Phân phối nội dung: Mảnh khuyết trong chiến lược tiếp thị

Khi việc tiếp thị thông qua blog trở nên khó khăn hơn, thì vai trò của việc phân phối nội dung ngày càng trở nên quan trọng.

Vậy, phân phối nội dung là gì (khác với quảng cáo như thế nào)? Đồng thời, làm thế nào để các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hưởng lợi từ việc phân phối nội dung hiệu quả?

Hãy cùng theo dõi thông tin chi tiết dưới đây nhé!

Phân phối nội dung - điểm yếu của nhiều doanh nghiệp

Phân phối nội dung – điểm yếu của nhiều doanh nghiệp

Phân phối nội dung là gì?

Phân phối nội dung bao gồm tất cả các yếu tố về cách thương hiệu sẽ hiển thị hiệu quả nội dung của mình đến đối tượng mong muốn.

Chiến lược phân phối nội dung của thương hiệu sẽ bao gồm nhiều khía cạnh:

  • Thương hiệu đang sản xuất nội dung cho ai (khán giả mục tiêu),
  • Nơi sẽ kết nối với họ (kênh),
  • Cách sẽ lôi kéo khán giả sử dụng nội dung (chiến thuật),
  • Tại sao họ nên quan tâm đến thương hiệu (chất lượng nội dung và sự phù hợp với nhu cầu của khán giả),
  • Thương hiệu sẽ được hưởng lợi gì (lưu lượng truy cập, lượt chia sẻ, chuyển đổi) – mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của việc phân phối nội dung là gì nếu không phải tăng lợi nhuận?

Mặt khác, quảng bá nội dung là một phần chiến thuật của phân phối, trong đó, thương hiệu chủ động đẩy nội dung của mình đến các kênh khác nhau để kết nối với khán giả.

Cách hiệu quả để phân phối nội dung

Khi xem xét các chương trình tiếp thị nội dung thành công, không thể phủ nhận rằng tất cả đều ngày càng tinh vi hơn. Đồng thời, việc lập kế hoạch và sản xuất nội dung ngày càng sử dụng nhiều tài nguyên hơn, do đó, không có lý do gì mà phân phối nội dung lại nằm ngoài guồng quay này.

Chiến lược phân phối nội dung

Chiến lược phân phối nội dung

Chiến lược phân phối nội dung

Trước khi bắt tay vào sản xuất nội dung, điều đầu tiên không thể thiếu là một chiến lược phân phối hiệu quả.

Ngay cả khi bắt đầu nghiên cứu nội dung tiếp theo cho bài đăng trên blog, chúng ta cũng cần biết mục tiêu của nó là gì – tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm hay tạo ảnh hưởng trên mạng xã hội?

Đồng thời, để đạt được thành công trên các kênh khác nhau, đòi hỏi tư duy và kỹ thuật khác nhau. Bởi, rất nhiều loại nội dung chỉ hoạt động tốt ở một kênh và hoạt động kém ở kênh khác. Chẳng hạn, SEO sẽ đòi hỏi một cách tiếp cận hoàn toàn khác, từ khâu sản xuất nội dung đến cách quảng bá, so với nội dung được lan truyền trên mạng xã hội.

Một nguyên tắc để thành công đó chính là: bất kể đang đặt cược vào kênh nào, thương hiệu cần phải sản xuất những nội dung độc nhất vô nhị. Nội dung cần sở hữu một lợi thế mà đối thủ cạnh tranh không thể bắt chước một cách dễ dàng.

Không chỉ sở hữu những nội dung độc đáo, như đã chia sẻ ở trên, thương hiệu cần tìm ra những kênh phù hợp để quảng bá nội dung của mình. Điều này có được từ khả năng thấu hiểu vị trí mà khách hàng mục tiêu thường hiện diện cũng như mục đích mà thương hiệu cố gắng nắm bắt với từng nội dung cụ thể.

Kênh phân phối nội dung

Kênh phân phối nội dung – Mất phí và Không mất phí

Các kênh phân phối nội dung

Mặc dù số lượng các kênh cụ thể mà nhà tiếp thị có thể sử dụng đã không thể kể hết, nhưng tựu chung lại, tất cả chúng đều nằm trong 3 nhóm chính:

Kênh do thương hiệu sở hữu

Các kênh do thương hiệu trực tiếp kiểm soát (ngay cả khi chúng nằm trên nền tảng do người khác sở hữu) thuộc danh mục này, chẳng hạn như: website, blog hay các tài khoản mạng xã hội, v.v.

Nếu podcast và video cũng là một phần trong chiến lược nội dung thì nơi bạn lưu trữ và xuất bản chúng (ví dụ: kênh YouTube) cũng sẽ nằm trong danh mục này.

Các kênh do thương hiệu sở hữu là chìa khóa cho sự bền vững của chiến lược tiếp thị nội dung vì đây là nơi tạo ra phần lớn các chuyển đổi. Do vậy, nếu chỉ lập kế hoạch và thực hiện một cách sơ sài, không tối ưu hóa thường xuyên thì kết quả sẽ giống như bạn đang cố gắng chèo một chiếc thuyền thủng về đích.

Đó chính là lý do thương hiệu cần đảm bảo mình có tầm nhìn rõ ràng về vai trò của từng kênh, chẳng hạn, một số kênh sẽ nổi bật ở khả năng tăng lưu lượng truy cập (như mạng xã hội), trong khi kênh khác sẽ tập trung vào việc tạo và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Tiếp theo, tìm ra định dạng của từng phần nội dung định sản xuất và nơi nó sẽ hiển thị – dưới dạng trang đích trên trang web tiếp thị, bài báo trên blog, v.v.

Earned channels 

Earned channels – các kênh thảo luận về thương hiệu một cách tự nhiên, không do thương hiệu sở hữu, cũng không phải mất phí mới có được. Các kênh này có thể được sử dụng để thu hút sự chú ý cho nội dung của thương hiệu.

Chìa khóa thành công ở đây là tương tác và cung cấp giá trị ngoài việc quảng bá thương hiệu, để từ đó, tạo được sự chú ý và tin tưởng từ phía khách hàng. Earned channels rất quan trọng đối với việc phân phối nội dung khi cung cấp cho thương hiệu cơ sở để xây dựng tập khán giả quan tâm tới thương hiệu.

Ngoại trừ một số ngách cụ thể, công cụ tìm kiếm có lẽ là kênh quan trọng nhất trong danh mục này. Lưu lượng truy cập không phải trả phí có xu hướng đóng vai trò lớn nhất trong hoàn thành mục tiêu tăng trưởng theo thời gian. Đó là bởi vì tính bền vững – xếp hạng trên trang đầu tiên cho một từ khóa có số lượng tìm kiếm cao sẽ tạo ra lưu lượng truy cập ổn định.

Thứ hai, hiệu quả của nó cũng cộng dồn theo thời gian. Khi thương hiệu sản xuất nhiều nội dung hơn, nhắm mục tiêu các từ khóa bổ sung, bạn sẽ bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều trong các tìm kiếm, đồng thời, ngày càng có nhiều người sẽ nhấp vào và truy cập website của bạn.

Các kênh trả phí

Tiếp thị nội dung trở thành trò chơi phải trả tiền. Các kênh trả phí có thể là một cách thực sự dễ dàng để tiền của bạn “đội nón ra đi”. Tuy nhiên, trong những năm qua, chúng dần nổi lên như một cách tốt để tiếp cận trực tiếp tới khán giả mục tiêu bằng nội dung.

Quảng cáo trên mạng xã hội đang nhanh chóng trở thành kênh ưa thích để đạt được điều đó. Facebook đang chiếm ưu thế trong lĩnh vực này vì khả năng nhắm mục tiêu vượt trội, cho phép các nhà tiếp thị xác định và tiếp cận đối tượng hẹp, vừa phù hợp lại chính xác với khách hàng mục tiêu của họ. Các mạng khác mang lại cơ hội tiếp cận các đối tượng cụ thể, ví dụ LinkedIn là nơi thích hợp cho các doanh nghiệp B2B.

Khi sử dụng quảng cáo có trả phí, hãy chú ý đến việc nhắm mục tiêu, nếu muốn sử dụng tốt nhất số tiền của mình.

Sử dụng các chiến thuật phân phối hiệu quả

Quy luật về những cú nhấp chuột tồi tệ nói rằng, theo thời gian, tất cả các chiến thuật tiếp thị sẽ mất dần tính hiệu quả. Đó là lý do tại sao luôn phải chú ý tới những chiến thuật có thể giúp bạn duy trì chiến lược phân phối tiếp thị nội dung hiệu quả.

Xây dựng tập khách hàng

Xây dựng tập khách hàng

Tập trung vào việc xây dựng khán giả 

Tiếp thị nội dung là một hoạt động lâu dài đòi hỏi phải thu hút mọi người liên tục trước khi có thể giành được niềm tin của họ và chuyển đổi họ thành khách hàng. Điều này càng củng cố lý do tại sao có một lượng khán giả yêu thích thương hiệu là yếu tố quan trọng để thành công.

Đối với các công ty B2B và SaaS, nâng cấp nội dung và tạo lead magnet là chìa khóa để tăng lượng khán giả bởi chúng cho phép thương hiệu trở nên hữu ích với đối tượng mục tiêu và giành được sự tin tưởng của họ.

Tham gia vào các cộng đồng liên quan đến doanh nghiệp 

Tất cả chúng ta đều biết rằng các group trên Facebook, các diễn đàn, có thể là một nguồn lưu lượng truy cập lớn cho nội dung. Tuy nhiên, việc spam hay dẫn link về website có nhiều khả năng khiến bạn có thể nhanh chóng bị mời ra khỏi group.

Do đó, chìa khóa để thành công khi tham gia các cộng đồng là luôn hiện diện và chia sẻ những thông tin hữu ích với mọi người, thay vì cố gắng thúc đẩy lưu lượng truy cập vào trang web của mình.

Điều này nghe có vẻ khó khăn và tốn thời gian nhưng kết quả đạt được sẽ bền vững trong thời gian dài hơn. Không những thế, sẽ có rất ít đối thủ sẵn sàng cam kết các nguồn lực, do đó, nếu làm được, kết quả thu về chắc chắn sẽ rất xứng đáng.

SEO là một phần của chiến lược phân phối nội dung 

Chúng ta đã thảo luận về tầm quan trọng của lưu lượng tìm kiếm như một kênh kiếm tiền, nhưng điều quan trọng là phải nghĩ cách SEO phù hợp với chiến lược phân phối tổng thể.

Có vẻ hơi lạ khi nói về SEO trong một bài thảo luận về phân phối nội dung, nhưng SEO on – off page đều cần thiết để phổ biến nội dung của thương hiệu. Giả sử bạn có một bài blog đang xếp hạng trên Google ngay cuối trang đầu tiên cho một thuật ngữ cạnh tranh, thì việc di chuyển nó lên một vài vị trí sẽ dẫn đến lưu lượng truy cập tăng trưởng bền vững.

Backlink vẫn là một trong những động lực đằng sau thành công của SEO và việc xây dựng chúng ngày càng khó khăn hơn, ngay cả đối với các thương hiệu đang tích cực tiếp cận. Bạn sẽ cần phải tìm một cách hiệu quả để có được các liên kết cho nội dung của mình nếu muốn thành công với SEO.

Tận dụng những người có ảnh hưởng

Một trong những chiến thuật tốt nhất trong lĩnh vực này là khai thác các chuyên gia đã được kiểm chứng – người có ảnh hưởng để tạo ra nội dung với những lời khuyên hữu ích.

Fist Round Review thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu với nhiều doanh nhân và các nhà điều hành khởi nghiệp nổi tiếng và chuyển tải chúng thành các bài báo dài, sâu rộng với đầy đủ các lời khuyên hữu ích.

Chiến thuật này hoạt động hiệu quả bởi vì các nội dung được chia sẻ đều rất thực tế do đến từ kinh nghiệm, trải nghiệm của những người thành công, do đó, chắc chắn mọi người đều học được điều gì đó giá trị.

Bạn có thể dễ bị choáng ngợp khi nghĩ về chiến lược phân phối nội dung của mình, nhưng hy vọng cách tiếp cận mà chúng tôi đưa ra trong bài đăng này có thể giúp thương hiệu đạt được những kết quả ý nghĩa hơn. Cốt lõi của cách tiếp cận này là:

  • Tạo chiến lược phân phối như một phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị nội dung;
  • Xem xét tất cả các kênh có thể hiệu quả cho nội dung – dựa trên các định dạng và chủ đề bạn đang đề cập;
  • Đưa ra các chiến thuật có thể giúp bạn thành công trong từng kênh đã chọn.

Điều quan trọng nhất là KHÔNG thử mọi thứ cùng một lúc. Tìm ra những kênh nào sẽ tạo hiệu ứng tốt nhất với khán giả của bạn, sau đó, bắt đầu khám phá từng kênh một.

Theo Ilia Markov

Bài liên quan:

Share this

April 18, 2021 - Marketing