Risk management (quản trị rủi ro) là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong quá trình quản trị của doanh nghiệp. Đây được coi như một tuyến phòng thủ của doanh nghiệp, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện và ngăn chặn các sai sót và biến cố. Theo báo cáo của doanh nghiệp Kế toán Quốc tế (International Federation of Accountants – IFAC), sai sót và lỗi trong quản trị rủi ro có thể gây ra các tổn thất lên đến 10% tổng doanh thu của một doanh nghiệp. Điều này cho thấy việc quản trị rủi ro chính là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự ổn định và thành công của doanh nghiệp.
Quản trị rủi ro là gì?
Quản trị rủi ro là quá trình xác định, đánh giá và giảm thiểu tác động của rủi ro. Đây là quá trình doanh nghiệp xác định những nguy cơ hay mối đe dọa tiềm tàng, và thực hiện các biện pháp để loại bỏ hoặc giảm thiểu khả năng rủi ro xảy ra hoặc gây ra .
Có rất nhiều loại rủi ro mà các doanh nghiệp phải đối mặt, chẳng hạn như rủi ro tài chính, rủi ro an toàn, rủi ro danh tiếng và nhiều loại rủi ro khác. Bằng việc xây dựng chiến lược quản trị các loại rủi ro, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng họ đã sẵn sàng cho mọi tình huống.
Tại sao doanh nghiệp cần quản trị rủi ro?
Một báo cáo từ Viện Quản lý Dự án (PMI) cho biết, các tổ chức có quản trị rủi ro tốt thường có hiệu suất hoạt động tốt hơn.
Đầu tiên, nó giúp hạn chế sự lãng phí trong hoạt động kinh doanh và đầu tư. Bằng cách thực hiện quản trị rủi ro, doanh nghiệp có thể có cái nhìn tổng thể về hoạt động của mình và loại bỏ những yếu tố dư thừa và bất lợi không cần thiết. Điều này giúp giảm thiểu các chi phí không cần thiết phát sinh.Theo một nghiên cứu của PwC (PricewaterhouseCoopers) năm 2020, các tổ chức không có hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả có thể gặp tổn thất tài chính lên đến 3,5% trong doanh thu hàng năm.
Thứ hai, quản trị rủi ro doanh nghiệp giúp tăng cường hiệu quả đầu tư và kinh doanh. Bộ phận quản trị rủi ro đã trở thành “trợ thủ” đắc lực cho doanh nghiệp, giúp dự báo và đánh giá trước những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Điều này gia tăng tỷ lệ thành công của các dự án.
Thứ ba, hoạt động quản trị rủi ro đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị tổng thể của doanh nghiệp. Bằng cách xác định các rủi ro và thiết lập các chỉ số, doanh nghiệp có thể theo dõi tình hình và đánh giá liệu các biện pháp quản trị rủi ro đang được triển khai có hiệu quả hay không. Từ đó giúp doanh nghiệp xác định những việc cần làm ưu tiên và giám sát hoạt động một cách tốt nhất.
Cuối cùng, quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là chiến lược cần thiết để thuyết phục nhà đầu tư. Trước khi đầu tư, nhà đầu tư thường xem xét và đánh giá kỹ lưỡng những rủi ro có thể xảy ra. Do đó, khi doanh nghiệp đã xác định và đo lường được trước các rủi ro có thể xảy ra, đồng thời có phương hướng đối phó với nó, đây sẽ là một điểm mạnh để thúc đẩy nhà đầu tư dễ dàng đưa ra quyết định về việc rót vốn.
Quá trình phân tích rủi ro
Quản trị rủi ro là một phần quan trọng của bất kỳ kế hoạch kinh doanh hay marketing nào. Việc xây dựng kế hoạch và quy trình quản trị rủi ro có thể giúp đảm bảo an toàn và nâng cao tỷ lệ thành công cho các kế hoạch kinh doanh. Quy trình quản trị rủi ro linh động theo từng doanh nghiệp, những thường có 4 bước cơ bản sau:
Xác định các rủi ro
Xác định rủi ro là quá trình xác định tất cả các yếu tố bên trong hay bên ngoài có thể phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch, gây ảnh hưởng xấu tới quá trình thực hiện hoặc kết quả của kế hoạch. Các yếu tố bên trong có thể là việc thiếu nguồn lực, rò rỉ thông tin doanh nghiệp,….Các yếu tố bên ngoài có thể là việc biến đổi chính sách của nhà nước, sự thay đổi thị trường,…
Đánh giá các rủi ro
Bước thứ hai là đánh giá các rủi ro đã được xác định. Đánh giá rủi ro liên quan đến việc thiết lập xác suất xảy ra và hậu quả của từng rủi ro. Sau đó so sánh mức độ của từng rủi ro và xếp hạng chúng theo mức độ và hậu quả. Việc làm này giúp doanh nghiệp nhận biết và xác định rõ rủi ro nào là nguy hiểm nhất, từ đó tập trung vào việc đề phòng và tránh những rủi ro có hậu quả lớn. Trong quá trình này, đôi khi doanh nghiệp có thể phải đánh đổi bằng cách chấp nhận một rủi ro nhỏ hơn nhưng có khả năng xử lý, để tránh hoặc giảm thiểu rủi ro có hậu quả lớn hơn.
Đối phó với rủi ro
Bước thứ ba trong quá trình quản trị rủi ro là xử trí các rủi ro đã được đánh giá. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp xác định các biện pháp hoặc quy trình cần thực hiện để giảm thiểu hoặc loại bỏ các rủi ro trong phạm vi khả thi.
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp có thể phân bổ nhân viên phụ trách chính trong từng lĩnh vực hoặc các nhóm công việc cụ thể, nhằm đảm bảo rằng có người chịu trách nhiệm và có kiến thức chuyên môn để xử lý rủi ro một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Các nhân viên này sẽ có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động của rủi ro hoặc ngăn chặn sự xảy ra của chúng.
Đánh giá lại và theo dõi rủi ro
Bước cuối cùng là đánh giá lại, theo dõi các rủi ro đã được xác định và xử lý. Bao gồm theo dõi quá trình quản trị rủi ro và đảm bảo rằng tất cả các bước đều được thực hiện đúng. Bước này cũng giúp đảm bảo rằng biện pháp giảm thiểu rủi ro hiện có vẫn còn hiệu quả.
Theo một nghiên cứu của Aon Corporation, các sự cố không may và rủi ro có thể gây thiệt hại đến 5-10% thu nhập hàng năm của một doanh nghiệp. Cho thấy rằng, các doanh nghiệp cần phải đầu tư một cách nghiêm túc vào hoạt động quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ doanh nghiệp khỏi tổn thất tiềm tàng, đồng thời đảm bảo sự ổn định, thành công của doanh nghiệp.
Xem thêm:
Những điều doanh nghiệp cần lưu ý để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào AI