Dưới đây là 7 sai lầm phổ biến mà bất kỳ thương hiệu nào cũng có thể mắc phải khi triển khai các chiến dịch tiếp thị nội dung, hãy cùng tìm hiểu và rà soát lại các chiến dịch mình đang triển khai xem sao nhé!
1. Chỉ tập trung vào một định dạng nội dung
Tiếp thị nội dung có thể bất kỳ hình thức nào sau đây: bài đăng trên blog, ebook, nghiên cứu điển hình, video, sách trắng, infographic, podcast và mạng xã hội. Do vậy, nếu thương hiệu chỉ tập trung vào một định dạng nội dung thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã tự đưa mình vào thế bất lợi. Đó là bởi:
- Một số khán giả có thể thích các hình thức nội dung khác thay vì hình thức bạn đã áp dụng
- Bạn có thể không thu hút được những khán giả vốn chỉ quen thuộc với các hình thức khác này
Do vậy, hãy dành thời gian đi sâu phân tích xem khán giả của bạn thích loại nội dung nào và bổ sung vào kế hoạch tiếp thị tiếp theo của mình.
Đồng thời, việc khai thác nhiều định dạng nội dung như video, bài đăng trên blog, infographic với những thông tin hấp dẫn, v.v sẽ không khiến khán giả cảm thấy bị khó chịu mà ngược lại còn tạo ra sự đa dạng, tránh nhàm chán trong quá trình cập nhập thông tin. Hơn hết, miễn là nó thu hút khán giả của bạn, thì nó đáng giá.
2. Không có chiến lược rõ ràng
Nếu không có một chiến lược tiếp thị nội dung rõ ràng (những gì thương hiệu muốn đạt được – cách để đạt được mục tiêu đó), bạn sẽ khó nhận ra điều gì thực sự có ý nghĩa với các chiến dịch của mình. Không những thế, việc sếp bạn phàn nàn về kết quả của các chiến dịch tiếp thị nội dung có thể cũng là do nguyên nhân này.
Để làm được điều đó, hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Mục đích khi triển khai chiến dịch tiếp thị nội dung này là gì? Đó có thể là: có thêm nhiều khách hàng hơn, tăng lượng follower, có được nhiều người đăng ký hơn, ra mắt sản phẩm mới?
- Mục tiêu hàng tháng hoặc hàng năm là gì? 1000 khách hàng/ tháng, 5000 tài khoản đăng ký mới hàng tháng hay 10.000 người theo dõi Instagram?
- Những chiến lược nào sẽ giúp hoàn thành mục tiêu này? Chẳng hạn, Buffer đã sử dụng bài đăng của khách để đạt được 100 nghìn người theo dõi đầu tiên. Hoặc có thể là tập trung vào tiếp thị nội dung trên mạng xã hội, tiếp thị Infographic, tiếp thị podcast hoặc tiếp thị ebook.
3. Một mình xử lý quá trình sản xuất nội dung
Không ai có thể làm tốt tất cả mọi việc, nhưng, một số người vẫn tự mình sáng tạo nội dung, chỉnh sửa, thiết kế, quản lý các trang mạng xã hội và chỉnh sửa video. Vì vậy, cũng không có gì ngạc nhiên khi họ không đạt được kết quả tốt. Sẽ cần một nhóm sản xuất nội dung, đặc biệt nếu thương hiệu đang áp dụng tiếp thị nội dung trên quy mô lớn.
Trong một nhóm, bạn có thể chịu trách nhiệm sáng tạo nội dung văn bản, trong khi thành viên khác xử lý về hình ảnh. Có thể có những người khác chịu trách nhiệm về nội dung âm thanh (podcast), email marketing hay quản lý hồ sơ mạng xã hội, v.v.
4. Nội dung thiếu sự độc đáo
Chắc chắn rằng thương hiệu của bạn không phải là blog đầu tiên nói về mẹo tích luỹ điểm tín dụng, hướng dẫn giảm cân, đánh giá iPhone 12 mới nhất, v.v. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn đang thảo luận về những gì mọi người có thể đã nhìn thấy hàng tỷ lần ở nơi khác, thì sẽ khó để lại bất kỳ ấn tượng nào cho họ.
Thay vào đó, bạn cần cung cấp cho khán giả nội dung mà họ sẽ không gặp trên bất kỳ blog nào khác. Để làm được việc này, khi viết về một chủ đề đã được đề cập, hãy đảm bảo rằng mình sẽ tiếp cận chủ đề đó từ một góc nhìn mới. Ví dụ: thay vì viết blog về “Cách phát triển chiến lược tiếp thị qua email hiệu quả”, bạn có thể đi từ góc độ “Cách chúng tôi giành được 100.000 khách hàng đầu tiên qua email marketing”.
Lên ý tưởng độc đáo để nội dung của mình có thể nổi bật trong đám đông.
5. Không tích cực quảng cáo nội dung
Tiếp thị nội dung chỉ hiệu quả khi có nhiều người tiếp cận với thông tin. Ngay cả khi đã có một lượng người đọc ổn định trên blog hoặc các trang mạng xã hội, thương hiệu vẫn cần quảng bá nội dung của mình trên các kênh khác để thu được kết quả tốt.
Hầu hết mọi người đăng bài trên blog, sau đó ngồi hy vọng rằng mọi người sẽ đến và tìm thấy chúng. Không! Thương hiệu cần:
- Tham gia các hội nhóm có liên quan: quảng bá nội dung của mình đến các nhóm và diễn đàn mà mình hiện diện
- Tận dụng mạng xã hội, email marketing: chia sẻ nội dung trên mạng xã hội hay bất kỳ nền tảng nào mà mình đang có. Sau đó, dùng email marketing để đẩy nội dung tới những người đã đăng ký nhận email
- Quảng cáo nội dung: Nếu có khả năng chi trả tiền quảng cáo, đây là một cách tuyệt vời để nội dung của bạn được chú ý nhiều hơn. Bạn có thể chạy quảng cáo trên Facebook, YouTube, Google hoặc Instagram.
Lưu ý quan trọng: Khi quảng cáo nội dung trên các nền tảng khác, tốt nhất nên đầu tư xây dựng một trang đích để điều hướng lưu lượng truy cập và chuyển đổi.
6. Nội dung phục vụ cho công cụ tìm kiếm
Với sự tập trung ngày càng tăng xung quanh việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), mọi người đang không còn tập trung vào những gì quan trọng đối với khán giả, thay vào đó, họ chỉ quan tâm đến cách đánh bại các thuật toán của Google và làm sao để xếp hạng #1.
Mặc dù đây không phải là một điều xấu, nhưng nó có thể làm ảnh hưởng đến cơ hội tăng tỷ lệ chuyển đổi từ tiếp thị nội dung. Bạn cần thêm cảm xúc và tính hiện thực vào nội dung của mình. Thứ hạng tìm kiếm rất quan trọng nhưng nội dung phải hướng đến giải quyết các vấn đề mà khách hàng quan tâm.
Vì vậy, cần đảm bảo nội dung đang tạo – dù là blog, hình ảnh, video hay âm thanh – đều được điều chỉnh để xếp hạng cao trên SERPs và gây ấn tượng với khán giả mục tiêu. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý, nếu nội dung không hữu ích cho người đọc, các công cụ tìm kiếm thậm chí sẽ không xếp hạng bất kể bạn đã tối ưu SEO cỡ nào.
7. Nội dung không thân thiện với công cụ tìm kiếm
Như đã đề cập ở trên, SEO rất quan trọng để nội dung của bạn được mọi người chú ý tới trên Internet. Nếu các nỗ lực tiếp thị nội dung của bạn đang gặp khó khăn, đó có thể là do SEO kém.
Tránh sử dụng các cách tiếp cận không hiệu quả như: nhồi nhét từ khóa, trùng lặp nội dung, đăng bài của khách để tìm liên kết, liên kết trả phí, liên kết từ các trang web xấu, trang web tải chậm, văn bản ẩn, v.v.
Đồng thời, theo thời gian bạn cũng cần phải nâng cấp trò chơi SEO của mình. Hầu hết mọi người đều tự làm SEO, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đảm bảo kết quả tốt.
Tốt hơn hết là nên thuê một chuyên gia SEO, người có thể giúp bạn phân tích từ khóa thích hợp, phân tích đối thủ cạnh tranh, tối ưu hóa trang đích, thẻ tiêu đề, mô tả meta, tối ưu cho thiết bị di động, tốc độ trang web và danh mục backlink đa dạng,v.v
Theo Robert Queen
Bài liên quan: