Xây dựng thương hiệu là gì? 5 yếu tố thiết yếu để xây dựng thương hiệu thành công

Để tăng nhận diện với khách hàng giúp quảng bá hình ảnh và các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thì việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng. Vậy xây dựng thương hiệu là gì? Quy trình xây dựng thương hiệu cần những yếu tố nào?vv… Thì đừng bỏ qua bài chia sẻ sau:x

Xây dựng thương hiệu là gì

Xây dựng thương hiệu là gì?

1. Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu là cách tạo ra hình ảnh, ấn tượng trong trí nhớ của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, hình ảnh của doanh nghiệp. Vậy bản chất của nó là gì và tại sao phải xây dựng thương hiệu?

1.1 Định nghĩa

Xây dựng thương hiệu chính là việc tạo ra sức mạnh cho sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của doanh nghiệp. Nói cách khác, xây dựng thương hiệu là việc hỗ trợ cho doanh nghiệp và dịch vụ, sản phẩm có đặc điểm riêng biệt để tạo thành “chất riêng” định hình trong tâm trí người dùng.

1.2 Các loại thương hiệu phổ biến:

Thương hiệu cá nhân: Là tất cả yếu tố và phương diện của cá nhân có thể gây ấn tượng với người khác như: Công việc, tính cách, nghề nghiệp, ngoại hình, cách giao tiếp,…
Thương hiệu công ty: Là danh tiếng, tiếng tăm và là thương hiệu chung cho tất cả các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đã tạo dựng được trong hoạt động kinh doanh.

Thương hiệu sản phẩm: Là những đặc trưng, điểm khác biệt của sản phẩm đó để khách hàng có thể dễ dàng phân biệt với các sản phẩm khác.

Thương hiệu chứng nhận: Đây là thương hiệu mà chủ sở hữu cho phép nhiều tổ chức và cá nhân khác nhau sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của mình.

Các loại thương hiệu phổ biến:

Các loại thương hiệu phổ biến:

2. Tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu đối với doanh nghiệp

Ngoài mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong sự phát triển và xây dựng hình ảnh, xây dựng thương hiệu còn mang đến nhiều lợi ích khác cho người dùng.

2.1. Đối với doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu đối với doanh nghiệp thì ngoài giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ thì nó còn thu hút đông đảo khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu, doanh thu, thể hiện giá trị cốt lõi, nâng tầm giá trị ,cũng như vị thế cho doanh nghiệp trên thị trường.

Quảng bá về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp đến với mọi người: Vì nó sử dụng nhiều các kênh truyền thông, quảng cáo và tiếp thị khác nhau để đưa sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình đi khắp nơi, tiếp cận được nhiều khách hàng

Thể hiện giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Giúp tạo ra giá trị khác biệt và độc đáo nhất so với các đối thủ cạnh tranh.

Nâng tầm vị thế, giá trị doanh nghiệp trên thị trường: Thông qua chiến dịch xây dựng việc quảng bá thương hiệu thì hình ảnh, giá trị và vị thế doanh nghiệp cũng được tăng lên. Quá đó, thuận lợi cho việc thu hút khách hàng và mở rộng thị trường.

Tăng độ nhận diện thương hiệu và doanh thu và thu hút đông đảo khách hàng: Nó được thể hiện rõ nhất ở thực tế, khi bạn bán cùng một sản phẩm giống về mọi mặt nhưng bên nào có thương hiệu hơn thì bên đó sẽ đông khách hơn.

Có định hướng phát triển cụ thể: khách hàng chính là tài sản vô giá do đó việc luôn làm hài lòng khách hàng chính là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp.

Khiến nhân viên trong doanh nghiệp tự hào, cống hiến: Một doanh nghiệp có tiếng thì không chỉ đội ngũ nhân viên có cảm giác tự hào và muốn gắn bó cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty mà còn giúp DN dễ dàng thu hút nhân tài tới làm việc

subiz-tai-sao-phai-xay-dung-thuong-hieu

Tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu đối với doanh nghiệp

2.2. Đối với khách hàng

Xây dựng thương hiệu mạnh giúp khách hàng dễ dàng nhận diện được doanh nghiệp. Ngoài ra, khách hàng còn khẳng định giá trị của bản thân mình thông qua việc sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp nhanh chóng: Khách hàng dễ dàng ghi nhớ được vì hình ảnh của doanh nghiệp có tần suất xuất hiện liên tục qua các kênh quảng cáo truyền thông và được lặp đi lặp lại trong thời gian dài

Biết được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường: khách hàng so sánh giữa các thương hiệu khác nhau để từ đó chọn được sản phẩm phù hợp nhất cho mình.

Tin tưởng vào giá trị doanh nghiệp theo đuổi: Giúp khách hàng dễ dàng đưa ra lựa chọn cho quyết định mua sắm hoặc hợp tác.

Khẳng định giá trị cá nhân: Một trong các yếu tố giúp khách hàng khẳng định giá trị và đẳng cấp của mình thông qua sở hữu các sản phẩm của những thương hiệu lớn, danh tiếng và uy tín

subiz-xay-dung-thuong-hieu-cong-ty

Tầm quan trọng xây dựng thương hiệu đối với khách hàng

3. 5 yếu tố thiết yếu xây dựng thương hiệu công ty

Xây dựng thương hiệu của mỗi công ty là khác nhau tùy thuộc vào dịch vụ, sản phẩm mà công ty đang cung cấp. Tuy nhiên, xét về tổng thể, quá trình xây dựng thương hiệu nó luôn bao gồm 5 yếu tố sau:

3.1 Tên riêng và Logo doanh nghiệp

Đặt tên riêng và logo cho doanh nghiệp là một cách định vị thương hiệu nó giúp các khách hàng và đối tác có thể hình dung và nhận biết về doanh nghiệp của bạn.

Logo còn là một cách thể hiện cho tính cách và đặc trưng mà doanh nghiệp đang theo đuổi.

VD: Gucci, Louis Vuitton, Phụ kiện Samsung, Thế giới di động

subiz-cac-yeu-to-xay-dung-thuong-hieu

Xây dựng thương hiệu công ty logo

3.2 Sự nhất quán

Đây là một “kim chỉ nam” giúp cho định hướng phát triển của mỗi doanh nghiệp. Qua đó, mỗi doanh nghiệp cần xác định và xây dựng được cho mình một triết lý và thông điệp riêng phù hợp với thương hiệu để tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

VD: Shop Phụ kiện Samsung chuyên cung cấp linh phụ kiện điện thoại Samsung chính hãng

3.3 Có website riêng, xây dựng nền tảng online tốt

Có website riêng và nền tảng online tốt sẽ hỗ trợ doanh nghiệp có hệ thống truyền thông và tương tác tốt hơn, xây dựng thương hiệu của mình trên môi trường internet. Qua đó, giúp doanh nghiệp cung cấp được nhiều thông tin của mình tới khách hàng như: Giới thiệu rộng rãi các sản phẩm, dịch vụ mới, các chính sách, chương trình ưu đãi…

VD: thegioididong.com , phukiensamsung.com, hoanghamobile.com, louisvuitton.com

subiz-xay-dung-thuong-hieu-cong-ty-website

Xây dựng thương hiệu có website riêng, xây dựng nền tảng online tốt

3.4 Luôn chú trọng tới giá trị mà sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp mang lại

Chú trọng vào chất lượng của dịch vụ, sản phẩm do mình cung cấp cũng là cách giúp cho doanh nghiệp gây ấn tượng với khách hàng sau mỗi lần sử dụng.

VD: Gucci, Louis Vuitton một trong những thương hiệu chuyên cung cấp những phụ kiện xa xỉ. Khi nhìn vào các sản phẩm của thương hiệu này cũng đánh giá được người sở hữu nó có kinh tế và có gu thời trang đến đâu

3.5 Truyền thông nội bộ tốt

Doanh nghiệp cần đưa nền tảng các giá trị và văn hóa của thương hiệu thấm nhuần tất cả các nhân viên và bộ phận trong công ty. Những người trực tiếp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ vì vậy hơn ai hết họ chính là người hiểu nhất các giá trị cũng như triết lý của thương hiệu.

VD: Hiểu về sản phẩm, hiểu về giá trị của sản phẩm dịch vụ mình cung cấp. Lúc đó mới thuyết phục được khách hàng, đối tác sử dụng sản phẩm, dịch

Tóm lại, tất cả các doanh nghiệp, ngay cả những doanh nghiệp nhỏ mới được thành lập cũng cần có ý thức xây dựng thương hiệu riêng cho mình. Để từ đó tạo sự khác biệt và vững mạnh ngay từ đầu.

Có thể bạn quan tâm:

Xây dựng thương hiệu thành công với Facebook Fanpage

7 bước hiệu quả để xây dựng thương hiệu với ngân sách hợp lý

Share this

January 10, 2023 - Marketing