3 cách nâng mức độ bảo mật cho website thương mại điện tử

Nếu đang quản lý website thương mại điện tử của doanh nghiệp, liệu bạn có đang triển khai những biện pháp phù hợp để bảo mật thông tin khách hàng?

Chỉ tính riêng trong năm 2019, đã có ít nhất 7,9 tỷ vụ án được ghi nhận liên quan tới việc đánh cắp thông tin từ các trang web, bao gồm thông tin thẻ tín dụng và cả địa chỉ nhà riêng. Đây cũng chính là lý do khiến khách hàng cảm thấy do dự khi chia sẻ thông tin với các cửa hàng trực tuyến do chưa tin tưởng vào các biện pháp bảo mật của họ. Trong bối cảnh khách hàng đang có quá nhiều lựa chọn, liệu có đáng để họ tự chuốc thêm rủi ro?

Cho dù thương hiệu của bạn lớn hay nhỏ thì nguy cơ bị tấn công bởi những kẻ gửi thư rác, tin tặc và phần mềm độc hại lúc nào cũng thường trực đồng thời có thể ảnh hưởng trực tiếp tới bất cứ khách hàng nào.

Đó cũng chính là lý do vì sao Subiz sẽ giới thiệu tới thương hiệu ba cách đơn giản để có thể nâng cao mức độ bảo mật cho website và yên tâm đẩy mạnh doanh số:

Giao thức https

Giao thức https

1. Sử dụng HTTPS

HTTPS là một giao thức internet giúp bảo mật dữ liệu trên website. Nếu thương hiệu mong muốn khách truy cập chia sẻ thông tin cá nhân thì việc sử dụng HTTPS để đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư của họ là ưu tiên hàng đầu. Các trang thương mại điện tử đặc biệt cần áp dụng giao thức này để bảo vệ người dùng khi họ nhập các thông tin quan trọng như thông tin thẻ tín dụng.

Sử dụng HTTPS là điều cần thiết bởi vì nó đảm bảo các biện pháp bảo vệ dưới đây, theo như chia sẻ từ Google:

  • Xác thực: Đảm bảo với người dùng rằng họ đang tương tác với đúng website
  • Mã hóa: Mã hóa dữ liệu để giữ chúng an toàn trước tình trạng tin tặc đánh cắp thông tin hoặc theo dõi hoạt động
  • Toàn vẹn dữ liệu: Bảo vệ dữ liệu chống lại các nỗ lực giả mạo dữ liệu

Trước khi có thể chuyển sang HTTPS, bạn cần có chứng chỉ SSL từ nhà cung cấp hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ hosting. Sau khi cài đặt, URL của website sẽ hiển thị cho người dùng thấy rằng họ có kết nối an toàn với website của bạn.

2. Cài đặt plugin bảo mật

Bạn có biết rằng 52% các lỗ hổng bảo mật được ghi nhận trên WordPress liên quan tới các plugin. Chính vì thế, đối với chủ sở các website hữu thương mại điện tử sử dụng nền tảng WordPress, plugin là thứ giúp website của bạn nổi trội.

Plugin cho phép bạn tùy chỉnh trang web để nó là chính xác những gì bạn muốn và các tùy chỉnh này rất quan trọng đối với các trang thương mại điện tử vì sẽ giúp nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Nhưng plugin cũng rất tốt trong việc bảo mật website WordPress trước các tin tặc và phần mềm độc hại. Bạn có thể cài một plugin bảo mật để không ai ngoài bạn có quyền truy cập vào dữ liệu trên website và thông tin khách hàng. Đồng thời, plugin này cũng sẽ phát hiện những mã hóa đáng ngờ có thể được sử dụng bởi những kẻ spam xâm nhập vào website để phá hoại.

Một plugin bảo mật tốt sẽ có:

  • Tường lửa theo dõi hoạt động trên trang web của bạn và loại bỏ bot trước khi chúng xuất hiện
  • Quét phần mềm độc hại thường xuyên để phát hiện các mối đe dọa tiềm ẩn
  • Cảnh báo ngay khi phát hiện các mối đe dọa

Hầu hết các plugin bảo mật đều miễn phí, vì vậy việc tìm kiếm một plugin trong ngân sách giới hạn không phải là vấn đề. Hãy dành thời gian nghiên cứu, đọc thêm review để chọn cái nào là tốt nhất cho cửa hàng trực tuyến của mình.

Cổng thanh toán

Cổng thanh toán

3. Cung cấp Cổng thanh toán an toàn

Một phần của việc cung cấp trải nghiệm khách hàng tuyệt vời là giúp họ cảm thấy an toàn khi mua sắm trên cửa hàng trực tuyến của bạn. Nếu khách truy cập lo lắng rằng thông tin cá nhân của họ không được bảo mật, bạn có thể mất những khách hàng trung thành.

Các website thương mại điện tử được ghi nhận có thể tăng 35% chuyển đổi khi sử dụng trang thanh toán được tối ưu hóa. Không ai muốn gặp vấn đề với việc bị lộ thông tin, vì vậy, điều quan trọng là làm cho khách hàng hoàn toàn yên tâm khi mua sắm trên website.

Cung cấp cổng thanh toán an toàn là điều cần thiết để xây dựng cơ sở khách hàng, cải thiện mức độ tương tác và tăng doanh số. Cổng thanh toán sẽ giúp mã hoá thông tin thẻ tín dụng của người dùng trên các website để khách hàng có thể mua hàng an toàn đồng thời cũng tính thuế, xác minh đơn đặt hàng và sử dụng định vị cho các hoạt động liên quan tới khu vực khách hàng sinh sống sau đó.

Chọn một cổng thanh toán phù hợp với các mục tiêu tiếp thị và thuận tiện cho khách hàng. Xem xét phương thức thanh toán nào họ sử dụng nhiều nhất, quen thuộc nhất để tạo thêm sự tiện lợi.

Để có một website thương mại điện tử thành công, bạn cần thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ khách hàng và dữ liệu của họ. Các trang web luôn có nguy cơ bị hack, bị spam và đánh cắp dữ liệu, do đó, việc áp dụng 3 bước an toàn ở trên sẽ giúp bạn cũng như khách hàng của mình tránh khỏi những vấn đề không đáng có liên quan tới việc để lộ thông tin.

Nếu website không bảo mật, cửa hàng trực tuyến sẽ khó có đột biến về chuyển đổi hoặc doanh số, vì vậy hãy bắt đầu triển khai những biện pháp bảo mật ngay từ hôm nay.

Theo Chris Christoff

Bài liên quan:

Share this

April 17, 2020 - Martech & saletech