6 lựa chọn để khác biệt trong cách kể câu chuyện thương hiệu

Covid-19 ập tới khiến nhiều thương hiệu cảm thấy cần thiết hơn bao giờ hết để kể những câu chuyện về thương hiệu theo những cách thu hút và thú vị. Trong khi đó, những nỗ lực truyền thông số đã được chứng minh là hiệu quả về mặt chi phí để quảng bá hình ảnh thương hiệu tới nhiều khán giả hơn. Đó chính là lý do vì sao trong bài viết dưới đây, Subiz sẽ giới thiệu với các thương hiệu bảy kỹ thuật truyền thông số, hy vọng có thể giúp mọi người có thêm lựa chọn để kể câu chuyện thương hiệu của mình:
Sử dụng Video để quảng bá hình ảnh thương hiệu

Sử dụng Video để quảng bá hình ảnh thương hiệu theo những cách sáng tạo

1. Video

Video là một cách tuyệt vời để kể một câu chuyện theo những cách sáng tạo mà không bắt buộc ai đó phải đọc các đoạn văn bản chỉ toàn chữ. Sử dụng hình thức kể chuyện qua video chính là kết hợp sự hấp dẫn bằng hình ảnh với thông điệp bằng lời nói để thu hút sự chú ý của người xem. Đó chính là lý do tại sao những video dạng ngắn và dạng dài ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người đón nhận.

Thương hiệu hoàn toàn có thể sử dụng video để truyền đi thông điệp của mình qua những nội dung chia sẻ về nhân viên, văn hóa nơi công sở hay các cuộc phỏng vấn cá nhân. Bên cạnh đó, video còn kết nối khán giả với thương hiệu bằng cách cho phép họ trải nghiệm những nội dung phía sau hậu trường.

2. Mạng xã hội

Trong khi video thu hút người xem thì mạng xã hội lại cho phép khách hàng tiềm năng tương tác với thương hiệu một cách nhanh chóng. Đồng thời, mạng xã hội cũng rất linh hoạt trong khả năng kể chuyện. Lượt thích, Bình luận và Khoảnh khắc – bất kỳ hay tất cả các tính năng trên của mạng xã hội đều giúp người dùng tương tác một cách đơn giản và thuận tiện.

Phong cách của thương hiệu là Hài hước hay là những Chuyên gia trong ngành? Cho dù là lựa chọn nào đi chăng nữa thì cách thương hiệu tương tác với mọi người sẽ phản ánh tính cách thương hiệu và bạn mong muốn khách hàng nhớ tới mình ở vai trò gì.

Mạng xã hội

Mạng xã hội giúp khách hàng tiềm năng tương tác với thương hiệu một cách nhanh chóng

Đồng thời cũng nên tận dụng thế mạnh riêng của từng nền tảng để nâng cao chất lượng câu chuyện thương hiệu. Chẳng hạn như, Instagram là nơi tuyệt vời để chia sẻ nội dung trực quan, trong khi Twitter sẽ hiệu quả hơn cho các cuộc trò chuyện. Ngay cả Slideshare trên LinkedIn cũng có những tính năng kể chuyện lôi cuốn. Khi đã có những câu chuyện thương hiệu của riêng mình, hãy chia sẻ câu chuyện đó trên các nền tảng mạng xã hội phù hợp và tận dụng điểm khác biệt của từng nền tảng.

3. Người có sức ảnh hưởng

Người có ảnh hưởng có thể giúp bạn tiếp cận những đối tượng mục tiêu chưa từng nghe về thương hiệu của bạn. Tại sao những người có ảnh hưởng lại cần trong chiến lược truyền thông số của thương hiệu? Bởi vì thương hiệu của bạn không nên là người duy nhất tự nói về mình, vẫn cần thêm những tiếng nói khách quan nữa.

Người có ảnh hưởng đại diện cho thương hiệu để các câu chuyện, vì vậy hãy chọn những người có ảnh hưởng một cách khôn ngoan và đặc biệt phù hợp. Tìm những người ủng hộ có cùng đối tượng tiếp cận và theo đuổi những phẩm chất, giá trị tương đồng với thương hiệu mới là phù hợp nhất. Hãy nhớ rằng, bạn đang kể một câu chuyện, cũng giống như việc lựa chọn diễn viên để phù hợp với kịch bản, các thương hiệu cần tìm đúng người để đưa câu chuyện vào cuộc sống.

Phát triển blog cho doanh nghiệp

Phát triển blog cho doanh nghiệp

4. Blog

Hãy kể câu chuyện thương hiệu trên blog của doanh nghiệp. Tận dụng sức mạnh từ đông đảo nhân viên, khách hàng và các bên liên quan khác đóng góp nội dung phù hợp và kịp thời cho blog.

Tại sao cũng nên mời cả những người bên ngoài để đóng góp nội dung cho blog? Bởi vì khán giả có nhiều khả năng tin câu chuyện thương hiệu hơn nếu những nội dung đó được người dùng chia sẻ khách quan. Và việc làm này lại càng củng cố ý tưởng rằng bạn coi trọng ý kiến ​​của các bên liên quan, đồng thời, họ cũng là một phần trong câu chuyện thương hiệu của bạn.

Giống như mạng xã hội, blog rất linh hoạt, vì vậy đừng ngại thử nghiệm các bài viết và các chủ đề, chỉ cần giữ các bài đăng phù hợp, kịp thời và phù hợp với thông điệp là đủ.

5. Group/ Website cộng đồng

Đóng góp thông tin, ý kiến từ chuyên gia cho các group hoặc trang web cộng đồng. Những bài viết này không chỉ cung cấp thông tin quảng cáo mà còn đóng vai trò như một nền tảng để xây dựng uy tín và gia tăng nhận thức cho thương hiệu của bạn.

6. Đề cập không liên kết

Đề cập không liên kết có nghĩa là thương hiệu của bạn được đề cập trên các nền tảng trực tuyến, nhưng nội dung không được gắn thẻ hoặc liên kết ngược lại với website hay tài khoản mạng xã hội của doanh nghiệp.

Trong quá trình triển khai, nên chú ý liên hệ với người đăng để xem nếu có thể họ có đăng nội dung có liên kết tới website khác hay không. Bằng cách đó, độc giả của họ có thể tìm hiểu thêm về thương hiệu của bạn cũng như lấp đầy một số khoảng trống có thể tồn tại trong nội dung gốc. Những cơ hội này xuất hiện trên các trang mạng xã hội như Twitter, các bài đăng trên blog và thậm chí trên các kênh tin tức lớn.

Các kỹ thuật truyền thông số vừa được chia sẻ ở trên đã nêu bật một số cách sẵn có để các nhà tiếp thị khai thác triệt để các nền tảng và đối tác sẵn có để chia sẻ câu chuyện của mình. Trước tiên, hãy chú ý tới việc tạo nội dung như video và nội dung thú vị, dễ chia sẻ trên mạng xã hội. Đừng quên tranh thủ sự giúp đỡ của những người có ảnh hưởng bên ngoài và nội bộ. Sau đó, tham gia vào cuộc trò chuyện với các group cộng đồng và các đề cập không liên kết. Kết quả cuối cùng nhận được sẽ là những cách bền vững hơn để xây dựng thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến.

Theo Forbes.com

Bài liên quan:

Share this

October 12, 2020 - Marketing