Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể khơi gợi, kích thích cảm xúc mua sắm của khách hàng trực tuyến thông qua nghiên cứu hành vi và tối ưu hóa website, làm sao để trải nghiệm trên thế giới ảo càng tiệm cận với thế giới thực càng tốt.
Tạo cảm xúc khi chọn sản phẩm
Tạo trải nghiệm mua sắm thú vị, thuận tiện cho khách hàng không hề đơn giản nhưng là điều có thể thực hiện được. Ví dụ, các nhà bán lẻ thời trang trực tuyến đã áp dụng kinh nghiệm từ các cửa hàng truyền thống, đó là để người thật mặc sản phẩm giúp khách hàng có thể dễ dàng tưởng tượng ra, trang phục đó khi mặc lên sẽ như thế nào.
Khi khách hàng chưa có một nhu cầu thực sự cụ thể, họ xem rất nhiều sản phẩm trên website. Theo dõi hành vi của khách hàng để có thể gợi ý đúng những sản phẩm mà họ quan tâm nhất , nhìn thấy những banner, đánh giá hay CTA (Call to action – lời kêu gọi hành động) liên quan tới nhu cầu của họ chắc chắn sẽ đem lại sự gắn kết cảm xúc với cửa hàng trực tuyến. Đây chính là yếu tố then chốt của cá nhân hóa và tối ưu hóa website bán hàng.
Tạo cảm xúc khi xem chi tiết sản phẩm
Khi khách hàng đã có nhu cầu cụ thể, họ biết họ cần xem sản phẩm gì, thì trang chi tiết sản phẩm lúc này sẽ là cầu nối cảm xúc.
Cùng lấy Apple làm ví dụ. Các cửa hàng của họ luôn luôn sạch, sáng và được bày trí rất khoa học. Khách mua hàng luôn cảm thấy được chào đón, và khi họ đã ở trong cửa hàng, họ sẽ dễ dàng tìm thấy sản phẩm họ cần và hoàn tất việc mua hàng. Cũng giống như vậy, website bán hàng trực tuyến của Apple được trình bày rõ ràng, thuận tiện để khách hàng xem sản phẩm. Apple đã rất nỗ lực để giúp khách hàng cảm thấy giống như đang thực sự cầm nắm thiết bị trong tay, chẳng hạn như để ảnh sản phẩm lớn, 3 chiều, chụp từ tất cả các góc độ và ở dạng ảnh động.
Để kích thích cảm xúc của nhóm khách hàng đã xác định rõ nhu cầu, các nhà bán lẻ trực tuyến cần phải tối ưu tìm kiếm trên website, đơn giản hóa quá trình đặt mua, cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh (thậm chí là miễn phí), giảm bớt quảng có, pop-up và những thứ gây phiền nhiễu khác.
Bài học từ các cửa hàng truyền thống
Tại cửa hàng truyền thống, cả hai nhóm khách hàng đều có thể có được những trải nghiệm cảm xúc mà họ cần. Nhóm khách hàng chưa có nhu cầu thực sự có thể đi dạo quanh cửa hàng để tham quan, chạm, cảm nhận và hình thành cảm xúc với sản phẩm. Nhóm khách hàng đã xác định được nhu cầu, biết chính xác mình cần gì có thể dựa vào các chỉ dẫn tại cửa hàng (hoặc hướng dẫn của nhân viên bán hàng) để tìm thấy sản phẩm mình cần và mua hàng một cách nhanh chóng.
Thông qua lăng kính này, việc tối ưu trải nghiệm người dùng theo từng phân đoạn khách truy cập cũng sẽ tạo ra cảm xúc cho các khách hàng trực tuyến. Càng tối ưu, trải nghiệm này sẽ càng gần hơn với những trải nghiệm tại các cửa hàng truyền thống.
Theo Efrat Ravid
Bài liên quan: Tăng tỷ lệ chuyển đổi nhờ cá nhân hóa website