suất, tiết kiệm chi phí, vận hành hiệu quả, gia tăng lợi nhuận và hiểu rõ hơn về cách tạo ra giá trị cho khách hàng.
Dưới đây là một số lợi ích cụ thể của phân tích chuỗi giá trị đối với doanh nghiệp:
Xác định điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp
Phân tích chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp nhận biết được những hoạt động mà họ thực hiện tốt và những hoạt động mà họ cần cải thiện. Bằng cách xác định điểm mạnh và điểm yếu, doanh nghiệp có thể tập trung vào phát triển những khả năng mạnh và đồng thời xử lý các vấn đề để nâng cao hiệu suất tổng thể.
Định vị cạnh tranh
Phân tích mô hình value chain giúp doanh nghiệp hiểu rõ vị trí cạnh tranh của mình trong thị trường. Bằng cách nhìn vào các hoạt động chính và hỗ trợ, doanh nghiệp có thể tìm ra những yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và phát triển các chiến lược phù hợp.
Tối ưu hóa hoạt động
Phân tích chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp nhận ra các mắt xích và điểm yếu trong quy trình sản xuất và cung ứng. Bằng cách tối ưu hóa các hoạt động này, doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh.
Định hình chiến lược
Dựa trên phân tích chuỗi giá trị, doanh nghiệp có thể xác định chiến lược tổng thể và phát triển kế hoạch hành động phù hợp. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị bền vững và phát triển trong thời gian dài.
Mô hình value chain là một công cụ quan trọng trong việc hiểu và phân tích các hoạt động của doanh nghiệp để tạo ra giá trị cho khách hàng. Phân tích value chain giúp doanh nghiệp xác định vị trí cạnh tranh, tối ưu hóa hoạt động, hiểu khách hàng, xác định điểm mạnh và điểm yếu, và định hình chiến lược tổng thể. Bằng cách áp dụng mô hình value chain một cách thông minh và hiệu quả, doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và đạt được sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh ngày nay.