Facebook muốn “móc túi” bạn
Một sự thay đổi gần đây đang diễn ra đối với marketing mạng xã hội. Chúng ta phải trả nhiều tiền hơn để trở nên phổ biến trên Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn,… Mặc dù điều này đúng ở một mức độ nhất định, nó không có nghĩa là các marketer nên từ bỏ những kết nối thực sự và có ý nghĩa với đối tượng khách hàng mục tiêu trên các kênh này.
Hàng hóa được trao đổi, mua bán giữa người với người. Mạng xã hội đã và đang làm tốt vai trò là môi trường để xây dựng tương tác giữa người mua và người bán. Như một “luật bất thành văn”, khách hàng càng tin tưởng bạn, họ sẽ càng mua của bạn nhiều hơn. Việc kết nối với mọi người trên các kênh xã hội đã từng rất dễ dàng. Bạn có thể đăng bài lên Facebook công ty và chắc chắn những người nhấn Like sẽ thấy và phản hồi lại với bài đăng đó.
Tuy nhiên, thuật toán trên các kênh xã hội luôn thay đổi, hãy nghĩ tới trang chủ Facebook của chính bạn. Bạn nhìn thấy những gì mà Facebook cho rằng bạn muốn thấy. Điều này có nghĩa rằng nếu bạn không thể hiện rõ sở thích cá nhân vào một thứ cụ thể, thứ đó sẽ không xuất hiện trên trang chủ Facebook. Vậy, với tất cả “màng lọc” mang tên thuật toán được Facebook áp dụng, bạn sẽ kết nối với khách hàng như thế nào? Tuy không dễ, nhưng điều này không phải là bất khả thi nếu có một chiến lược nội dung tốt.
Những kết nối thật sự sẽ tồn tại mãi, trong khi những tương tác có được nhờ trả phí sẽ khá bất ổn và khó lường. Hãy nhớ, chiến lược nội dung của bạn cần phải khiến khách hàng yêu mến thương hiệu nói chung và sản phẩm nói riêng.
- Tạo nội dung đồng nhất và chia sẻ trên các kênh mạng xã hội. Tag những người có sức ảnh hưởng hoặc cộng tác với họ để cho ra đời những nội dung chất lượng, có sức lan tỏa mạnh mẽ. Nếu nội dung mang tính chất PR, hãy đảm bảo cách thức những người có sức ảnh hưởng này viết không bị “thô”.
- Tương tác với những chuyên gia trong ngành nghề. Đọc những cuốn sách họ phát hành và viết phản hồi chân thực. Chia sẻ, bình luận trên những bài đăng của họ. Đưa ra lời đề nghị cho họ về một cuộc phỏng vấn hoặc một bài đăng dưới dạng khách mời. Nhắc đến họ khi bạn đăng tải nội dung của họ hoặc cuộc phỏng vấn về họ. Họ sẽ nhấn Like bài viết hoặc xa hơn là bình luận. Điều này làm tăng cơ hội trang Facebook Page của bạn được khách hàng tiềm năng nhìn thấy và nhấn Like.
- Kết nối với những người nhấn like/theo dõi. Trả lời câu hỏi của họ. Tìm kiếm câu trả lời cho những rắc rối họ gặp phải. Dành tặng họ một số deal hoặc phiếu giảm giá hấp dẫn. Kết nối trực tiếp để bắt đầu một cuộc hội thoại hiệu quả. Thậm chí, bạn còn có thể xây dựng một nhóm trên Facebook để tạo cộng đồng cho riêng thương hiệu.
Các cuộc thi, nội dung do người dùng sáng tạo, đại sứ thương hiệu, chương trình tặng thưởng… là những cách tốt để xây dựng và nuôi dưỡng cộng đồng. Tập trung xây dựng cộng đồng là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi phải tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, nếu bạn đủ tâm huyết thì những nỗ lực sẽ được đền đáp một cách xứng đáng.
Google cũng muốn “móc hầu bao” của bạn
Càng ngày, các nghiên cứu chứng minh rằng mức độ khó khăn để đạt thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm của Google càng tăng cao. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng những nội dung tốt sẽ không thể đạt thứ hạng khả quan nếu không được quảng cáo. Google không phải là một nơi để bạn bỏ tiền ra để nhận thứ hạng cao, và thế là xong.
Thay vì tập trung vào từ khóa và nội dung, bạn nên chú ý tới hoàn cảnh. Tại sao khách hàng đang tìm kiếm thương hiệu/sản phẩm của bạn? Cụ thể, họ cần gì? Google luôn chú trọng sự tương thích và văn cảnh. Mỗi cập nhật trong thuật toán đều tập trung vào một điều: nâng cao trải nghiệm người dùng, ở đây là những cá nhân có nhu cầu tìm kiếm. Vì vậy, mặc dù một số liên kết rác vẫn xuất hiện trong SERPs (các trang kết quả tìm kiếm), chúng càng ít đi và bị đẩy xuống xa hơn. Khi bạn tìm kiếm thứ gì đó trên Google, nó không chỉ là về những từ bạn sử dụng, đó là về:
- Ý định tìm kiếm – Google “nhìn” vào lịch sử tìm kiếm trước dó của bạn, thói quen thường thấy khi sử dụng trình duyệt và vị trí địa lý để xác định các từ hỏi: ai, ở đâu, khi nào, như thế nào và tại sao bạn đang tìm kiếm.
- Các sắc thái hoàn cảnh khác nhau – Loại thiết bị được dùng là gì (điện thoại, máy tính để bàn, máy tính bảng)? Bạn đang tìm kiếm ở đâu và như thế nào (giọng nói, chữ viết, trên Google, tại các địa chỉ khác)?
- Các xu hướng xã hội – Google đồng thời cũng “quan sát” những người có xu hướng tìm kiếm tương tự như bạn và các liên kết họ click vào. Mức độ phổ biến của các địa chỉ liên quan tới nhu cầu tìm kiếm của bạn là một yếu tố tương đối quan trọng.
Hãy nhớ rằng, Google luôn nỗ lực để cải thiện trải nghiệm khách hàng của họ. Google không trở thành một động từ (hãy Google đi = hãy tìm kiếm một thứ gì đó) nếu nó không thực sự tốt đối với người dùng.
Sự phổ biến của website
Nếu bạn muốn có thứ hạng tốt trên Google, website của bạn phải trở thành một trong những địa chỉ phổ biến. Nếu bạn trả tiền để đạt được điều này, bạn sẽ chỉ xuất hiện trên trang tìm kiếm chừng nào bạn bỏ tiền ra. Khi khoản tiền được sử dụng hết, thứ hạng website cũng sẽ đi xuống theo. Tuy nhiên, các website phổ biến với chất lượng trải nghiệm khách hàng vượt trội sẽ tiếp tục cải thiện thứ hạng qua thời gian. Hãy thử với từ khóa “hoa tươi”. Quảng cáo và các liên kết mua sắm trên Google đều được hiển thị đầu tiên. Nhưng theo hình dưới đây, bạn có thể nhìn thấy những tiệm hoa địa phương và thậm chí là bản đồ tìm đường tới nơi đó.
Ở ví dụ kể trên, vị trí hiện tại là nhân tố quan trọng quyết định những địa chỉ nào nên được hiển thị. Vị trí có thể là yếu tố cốt lõi trong hoàn cảnh về dự định của người tim kiếm. Nó có thể giúp bạn tiết kiệm tiền nhiều hơn, đem đến sản phẩm chất lượng hơn, hoặc có mức độ liên quan cao hơn. Bạn phải thực sự đặt mình vào suy nghĩ của người tìm kiếm để thấu hiểu tất cả các yếu tố tác động đến dự định của họ.
Bạn vẫn có thể đạt được thứ hạng cao trên Google nếu chiến lược nội dung của bạn thấu hiểu Google muốn gì, người tìm kiếm muốn gì, và nỗ lực để có sự hiện diện xứng đáng. Sự phổ biến cảu một website được xác định bằng số lượng liên kết chất lượng nhắm tới nó, bao nhiêu lượt click trên trang kết quả tìm kiếm, phản hồi, lượt nhắc đến trên xã hội và trải nghiệm người dùng (đây chính là yếu tố có thể bao hàm tất cả các yếu tố còn lại). Toàn bộ những điều trên có thể đạt được bằng cách nỗ lực, xây dựng liên kết và kế hoạch marketing mạng xã hội đồng nhất.
Tất nhiên, bạn không thể xây dựng các liên kết mà không có một website được xây dựng, thiết kế tốt, đồng nhất với nhiều nội dung chất lượng và/hoặc sản phẩm tuyệt hảo. Chính từ đây, bạn sẽ tạo dựng được sự phổ biến:
Backlink
Xây dựng liên kết và một việc làm cực kỳ quan trọng. Sự khác biệt giữa các website mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ngày nay là chất lượng của những liên kết. Bạn đã từng muốn mọi liên kết dù tốt hay kém cũng đều đạt được lượng truy cập cao. Tuy nhiên, giờ đây, Google đánh giá website dựa trên số liên kết hướng tới website đó. Do đó, sẽ tốt hơn nếu bạn có nhiều liên kết chất lượng chỉ đến website. Xây dựng các liên kết tới website là một quá trình vừa chủ động vừa bị động. Chủ động là bởi bạn có thể tìm kiếm những sự trợ giúp từ khách hàng/đối tác để có được liên kết quay ngược trở lại website của bạn.
Xây dựng liên kết bị động là việc xuất phát từ chiến lược nội dung chất lượng, thu thập và đem tới cho khách hàng những thứ họ thực sự cần và muốn. Hãy mang nội dung đó lan tỏa qua nhiều kênh xã hội khác nhau, từ email cho tới chiến dịch PR. “Bị động” không phải là một từ diễn tả tốt nhất bởi trong hoàn cảnh này, bạn vẫn phải làm rất nhiều nhiệm vụ. Tuy nhiên, các liên kết sẽ tự động được vun đắp theo cách “tự thân”. Đây là lợi ích đích thực của những nội dung chất lượng: các liên kết sẽ tiếp tục tăng trưởng và cải thiện thứ hạng qua thời gian mà không cần bạn phải bỏ quá nhiều công sức thêm vào.
Bài đăng khách mời
Các bài đăng của khách mời đang dần kém hiệu quả do nhiều kẻ “phá bĩnh”. Tuy nhiên, đây vẫn là một cách làm tốt, chỉ cần bạn đầu tư chất lượng và quan tâm tới hoàn cảnh. Google chỉ ra rằng tận dụng bài đăng của khách mời là một cách làm tốt, miễn là nó không sử dụng bất cứ thủ thuật xấu nào. Những kẻ spam sẽ nhanh chóng “đánh hơi” những nội dung của khách mời hoặc nội dung được đóng góp để chèn vào đó các liên kết dẫn tới địa chỉ họ đang quảng cáo. Từ tháng 5 năm 2017, Google đã làm nhiều biện pháp để ngăn việc này lại. Tuy nhiên, nội dung đăng tải bởi khách mời vẫn còn rất hiệu quả và cũng được cho phép bởi Google.
Đối với chiến lược nội dung sử dụng bài đăng khách mời, hãy tìm kiếm những trang web phổ biến trong ngành nghề bạn kinh doanh bởi sẽ luôn có các website mà đồng nghiệp lẫn khách hàng đều muốn tới với mục đích thông tin .Sau khi bạn hoàn thiện trang web như một nguồn cung cấp nội dung hữu ích, hãy tìm cách liên kết với những website phổ biến sao cho nội dung của bạn có thể hiển thị trên các trang này. Điều đó có nghĩa rằng các bài đăng sẽ được xuất hiện trên các trang phổ biến với đường dẫn quay ngược trở lại website chính.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, nội dung hữu ích khi được đăng tải trên website phổ biến thì chỉ nên xuất hiện tại đây mà thôi. Hãy “thêm nếm” sự độc đáo, giá trị và chủ nhân của các website đó sẽ biết ơn bạn vì những nội dung này, ghi đường dẫn tới website của bạn, chia sẻ bài báo trên các trang mạng xã hội và nhiều hơn thế. Đôi khi, họ còn có thể thực hiện một cuộc phỏng vấn với bạn trên trang web của họ. Như vậy, tất cả các liên kết bên ngoài, lượt nhắc đến hay chia sẻ sẽ được Google chú ý, giúp trang web tăng vị trí dễ dàng trên trang danh sách tìm kiếm.
Tận dụng mọi cơ hội xây dựng liên kết
Có rất nhiều cách để đem liên kết của bạn ra bên ngoài, nhận được nhiều lượt nhắc tới và chia sẻ. Chiến lược nội dung không dừng lại ở môi trường bạn tự xây dựng lên, mà nó còn cần lan tỏa mạnh mẽ ra ngoài. Quora là một công cụ xây dựng liên kết vô cùng hiệu quả. Đây vốn dĩ là một website hỏi đáp khá phổ biến. Bạn chỉ cần tới đây, tìm kiếm các câu hỏi mà bạn có khả năng trả lời. Câu trả lời càng tốt, thứ hạng của bạn càng cao (câu trả lời được bình chọn từ người dùng) . Điều này sẽ đưa liên kết của bạn xuất hiện cùng với câu hỏi và câu trả lời. Hãy chú ý đến yếu tố ngữ cảnh để tối ưu hóa cách làm này.
Diễn đàn và bình luận trên blog cũng là những cách tốt để xây dựng liên kết trong chiến lược nội dung. Bình luận trên các trang này bằng cách thêm những insight hoặc phân tích có ích, hoặc tạo tranh cãi vơi ai đó theo cách có tính xây dựng. Hãy chắc chắn rằng bạn đem đến một thứ giá trị cho cuộc hội thoại, bằng không, bạn sẽ bị khách hàng nhìn nhận là những kẻ spam.
Chiến lược nội dung làm thương hiệu hay sử dụng quảng cáo trả tiền?
Chiến lược nội dung làm thương hiệu một cách chân chính hay sử dụng quảng cáo trả tiền không phải sinh ra để bài trừ lẫn nhau. Đôi khi, bạn sẽ cần phải trả tiền để có thứ hạng cao trên Google hoặc quảng cáo trên Facebook. Thỉnh thoảng, bạn không thể xếp hạng cao với một từ khóa có ý nghĩa “sống còn” với thương hiệu và bắt buộc phải trả tiền cho nó. Tuy nhiên, việc bạn phải trả tiền đôi lúc không có nghĩa rằng bạn cần bỏ tiền quảng cáo mọi lúc mọi nơi. Internet ngày nay vẫn được coi là “miễn phí”. Bạn có thể thu thập lượt truy cập một cách hoàn toàn tự nhiên, và chính những truy cập này mới là thứ tồn tại vĩnh viễn.
Quảng cáo, dù hiệu quả đến đâu cũng không thể xây dựng lòng tin nơi người dùng, và có thể là sự nhận biết cũng vậy. Không ai cảm ơn bạn vì một quảng cáo. Chúng ta vẫn cần tới kết nối từ người tới người. Đó là lời hứa hẹn của Internet: gắn kết những người vốn không có khả năng tương tác với nhau trước khi trao đổi những thông tin ý nghĩa. Hãy xây dựng chiến lược nội dung tốt, song hành với vun đắp uy tín thương hiệu thường xuyên, liên tục và tăng lượt truy cập chất lượng. Thành công dựa trên lòng tin sẽ khiến bạn đi xa hơn trên thương trường.
Theo Business2community
Bài liên quan: