Đối thủ cạnh tranh là gì? Tại sao phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh chính là những doanh nghiệp có chung sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, cùng làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Cạnh tranh là điều tất yếu trong hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu đối thủ cạnh cạnh có ý nghĩ vô cùng quan trọng giúp các doanh nghiệp chỉ ra được điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh và của chính mình. Từ bức tranh đối thủ xác định cơ hội và thách thức, từ đó xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, phủ rộng sản phẩm tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn đối thủ, chiếm lĩnh thị trường kinh doanh.
Ngoài ra, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh còn mang lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp như:
- Hiểu rõ hơn về thị trường, nắm rõ hơn về hành vi của các nhóm khách hàng mục tiêu.
- Xác định được đó là đối thủ trực tiếp hay gián tiếp với doanh nghiệp của mình
- Khi phân tích đối thủ sẽ giúp bạn nhận định rõ ràng về cơ hội, thách thức và tiềm ẩn rủi ro mà đối thủ cạnh tranh mang lại.
Cách nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong Marketing hiệu quả
Để phân tích đối thủ cạnh tranh không đơn giản. Để làm được điều này đòi hỏi bạn cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu, sử dụng nhiều công cụ để tìm kiếm mọi thông tinh về đối thủ chính xác và chi tiết nhất. Dưới đây là 6 bước cơ bản giúp bạn nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh:
Bước 1: Thống kê những đối thủ cạnh canh
Xác định rõ đối thủ cạnh tranh của mình là doanh nghiệp nào là bước điều kiện cần và đủ để giúp bạn mô phỏng được bức tranh đối thủ. Để làm được điều này hãy sử dụng công cụ tìm kiếm Google để tìm ra đối thủ. Một số tiêu chí xác định đối thủ trong kinh doanh như:
- Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm/dịch vụ
- Cùng phân khúc khách hàng mục tiêu với doanh nghiệp của mình.
- Giống về mô hình kinh doanh
- Doanh nghiệp cùng gia nhập vào thị trường hoặc những doanh nghiệp đã có nhiều thời gian hoạt động trước đó.
Trong quá trình nghiên cứu đối thủ, các bạn có thể sử dụng một số công cụ như thanh tìm kiếm trong google. Thu thập thông tin trực tiếp của khách hàng bằng bảng hỏi, phỏng vấn,…. để tìm ra sản phẩm/dịch vụ của mình đang có đối thủ nào. Theo dõi các ấn phẩm trên các kênh truyền thông, diễn đàn để nhận định độ phủ sóng của đối thủ trong thị trường.
Bước 2: Đánh giá đối thủ cạnh tranh
Đối thủ có mạnh hay không, mức độ ảnh hưởng tới thị trường như thế nào là một trong những tiêu chí quan trọng cần phải xác định khi phân tích đối thủ. Để làm được điều đó bạn cần nghiên cứu đối thủ ở các khía cạnh như thị phần nắm giữ, quy mô hoạt động, những chiến lược đối thủ đã và đang áp dụng.
Chỉ khi nắm rõ được “đường đi nước bước” của đối thủ bạn mới có thể tìm ra được những chiến lược riêng để “hạ gục” đối thủ.
Bước 3: Phân tích loại đối thủ
Đối thủ cạnh tranh được chia ra làm 3 cấp độ gồm:
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Doanh nghiệp có cùng phân khúc sản phẩm, dịch vụ nhằm cùng chung mục tiêu thị trường, đối tượng khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Doanh nghiệp cùng kinh doanh sản phẩm, dịch vụ giống nhau tuy nhiên đối nhóm khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là những công ty kinh doanh sản phẩm/dịch vụ có chung nhóm đối tượng. Đối thủ này có khả năng gia nhập và cạnh tranh phân khúc khách hàng nhưng chưa gia nhập. Trong tương lai họ có thể là đối thủ cạnh tranh gián tiếp nếu mở rộng mô hình kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản.
Bước 4: Thu thập thông tin và lập bảng phân tích đối thủ
Càng chi tiết bạn càng hiểu rõ hơn về đối thủ từ đó có những hoạch định trong chiến dịch Marketing phù hợp. Do vậy khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh bạn cần chú ý tới việc:
- Tổng quan về doanh nghiệp đối thủ
- Đối thủ kinh doanh sản phẩm/dịch vụ gì, có ưu và nhược điểm gì.
- Các kênh phân phối của đối thủ
- Cách thức đối thủ truyền thông
- Tệp khách hàng của đối thủ
Sau khi đã có được những thông tin này, bạn cần lập bảng phân tích để so sánh đối chiếu giữa doanh nghiệp của bạn và đối thủ với các tiêu chí như: Giá cả, sản phẩm cung cấp, nội dung truyền thông,….
Bước 5: Ứng dụng các mô hình phân tích đối thủ
Tuỳ theo loại dịch vụ và sản phẩm kinh doanh cũng như mục đích phân tích bạn có thể ứng dụng một số mô hình phần tích đối thủ như:
- Mô hình SWOT: Mô hình này bạn cần phải làm rõ các vấn đề là điểm mạnh (Strengths) điểm yếu (Weaknesses) của chính doanh nghiệp mình và đối thủ. Từ đó nhận định được cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) khi triển khai loại hình kinh doanh này.
- Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter: Loại mô hình này bạn cần phân tích được 5 lực lượng cạnh tranh khác nhau gồm: Cạnh tranh trong ngành, đối thủ tiềm năng, sức mạnh nhà cung cấp, sức mạnh khách hàng, đe dọa từ sản phẩm thay thế.
- Ma trận hình ảnh cạnh tranh Competitive Profile Matrix (CPM): Xác định đối thủ cạnh tranh chính và chỉ ra được điểm yếu và mạnh và vị thế của doanh nghiệp khi đặt song hành với đối thủ cạnh tranh
- Mô hình đa giác cạnh tranh: Phân tích nhiều yếu tố cạnh tranh dưới dạng đồ thị đa giác, mục đích là mô tả rõ mối tương quan của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
- Phân tích nhóm chiến lược: Phân tích đối thủ theo từng cụm dựa trên yếu tố tương đồng về mặt chiến lược phát triển.
Bước 6: Lập bảng báo cáo phân tích đối thủ
Sau khi đã sử dành nhiều thời gian và áp dụng các công cụ, mô hình để phân tích hiểu rõ về đối thủ bạn cần lập ra một bảng báo cáo hoàn chỉnh. Bảng báo cáo này sẽ giúp bạn “vẽ” ra được bức tranh toàn diện về đối thủ giúp bạn định định rõ doanh nghiệp bạn đang phải cạnh tranh với ai, có điểm yếu và mạnh nào. Đây là yếu tố quan trọng để giúp bạn xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, củng cố chỗ đứng của doanh nghiệp bạn và tương lai chiếm lĩnh thị trường rộng lớn hơn.
Ảnh hưởng đối thủ cạnh tranh tới các doanh nghiệp rất lớn. Bạn không thể xây dựng chiến lược phát triển phù hợp nếu không nắm rõ được đối thủ và thị trường. Cạnh tranh là điều tất yếu của các doanh nghiệp nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường, tiếp cận tệp khách hàng lớn. Bởi khách hàng tạo ra lợi nhuận chính là đích đến cuối cùng trong kinh doanh. Do vậy ngoài việc phân tích đối thủ bạn cũng có thể tăng khả năng tương tác và tạo sự hài lòng của khách hàng bằng việc sử dụng phần mềm Subiz chat.
Subiz chat – phần mềm tăng tương tác khách hàng thúc đẩy doanh số bán hàng. Thông qua cửa sổ chat Subiz, bạn có thể tương tác khách hàng từ nhiều kênh như website, Fanpage, Zalo OA,… từ đó giúp nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng, tối ưu khả năng tiếp thị, tạo dựng sự hài lòng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phần mềm Subiz để báo cáo kết quả chuyển đổi Marketing. Phần mềm Subiz sẽ giúp bạn nhận biết:
- Có bao nhiêu khách hàng truy cập website
- Bao nhiêu khách chat
- Bao nhiêu khách mua hàng
- Khách hàng đến từ nguồn chiến dịch nào.