- 1. Nhận xét tiêu cực có thể bỏ qua
- 2. Email không còn phù hợp
- 3. Tất cả nội dung đều nhằm chia sẻ chuyên môn
- 4. Truyền thông mạng xã hội và tiếp thị nội dung là hai chiến dịch độc lập
- 5. Chủ đề nội dung phải được giới hạn
- 6. Tiếp thị trên mạng xã hội chủ yếu để tạo khách hàng mới
- 7. Không thể đo lường các chỉ số trên mạng xã hội
1. Nhận xét tiêu cực có thể bỏ qua
Tiếp thị trên mạng xã hội không chỉ nhằm mục đích quảng bá những phần tích cực, chỉ “nói tốt” về thương hiệu của mình. Thay vào đó, nó cũng liên quan đến việc quản lý bất kỳ và tất cả các phản hồi tiêu cực nhắm vào doanh nghiệp. Đôi khi bỏ qua những lời lẽ đó lại càng kích động những khách hàng chưa hài lòng chia sẻ thêm những trải nghiệm khó chịu trên mạng xã hội và thuyết phục người tiêu dùng tránh xa thương hiệu, v.v vào những thời điểm bạn cần mọi khách hàng để giúp công ty phát triển.
Do vậy, khi nhận được những phản hồi tiêu cực, hãy trả lời nó – một cách chiến lược. Đồng thời cũng nên trả lời tất cả các bình luận một cách nhanh chóng – việc làm này không chỉ giúp loại bỏ những phản hồi tiêu cực trước khi nó đạt tới một ngưỡng không xử lý nổi mà phản hồi nhanh chóng sẽ càng chứng tỏ với khách hàng rằng bạn đang lắng nghe và sẵn sàng phản hồi tất cả những mối quan tâm của khách hàng, ngay cả khi chúng tiêu cực.
Matt Broussard, một đầu bếp và người sáng tạo nội dung tại Spiceology – thương hiệu gia vị nấu ăn, hiện đang sở hữu hơn ba triệu người theo dõi trên TikTok đã chia sẻ: “Tất cả phản hồi của khách hàng dù là tích cực hay tiêu cực đều có giá trị. Là một đầu bếp, tôi sống nhờ tất cả những phản hồi đó: món ăn như thế nào, món ăn cần thêm gì, cách tôi có thể cải thiện món ăn, v.v. Tôi không bỏ qua những bình luận tiêu cực, vì đó chính là động lực giúp tôi sáng tạo các công thức nấu ăn của mình. ”
2. Email không còn phù hợp
Tiếp thị trên mạng xã hội không nên được dùng để thay thế hoàn toàn cho các phương pháp khác, thay vào đó, nên coi đây như một công cụ giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
Bên cạnh tiếp thị trên mạng xã hội, email vẫn đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch tiếp thị của thương hiệu, vì vậy hãy luôn làm mới danh sách nhận email và sáng tạo những cách để tạo chuyển đổi từ nguồn này. Theo thời gian, email marketing chưa khi nào khiến bạn thất vọng về hiệu quả.
3. Tất cả nội dung đều nhằm chia sẻ chuyên môn
Tiếp thị nội dung là một phần không thể thiếu của tiếp thị trên mạng xã hội. Mạng xã hội là nơi bạn sử dụng để phân phối hiệu quả nội dung đến người dùng và nội dung sẽ chịu trách nhiệm duy trì và phát triển thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang đánh đồng tất cả nội dung với việc chia sẻ chuyên môn hay góc nhìn – thought leadership.
Nội dung tốt nhất sẽ xoay quanh việc trả lời các câu hỏi hoặc cung cấp cho thị trường chính xác những gì họ cần. Với mục tiêu này thì việc lãnh đạo bằng suy nghĩ lại chưa thực sự hiệu quả trong việc thu hút khán giả một cách trực tiếp. Sự khác biệt này rất quan trọng, bởi vì nếu không có nó, bạn có thể tạo ra nội dung không giúp củng cố uy tín và độ tin cậy cho thương hiệu.
4. Truyền thông mạng xã hội và tiếp thị nội dung là hai chiến dịch độc lập
Đây là một quan niệm không đúng sự thật. Tiếp thị trên mạng xã hội sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng mà từ đó có thể dễ dàng phân phối nội dung của mình hơn. Hay nói cách khác là chúng bổ trợ cho nhau, một cái sẽ không hoạt động tốt nếu thiếu cái kia.
5. Chủ đề nội dung phải được giới hạn
Bất kể ý tưởng của bạn hay đến đâu, bất kể bạn làm trong ngành gì, bạn đều đang chiến đấu để giành được sự chú ý trong một thế giới tràn ngập những dấu chân và cá tính lớn hơn, vững chắc hơn. Bạn có thể được khuyên hạn chế thông tin trong nội dung nhằm bảo vệ những bí mật của doanh nghiệp mình nhưng không nên làm như vậy.
Đầu tiên, phần lớn những gì ưu điểm vượt trội của doanh nghiệp thì đối thủ đã biết đến hoặc có thể dễ dàng được thiết kế ngược lại từ sản phẩm của bạn. Thứ hai, kiến thức là không đủ để ai đó đánh bại hoặc vượt qua sự hiện diện của chính bạn. Nếu kiến thức là tất cả, người đọc sách sẽ thống trị mọi lĩnh vực. Đừng ngần ngại chia sẻ những gì bạn biết với khán giả và tin tưởng vào khả năng thực thi của bạn. Độc giả sẽ yêu mến bạn vì sự cởi mở và tự tin của mình.
6. Tiếp thị trên mạng xã hội chủ yếu để tạo khách hàng mới
Chắc chắn, mạng xã hội có thể mang lại cho bạn những khách hàng mới, nhưng đó không bao giờ là mục đích chính. Nghiên cứu đã tiết lộ rằng những người theo dõi các tài khoản mạng xã hội của doanh nghiệp là người hâm mộ trước khi họ tham gia. Họ không bị chuyển đổi bởi sự tồn tại của hồ sơ của doanh nghiệp, khiến tiếp thị trên mạng xã hội gần với việc “thuyết giáo cho dàn hợp xướng” hơn là một chiến lược tuyển dụng.
Tiếp thị qua mạng xã hội được sử dụng tốt hơn như một cách để giữ chân những khách hàng hiện tại. Hiểu được điều này có thể giúp bạn định hướng chiến lược phù hợp cho lượng khán giả ngày càng tăng của mình.
7. Không thể đo lường các chỉ số trên mạng xã hội
Nếu bạn đang tìm kiếm một con số duy nhất để theo dõi mức độ hiệu quả của chiến dịch, bạn sẽ không tìm thấy. Tuy nhiên, có nhiều thứ để đo lường, từ số lần nhấp chuột đến hành vi của khách hàng. Tất cả những thông tin đó có thể cho bạn biết liệu chiến dịch hiện tại của bạn có sinh lời hay không hoặc có cần điều chỉnh gì không. Bạn chỉ cần xác định số liệu nào trong chiến dịch là quan trọng nhất đối với mục tiêu mình đang hướng tới là đủ.
Như Broussard của Spiceology đã lưu ý: “Các chỉ số hoàn toàn có thể được đo lường thông qua nhận thức liên tục, đặc biệt là khi nói đến quan hệ đối tác thương hiệu. Nhận thức về người tiêu dùng lâu dài là điều không thể tránh khỏi và đi kèm với giá trị không thể phủ nhận, ngay cả khi khó định lượng”.
Tiếp thị qua mạng xã hội chỉ đem lại hiệu quả nếu bạn làm đúng. Vô số những lầm tưởng mà bạn phải đối mặt có thể khiến bạn không giúp doanh nghiệp phát triển và tiến xa. Do đó, hãy lý trí để loại bỏ những lời nói dối, từ đó đảm bảo bạn có chiến lược đúng đắn để kiên trì.
Theo Tom Popomaronis
Bài liên quan: